- Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường, phải thể hiện được thông qua các chỉ tiêu phát triển của công ty, để hoàn thiện công tác
3.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nước
3.3.1 Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động nhập khẩu
- Thủ tục hải quan
Đề nghị tổng cục hải quan có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn, thống nhất cho từng mặt hàng, tạo điều kiện cho công ty Viễn Đông nói riêng và các doanh nghiệp nói chung thuận lợi trong quá trình kinh doanh và hậu kiểm của cơ quan thuế.
Các chi cục hải qua nên linh động tạo điều kiện giúp đỡ công ty hoàn chỉnh thủ tục để nhận hàng trong thời gian nhanh nhất.
Thanh tra hải quan nên liên tục kiểm tra và đôn đốc các cán bộ hải quan tránh tiêu cực gây lãng phí vật chất cũng như thời gian cho các doanh nghiệp.
- Thuế
Đề nghị tổng cục thuế chỉ đạo cho các chi cục thuế địa phương, giúp các đơn vị được hoàn thuế nhanh. Cho phép các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn đồng thời tổng cục thuế nên có văn bản áp mã thuế nhập khẩu thống nhất, chi tiết cho từng mặt hàng cho các công ty trong quá trình hoàn thiện quy trình nhập khẩu.
Để thực hiệ về những kiến nghị trên, các nhà làm luật cần cân nhắc kỹ lưỡng để chuyển đổi pháp luật Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế một cách dần dần, xây dựng hành lang pháp lý thống nhất. Các văn bản pháp quy trước khi ban hành cần tham khảo ý kiến của các bộ ngành cũng như các chuyên gia có đủ năng lực, các đơn vị mà phạm vi hoạt động của họ chịu sự điều chỉnh của những văn bản này. Tránh vướng mắc khi có sự mâu thuẫn giữa các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền tương đương do hiện nay thẩm quyền của các bộ ngành có chồng chéo lẫn nhau cho các đơn vị thực thi dự án.
3.3.2 Tăng cường công tác quản lý ngoại tệ để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu
Khi tham gia vào hoạt động nhập xuất nhập khẩu thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải mua bán ngoại tệ. Và chính sách hối đoái của Nhà nước có quan hệ trực tiếp đến việc tăng hay giảm lượng nhập khẩu của công ty. Công ty khi tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu nếu bán ngoại tệ cho ngân hàng thì tỷ giá thường thấp hơn giá thị trường sẽ gây thiệt hại cho các công ty. Còn nếu công ty mua ngoại tệ thì lại phải mua ở mức giá cao hơn mức giá thị trường. Do đó nhiều doanh nghiệp đã bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp khác có nhu cầu mà không qua ngân hàng trung gian làm cho việc quản lý ngoại tệ của Nhà nước gặp khó khăn. Để khắc phục tình trạng này Nhà nước cần có sự quản lý ngoại tệ phù hợp với một mức tỷ giá ngoại hối tương đối sát với thị trường và khoảng cách chênh lệch giữa giá mua và giá bán là tối thiểu nhất. Đồng thời Nhà nước cần dành một số ngoại tệ cho ngân hàng Ngoại thương vay để làm vốn kinh doanh và điểu chỉnh tỷ giá thị trường ổn định. Có như vậy thì các doanh nghiệp mới thường xuyên
thanh toán qua ngân hàng và hạn chế được tình trạng mua bán ngoại tệ với nhau.
3.3.3 Nhà nước cần có chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp nhập khẩu
Lãi suất cho vay của ngân hàng có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước. Với một mức lãi suất hợp lý sẽ kích thích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư và phát triển kinh doanh làm cho nền kinh tế ngày cành phát triển. Ngoài ra nhà nước cần có chính sách vay vốn thông thoáng tránh rườm rà, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn một cách thông thoáng nhất, giúp họ nắm bắt được cơ hội kinh doanh.
3.3.4 Tăng cường việc cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp
Đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tìm kiếm và lựa chọn thông tin về thị trường, về bạn hàng. Mà đối với các donh nghiệp kinh doanh quốc tế thì việc này lại càng quan trọng hơn. Một trong những nguồn thông tin được các doanh nghiệp đặc biệt chú ý bởi nó có độ tin cậy cao đó chính là nguồn thông tin từ lãnh sự sứ quán Việt Nam tại nước ngoài. Tuy nhiên nguồn thông tin này không phải ai cũng xin được và thường mất thời gian . Ngoài ra còn có một số thông tin khác như thông tin trên mạng Internet. Tuy nguồn này cũng có độ tin cậy cao nhưng chi phí cho nó không phải là nhỏ và không phải doanh nghiệp nào cũng có thể chấp nhận được. Các nguồn thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, tivi, sách báo,.. thì thường không cập nhật và nó sữ bị chậm so với tình hình đang diễn ra dẫn đến việc dự đoán khó chính xác. Bởi vậy, Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp về
thông tin thị trường thông qua các tổ chức lãnh sự quán, các tổ chức xúc tiến thương mại từ nước ngoài hoặc bằng cách giảm cước thuê bao dịch vụ Internet,...
KẾT LUẬN
Đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia muốn hòa mình vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ không thể tách khỏi hoạt động xuất nhập khẩu. Vai trò của hoạt động nhập khẩu là rất quan trọng với nền kinh tế quốc dân vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng cho người dân, làm đa dạng hóa mặt hàng, tạo động lực để các doanh nghiệp trong nước phát triển khả năng sản xuất trong nước đồng thời nhập khẩu sẽ xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá tan nền kinh tế đóng cùng với đó nó sẽ tạo ra sự cân đối cho nền kinh tế.
Với đề tài “Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông”, bài viết được chia làm 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1 giới thiệu khái quát về công ty với chức năng nhiệm vụ và bộ máy làm việc, thu nhập của người lao động, mặt hàng và đặc điểm mặt hàng kinh doanh của công ty, môi trường kinh doanh của công ty bao gồm môi trường trong nước và nước ngoài, đặc điểm kinh doanh của công ty.
Chương 2 tập trung phân tích thực trạng nhập khẩu của công ty thông qua tổ chức kinh doanh nhập khẩu hàng hóa ở công ty bao gồm loại hình kinh doanh nhập khẩu, quy trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa, quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, hình thức nhập khẩu. Trong chương này chuyên đề cũng phân tích tình hình kinh doanh của côn g ty thông qua các yếu tố như kim ngạch nhập khẩu, thị trường nước nhập khẩu, tình hình thực hiện kế hoạch, cùng với đó emcũng phân tích các chỉ số về lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, Vốn lưu động bình quân, thời gian quay vòng vốn. Từ đó đưa ra những thành công cũng
như tồn tại của công ty, phân tích nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế, cũng đưa ra những kinh nghiệm.
Chương 3 dựa vào những tồn tại của công ty chuyên đề đưa ra những giải pháp về phía công ty cụ thể là nhóm giải pháp tăng doanh thu, nhóm giải pháp làm giảm chi phí và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đào tạo đội ngũ cán bộ, hoàn thiện khâu thông quan và nâng cao khả năng đàm phán và ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó chuyên đề cũng đưa ra những kiến nghị về phía Nhà nước cụ thể là hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động nhập khẩu, tăng cường việc cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp, Nhà nước cần có chính sách tín dụng
cho các doanh nghiệp nhập khẩu, tăng cường công tác quản lý ngoại tệ để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu. Các giải pháp đưa ra đều độc lập nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm đem lại một sức mạnh đồng bộ để giải quyết vấn đề này.
Em đã cố gắng hoàn thiện bài viết của mình nhưng do trình độ còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn