ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KTTT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2010 (Trang 29 - 34)

1. Những mặt được

- KTTT trở thành nhân tố mới của kinh tế hộ trong nông nghiệp nông thôn. Bước đầu kinh tế hộ gia đình đã vượt qua mục tiêu sản xuất tự cấp, tự túc bước sang sản xuất nông sản hàng hoá với quy mô lớn, góp phần hình thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến và cho du lịch – dịch vụ, đời sống những vùng ven đô hiện nay đang hình thành những trang trại chăn nuôi (lợn sinh sản, lợn thịt siêu nạc, gà siêu trứng, siêu thịt…) quy mô lớn không phải sử dụng nhiều diện tích canh tác (An Hải, Kiến Thuỵ); vùng nuôi trồng thuỷ sản (An Hải, Cát Hải, Thuỷ Nguyên); sản phẩm phục vụ xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch là chính và phục vụ đô thị.

- KTTT phát triển, đang từng bước trở thành những mô hình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi) theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thực phẩm và có sản phẩm hàng hoá giá trị kinh tế cao, chủ yếu là đặc sản như cá chim trắng, cua biển, tôm sú, lợn siêu nạc,… đang là nhu cầu và thị hiếu trên thị trường thành phố nhất là cho xuất khẩu, du lịch và dịch vụ khách sạn cao cấp. KTTT trên địa ban Hải Phòng đang có xu thế phát triển mạnh mẽ về số lượng quy mô và hiệu quả kinh tế. Qua điểu tra cho thấy: trang trại NTTS và trồng trọt đã sử dụng diện tích đất hoang hoá và coi như hoang hoá chiếm 10,5% diện tích đất canh tác toàn thành phố. Đồng thời trang trại chăn nuôi và trang trại đặc thù (trồng hoa, cây cảnh, nuôi …..) sử dụng ít diện tích canh tác song giá trị hàng hoá và dịch vụ đạt khá cao, đi vào sản xuất thâm canh. Sản phẩm hướng vào xuất khẩu và dịch vụ đô thị. Hiện nay nhiều hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản có diện tích từ 3 ha trở lên đang chuyển từ sản xuất quảng canh sang quảng canh cải tiến hoặc cao hơn và nhiều hộ gia đinh có diện tích từ 1 ha đến xấp xỉ 2 ha đang muốn chuyển sang bán thâm canh và thâm canh trở thành chủ trang trại. Như vậy kinh tế trang trại ngày càng phát triển về số lượng, góp phần thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn.

- Hiệu quả xã hội của kinh tế trang trại: tăng thu nhập quốc dân tận dụng đất hoang hoá, tái tạo tài nguyên đất đai, cải thiện môi trường sinh thái, hiệu quả lao động, tính ảnh hưởng của KTTT tới cộng đồng khu dân cư. Các trang trại đã và đang sử dụng có hiệu quả về đất đai, tiền vốn, lao động cho sản xuất nông nghiệp. Trang trại trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản sử dụng tổng diện tích: 5679,55 ha, chủ yếu là đất trống, đất mặt nước, đầm trũng, đồi núi trọc, đất hoang hoá ven sông, ven biển do chính quyền địa phương quản lý, nhưng chưa sử dụng, hoặc sử dụng kém hiệu quả: đã thu hút trên 1000 tỷ đồng vốn đầu tư, giải quyết công ăn việc làm cho trên 4000 lao động nông

nhàn hàng năm; tạo ra nguồn thu nhập có giá trị hàng hoá và dịch vụ hơn 70 tỷ đồng, góp phần xoá đói giảm nghèo.

- Các trang trại là những đơn vị chú trọng ứng dụng công nghệ mới thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất, áp dụng các quy trình kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng – hiệu quả sản xuất, dần trở thành những mô hinh sản xuất có quy mô lớn. Nhiều cơ sở có điều kiện hợp tác – liên doanh – liên kết với đối tác trong và ngoài nước để sản xuất hàng nông sản chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Một số trang trại phát triển sản xuất theo mô hình VAC, kinh tế tổng hợp (vườn – ao – chuồng) và kết hợp phương thức lấy ngắn nuôi dài tạo ra hiệu quả kinh tế cao.

2. Những khó khăn và tồn tại cơ bản của KTTT

- Thành phố chưa có quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế trang trại do đó, hầu hết diện tích đất đai của chủ trương trang trại hiện nay thuê hoặc thầu cũng không ổn định. Tình trạng này khiến các chủ trang trại chưa thực sự yên tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị kỹ thuật, đầu tư thâm canh, mà nặng về ư tưởng tận dụng khai thác để có thu nhập ngay là chủ yếu.

- Các hộ gia đình và cá nhân đã đạt tiêu chí KTTT theo thông tư 69. Song chưa được cấp giấy công nhận kinh tế trang trại, nên các chủ trang trại chưa được thừa nhận về mặt pháp lý và chưa có tư cách pháp nhan.

- Mặc dù các trang trại nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây hàng năm đã đầu tư cải tạo, biến vùng đất từ bao đời trước không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp và bấp bênh thành vùng thu nhập cao và ổn định. Song giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích còn quá thấp so với tiềm năng của nó, bởi các trang trại thực hiện sản xuất quảng canh hoặc quảng canh cải tiến là phổ biến,

như nuôi trồng thuỷ sản 80% diện tích đất đai sử dụng quảng canh; 20,5% quảng canh cải tiến, 0,57% bán thâm canh và 0,02% thâm canh.

Về trang trại trồng cây hàng năm có 72% quảng canh (lúa – ngư lợi tự nhiên).

Bình quân thu nhập của một trang trại hàng năm đạt khá do nhiều diện tích cộng lại. Song bình quân thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị diện tích thì quá thấp, như nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây hàng năm loại quảng canh chỉ > 3,4 triệu đồng/ ha/ năm. Như vậy, giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị diện tích thấp thì hiệu quả kinh tế cũng thấp tương ứng.

- Hầu hết các trang trại đều nằm trên vùng đất bãi bồi ven sông, ven biển đồi núi… xa dân cư, xa đường giao thông, xa đường điện và nguồn nước sinh hoạt, nên cơ sở hạ tầng còn rất nhiều khó khăn. Đồng thời trên diện tích thuê thầu đang sử dụng không được cấp đất làm nhà ở hoặc xây dựng công trình phục vụ sản xuất chế biến, nên việc ăn ở sinh hoạt hoặc trông coi bảo vệ sản phẩm và sản xuất chế biến còn nhiều khó khăn đối với các chủ trang trại.

- Về thị trường: Sản phẩm của các trang trại sản xuất ra chưa tinh chế mà mới dừng lại ở dạng sơ chế hoặc tươi sống để phục vụ xuất khẩu thông qua đường tiểu ngạch là chính và thị trường nội địa, nên việc bảo quản và giá cả sản phẩm còn hạn chế. Mặt khác phải thông qua tư thương, nên thường bị ép cấp, ép giá, nhất là thời điểm thu hoạch chính vụ làm các trang trại thua thiệt.

- Do tốc độ phát triển của các khu công nghiệp và khu đô thị nhanh, việc xử lý nước thải chưa được khoa học; làm cho nguồn nước nông, nước ven biển bị ô nhiễm, dẫn tới ngư lợi giảm mạnh và phát triển dịch bệnh ở một số vùng nuôi trồng thuỷ sản. Việc sử dụng một số dụng cụ đánh bắt tôm cá có tính huỷ diệt, đã có lệnh nghiêm cấm như: kích điện, chất nổ… vẫn còn sử dụng nhiều; những tình trạng trên đang làm cạn kiệt nguồn ngư lợi và ảnh

hưởng không nhỏ tới sản lượng, giá trị và hiệu quả về việc phát triển kinh tế trang trại của thành phố.

- Do khả năng đầu tư, trình độ thâm canh và quản lý kinh tế của các chủ trang trại nuôi trồng thuỷ sản và trang trại trồng cây hàng năm có quy mô sản xuất từ 5 ha canh tác trở lên thì hiệu quả kinh tế và giá trị sản lượng hàng hoá - dịch vụ trên 1 đơn vị diện tích đều thấp hơn những trang trại có diẹn tích từ 2 - 4 ha.

- Hầu hết các chủ trang trại có trình độ văn hoá thấp, chưa qua đào tạo chuyên ngành, kiến thức quản lý kinh tế, năng lực điều hành và tổ chức sản xuất – kinh doanh còn yếu.

- Lao động của trang trại chủ yếu là lao động thủ công, chưa qua tập huấn và đào tạo nên rất hạn chế về chuyên môn.

- nhiều trang trại chăn nuôi(gà, lợn) còn nằm xen trong khu dân cư nên ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh hoạt trong nông thôn, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

- Một số trang trại ven sông ven biển chưa đảm bảo hành lang đê điều theo quy định.

* Kết luận:

- Kinh tế trang trại Hải Phòng còn mang tính tự phát, sản xuất nhỏ, đơn điệu, trình độ kỹ thuật thấp, mức sản xuất hàng hoá thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, thị trường tiêu thụ còn hạn chế(chủ yếu là thi trường nội địa) do vậy thực tế tác động thúc đẩy sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp – nông thôn Hải Phòng còn hạn chế.

CHƯƠNG III

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KTTT TRÊN ĐỊA BÀN HẢI PHÒNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI (ĐẾN NĂM 2010). HẢI PHÒNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI (ĐẾN NĂM 2010).

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2010 (Trang 29 - 34)