Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông

Một phần của tài liệu Nâng cao hiểu quả nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH SX và thương mại Viễn đông (Trang 32 - 36)

- Về hình thức nhập khẩu doanh nghiệp chủ yếu áp dụng phương thức nhập khẩu trực tiếp, chưa đa dạng hóa phương thức nhập khẩu.

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông

TNHH sản xuất và thương mại Viễn Đông

3.2.1 Nhóm giải pháp tăng doanh thu 3.2.1.1 Chính sách giá cả:

Hiện nay trên thị trường cạnh tranh nhau về chất lượng sản phẩm, điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng đang diễn ra một cách quyết liệt và gay gắt. Nhưng giá cả cùng là một phần quyết định sự thành công hay không thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cạnh tranh về giá cả cũng diễn ra không kém phần khốc liệt, thậm chí còn gay gắt hơn mấy yếu tố kia. Việc xây dựng một chính sách giá hợp lý sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh, tiêu thụ sản phẩm. Hay nói cách khác là khi doanh nghiệp đưa ra một chính sách giá hợp lý sẽ làm thay đổi doanh thu và lợi nhuận.

Hiện nay những biện pháp mà công ty có thể sử dụng để thu thập thông tin, nhu cầu khách hàng đối với các sản phẩm của công ty kinh doanh là: qua mạng lưới đại lý và qua các cuộc điều tra.

Để đạt được sự hiểu biết tốt hơn về nhu cầu của khách hàng và các yêu cầu liên quan đến sản phẩm, phòng kinh doanh có trách nhiệm và xem xét nhu cầu của khách hàng:

 Các nhu cầu của khách về chủng loại sản phẩm, cách thức giao hàng, giá cả hàng hóa, khuyến mại,...

 Nhu cầu ký kết hợp đồng đại lý, các đơn đặt hàng.

 Yêu cầu khác

Tùy theo tưng trường hợp cụ thể, phòng kinh doanh có trách nhiệm phối hợp với các phòng khác xem xét nhu cầu có liên quan đến sản phẩm trước khi cung cấp cho khách hàng. Việc xem xét này phải dựa trên các yêu cầu về kỹ thuật sản phẩm, khả năng cung ứng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, công ty cũng cần phải tiếp tục kinh doanh những mặt hàng mang tính truyền thống, có uy tín với người tiêu dùng.

Cần nhanh chóng hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường để đưa ra sản phẩm mới vào kinh doanh. Sản phẩm mới đưa vào kinh doanh phải có mẫu mã đẹp, chất lượng cao để có thể cạnh tranh trên thị trường.

3.2.1.3 Thành lập phòng Marketing

Kinh tế thị trường càng phát triển thì hoạt động marketing càng giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của Công ty trên thị trường. Do đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing và nghiên cứu thị trường là mục tiêu mà các Công ty cần hướng tới. Hiệu quả của công tác này được nâng cao có nghĩa là

Công ty càng mở rộng được nhiều thị trường, sản phẩm tiêu tị nhiều góp phần năng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Do tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường nên trong giai đoạn hiện nay cũng như những năm sau Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể về việc nghiên cứu thị trường.

Hiện nay, Công ty chưa có một phòng ban riêng biệt nào đứng ra đảm trách về công tác marketing. Chính vì vậy Công ty nên thành lập một phòng ban cụ thể để thuận lợi cho việc ra các kế hoạch chiến lược và các quyết định một cách nhanh chóng, chính xác kịp thời.

Trong đó nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận là:

 Trưởng phòng marketing có nhiệm vụ nắm bắt chiến lược sản xuất kinh doanh ở toàn Công ty, mục tiêu cần đạt được để từ đó nghiên cứu và đề ra các chiến lược marketing sao cho phù hợp. Đồng thời trưởng phòng marketing phải luôn chỉ đạo phối hợp hoạt động của các bộ phận chức năng và tác nghiệp để ra quyết định cuối cùng các biện pháp marketing mà công ty cần sử dụng.

 Bộ phận nghiên cứu thị trường chuyên thu thập thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh về khả năng kinh doanh của Công ty từ các nguồn thông tin bên trong và ngoài nội bộ. Bên cạnh đó còn thực hiện thu thập thông tin sơ cấp bằng các cuộc điều tra, phỏng vấn người tiêu dùng. Từ đó xử lý, chọn lọc, phân tích, và tổng hợp báo cáo lên giám đốc. Bộ phận này còn thực hiện những công việc thu thập thông tin sơ cấp bằng các cuộc điều tra, phỏng vấn người tiêu dùng.

Bộ phận lập chương trình marketing tiếp nhận báo cáo, kết quả phân tích từ bộ phận nghiên cứu thị trường. Sau đó dự đoán, lập ra các kế hoạch dạ hạn và ngắn hạn cho hoạt động marketing. Bộ phận này còn có nhiệm vụ dự báo thời cơ và mức độ biến động thị trường,

hoạt động của các đối thủ cạnh tranh trong tương lai và đề ra hướng giải quyết.

Chuyên viên về sản phẩm mới phải có kiến thức vững vàng về sản phẩm mới, phải tìm hiểu các thông tin liên quan đến sản phẩm như kiểu dáng, chất lượng, giá cả,.. Kết hợp với phòng nghiên cứu để cùng bàn bạc, nhập thử một lô hàng để dự báo mức lỗ lãi, doanh thu và khả năng tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước,đo lường độ thỏa mãn của sản phẩm mới khi tung ra thị trường.

Hình 3.1: Sơ đồ phòng Marketing trong tương lai

Nguồn do tác giả tự tổng hợp

Chuyên viên quảng cáo và kích thích tiêu thụ thực hiện các biện pháp khuyêch trương, quảng cáo, tuyên truyền, điều hành công tác tiếp thị, tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia các hội trợ triển lãm

Chuyên viên tiêu thụ phải có đầy đủ kiến thức về quản lý và

chính phân phối. Tìm kiếm trung gian và tạo mối quan hệ, bên cạnh đó cũng phải đề xuất các chính sách hỗ trợ và tiêu thụ, thực hiện quản lý khu vực thị trường.

3.2.1.4 Công tác nghiên cứu thị trường:

Trưởng phòng Nghiên cứu thị trường Chương trình nhiệm vụ Chuyên viên quảng cáo Chuyên viên sản phẩm mới

Sau khi thành lập Phòng Marketing, công ty phải xây dưng một hệ thống nghiên cứu thị trường hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiểu quả nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH SX và thương mại Viễn đông (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w