TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2010 (Trang 47 - 51)

1. Thành phố xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại 2002 – 2010

theo nội dung thông tư số 61/2000/TT-BNN/KH ngày 6/6/2000 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn lập quy hoạch phát triển KTTT.

2. Về vốn đầu tư phát triển KTTT

Ngoài vốn tự có và coi như tự có, các trang trại không những thực hiện vay theo hạn mức tín dụng như thời gian qua mà còn phải xây dựng các dự án phát triển KTTT để vay theo dự án đầu tư, vay vốn giữa các tổ chức tín dụng, vay từng lần hoặc các phương thức vay khác theo quy định của pháp luật. 3. Đầu tư cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, nước, điện và hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp mở rộng hoặc xã hội mới các cơ sở công nghiệp chế biến ở các vùng tập trung chuyên canh phát triển KTTT.

4. Căn cứ và thực trạng KTTT và điều kiện tiềm năng đất đai của từng huyện, quận và thị xã các cấp chính quyền cơ sở chỉ đạo: những trang trại trồng cây hàng năm, hiệu quả kinh tế thấp; chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc trồng cây ăn quả, hay trang trại tổng hợp VAC.

Những trang trại nuôi trồng thuỷ sản và trang trại trồng cây hàng năm có quy mô từ 5 ha trở lên cần điều chỉnh lại quy mô cho hợp lý hơn. Cụ thể là: Những nơi chưa có điều kiện thì thực hiện quảng canh cải tiến với quy mô đất đai từ 2 ha → 4 ha/trang trại. Còn nơi có điều kiện thâm canh thì quy mô là 1 ha/trang trại, vì khi quy mô sản xuất hợp lý thì mỗi trang trại mới có điều kiện

thực hiện phương thức thâm canh ứng dụng công nghệ sinh học, khoa học kỹ thuật và công nghiệp hoá.

5. UBND các huyện, xã, quận, thị xã căn cứ vào luật đất đai bản hướng dẫn về đất đai đối với KTT; để xác định lại thời gian mức khoán hợp lý; chỉ đạo xử lý việc thanh lý thu hồi đất thuê thầu, sắp xếp quy mô diện tích đất đai cho các loại trang trại ở từng cơ sở.

6. Các huyện, quận, thị xã cần tổ chức câu lạc bộ trang trại, xây dựng nội dung ô hoạt động; nhằm tạo điều kiện cho chủ trang trại trao đổi học tập kinh nghiệm về quản lý kinh tế, sản xuất kinh doanh dịch vụ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.

7. Tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là các trang trại sản xuất giống, nuôi trồng thuỷ sản, nuôi trồng thâm canh. Tập trung xây dựng, phát triển một số mô hình trang trại ở mỗi lĩnh vực, làm cơ sở hỗ trợ khuyến cáo, truyền đạt và nhân diện rộng.

8. Hàng năm thành phố đầu tư kinh phí sự nghiệp, giao cho sở NN&PTNT bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, tay nghề trình độ quản lý cho chủ trang trại và người lao động. Cần phải được ưu tiên khuyến khích bằng những hình thức thích hợp như: cử người đi học ở các lớp ngắn, dài hạn, thông tin tuyên truyền.

CHƯƠNG IV

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ Ở KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN1. Đối với thành phố. 1. Đối với thành phố.

- UBND các huyện, quận, thị xã đã xét duyệt những hộ gia đình và cá nhân đã đạt tiêu chí kinh tế trang trại theo thông tư liên tịch thì cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, để các trang trại được hưởng quyền lợi về những chứng sách ưu đãi phát triển kinh tế trang trại. Đồng thời cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những hộ đủ tiêu chí kinh tế trang trại. Cấu tạo cơ sở pháp lý sử dụng đất đai, tạo ưu đãi thuê đất lâu dài cho các chủ trang trại để họ được yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Hàng năm sở nông nghiệp – phát triển nông thôn mở hộ nghị tiếp xúc giữa các doanh nghiệp làm nhiệm vụ chế biến – xuất khẩu nông sản với các chủ trang trại theo từng chuyên đề, tạo điều kiện cho hai bên ký kết hợp đồng, giảm bớt cầu trung gian trong tiêu thụ sản phẩm để các trang trại đỡ bị ép cấp, ép giá, tăng thu nhập. Đồng thời các cấp, các ngành có liên quan tạo điều kiện hành lang pháp lý theo luật định để các tổ chức, cá nhân nước ngoài tiếp cập, trực tiếp kết kết hợp đồng chế biến, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của trang trại.

2. Đối với trung ương

- Chính phủ nên chỉ đạo các Bộ, Ngành liên quan ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại theo tinh thần nghị quyết 03 của chính phủ về chính sách đất đai, chính sách khoa

học công nghệ môi trường, chính sách thị trường, chính sách bảo hộ tài sản. - Đề nghi Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các ngành liên quan nghiên cứu ban hành tiêu chí xác định kinh tế trang trại cho phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay trong các hộ nông dân.

KẾT LUẬN

Chuyên đề: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2010” đề cập đến nội dung chủ yếu sau:

- Hệ thống hoá và làm rõ những vẫn đề lý luận cơ bản vê kinh tế trang trại; như khái niệm, nhưng đặc trưng và tiêu chí nhận dạng trang trại, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại.

- Khái quát tình hình phát triển trang trại ở Việt nam trong những năm qua. Từ nó nêu ra những mặt được và mặt hạn chế, tồn tại hiện nay đối với kinh tế trang trại nói chung.

- Phân tích đặc điểm tự nhiên (Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, thuỷ văn), đặc điểm kinh tế – xã hội (phát triển kinh tế của Hải Phòng, phong tục tập quán Hải Phòng) có ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Đánh giá thực trạng phát triển trang trại ở Hải Phòng những năm gần đây (2002 - 2006). Từ đó rút ra ưu điểm, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển trang trại ở Hải Phòng.

Đề xuất phương hướng và giải pháp chính nhằm phát triển kinh tế trang trại ở Hải Phòng.

Một số kiến nghị về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2010 (Trang 47 - 51)