0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Người đánh giá

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HỒNG HÀ (Trang 26 -28 )

1. Tổng quan về chi nhánh

2.3 Người đánh giá

Hiện nay, công tác đánh giá thực hiện công việc tại Chi nhánh Hồng Hà được thực hiện theo chu trình sau:

 Nhân viên tự đánh giá, cho điểm của mình vào Phiếu giao việc kiêm xếp loại lao động.

 Trưởng phòng xem xét và đánh giá lại, cho điểm vào đó.

 Phiếu đánh giá đã có điểm đánh giá của Trưởng phòng được đưa lại cho người nhân viên đó để lấy ý kiến, phản hồi của nhân viên.

 Điểm cuối cùng sẽ là điểm mà người trưởng phòng đánh giá nếu nhân viên không thắc mắc gì, hoặc là điểm hai bên cùng thoả thuận, trao đổi và thống nhất nếu người nhân viên chưa đồng ý với đánh giá ban đầu.

Chúng ta nhận thấy rằng chu trình đánh giá như thế này sẽ mang lại một số ưu điểm sau:

 Người lao động được quyền tham gia đánh giá sự thực hiện công việc của bản thân mình; điều đó sẽ khiến họ tự ý thức được trách nhiệm đối với công việc của bản thân, nhận ra được những ưu, khuyết điểm của mình để có hướng điều chỉnh cho tốt hơn; Không có phương pháp đào tạo nào hữu hiệu hơn là chính bản thân người cần đào tạo đánh giá mình để rồi tìm cách sửa chữa những điểm yếu và phát huy thế mạnh của mình; bởi cá nhân mình chính là người hiểu mình rõ nhất. Hơn nữa, việc để người nhân viên tự đánh giá sẽ khiến họ cảm thấy sự công bằng trong đánh giá; kết quả đánh giá khách quan hơn, tránh được các lỗi trong đánh giá như thiên vị, thành kiến.

 Ý kiến đánh giá có tính chất quyết định của người trưởng phòng làm cho kết quả đánh giá chính xác, vì trưởng phòng chính là người trực tiếp giao viêc, quản lý, theo dõi, giám sát công việc của đối tượng; nên họ là người đánh giá chính xác nhất đối tượng đã hoàn thành công việc của mình tốt hay kém, hoàn thành được bao nhiêu phần trăm phần việc được giao, thái độ làm việc như thế nào...Sự đánh giá của người trưởng phòng cũng một mặt tạo ra sự uy lực của cấp lãnh đạo với nhân viên, nhân viên sẽ phải tôn trọng, kính nể cấp trên của mình; một mặt làm tăng cường tinh thần trách nhiệm của trưởng phòng đối với sự thực hiện công việc của người dưới quyền, người trưởng phòng sẽ phải theo dõi, giám sát công việc của nhân viên chặt chẽ hơn, đồng thời cũng cần phải đưa ra những sự trợ giúp kịp thời để nâng cao hiệu quả công việc.

Nhìn chung, chu trình đánh giá như vậy là khá hợp lý và hiệu quả. Tuy nhiên cần phải có sự tham gia đánh giá của các đồng nghiệp nữa để công tác đánh giá được hoàn thiện hơn nữa.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HỒNG HÀ (Trang 26 -28 )

×