Các giải pháp trung và dài hạn

Một phần của tài liệu Lí thuyết H_O và việc vận dụng vào các mặt hàng xuất khẩu của việt nam (Trang 43 - 53)

7. Hướng phát triển của đề tài

3.4.2Các giải pháp trung và dài hạn

3.4.2.1 Phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, thay thế hàng nhập khẩu

Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển xuất khẩu, việc đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, các loại nguyên liệu, các mặt hàng phụ trợ cho sản xuất tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu cũng là một biện pháp quan trọng hạn chế nhập siêu. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, các tập đoàn, các Tổng công tỷ Nhà nước, các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sớm đưa các dự án đầu tư về điện, phân bón, thép, cơ khí, dệt may vào sản xuất nhằm thay thế các mặt hàng nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu.

Thứ hai, triển khai mạnh và tích cực đầu tư vào sản xuất trong ngành công nghiệp phụ trợ. Một số ngành ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới là: cơ khí, dệt may, da giày, điện tử.

Thứ ba, rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành phụ trợ tại công tỷ nhà nước, ưu tiên cấp vốn và tạo điều kiện khác để đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ tại những cơ sở đã có quy mô tương đối lớn. Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nước ngoài vào giúp thay đổi công nghệ và cơ chế quản lý tại các doanh nghiệp. Một số nước đã phát triển, đặc biệt nhất là Nhật, có chương trình xúc tiến chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước đang phát triển. Việt nam nên tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp phụ trợ hiện có, nhất là các mặt hàng đang sản xuất tại các doanh nghiệp nhà nước. Song song với việc này Việt Nam cũng nên kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào việc sản xuất trong các ngành công nghiệp phụ trợ.

Đặc biệt chúng ta nên khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn, và những ưu đãi đặc biệt về thuế (miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế doanh thu…)

3.4.2.2 Thúc đẩy để sớm ký kết các Hiệp định song phương và đa phương

Việc sớm ký kết các Hiệp định song phương và đa phương thiết lập các khu vực mậu dịch tự do sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, qua đó giảm nhập siêu (Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản, Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Autralia-New Zeland, và ASEAN – Ấn Độ). Trao đổi với các đối tác thương mại mà Việt Nam nhập siêu (trước hết là Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc…) để phối hợp tìm giải pháp giảm nhập vào Việt Nam và tăng xuất từ Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với các quy tắc của WTO, theo đó khuyến khích việc các thành viên có quyền yêu cầu cân bằng thương mại lẫn nhau.

3.4.2.3 Bảo vệ sản phẩm trong nước khỏi sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường trong nước

Thứ nhất, Việt Nam cần đầy mạnh việc nghiên cứu xây dựng các biện pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với các ngành, sản phẩm công nghiệp nhằm bảo vệ sản phẩm trong nước khỏi sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường trong nước, phù hợp với các quy định của WTO và các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam ký kết.

Thứ hai, hoàn thiện hoặc ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường nói chung cũng như đối với hàng hoá nhập khẩu, trước mắt là đối với những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, tiêu dùng, sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Thứ ba, chủ động rà soát những mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh do việc cắt giảm thuế quan theo cam kết WTO và AFTA mà trong nước có khả năng sản xuất để có biện pháp hạn chế nhập khẩu và khuyến khích sản xuất trong nước.

3.4.2.4. Chống lãng phí

Để tránh tránh thất thoát nguồn lực chúng ta cần chủ động, tích cực hơn trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong tiêu dùng và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong nước. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân và doanh nghiệp sử dụng hàng Việt Nam và tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu trong sản xuất và tiêu dùng.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế này nay xuất nhập khẩu hàng hóa là một hoạt động không thể thiếu của một quốc gia. Việc xác định cơ cấu nhập khẩu của các nền kinh tế được dựa trên cơ sở lợi thế về nguồn lực sản xuất. Sau khi triển khai nghiên cứu đề tài “ Lí thuyết H - O và việc vận dụng

vào các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam” nhóm nhận thấy đây thực sự

là một đề tài hay và cần thiết. Nắm vững và vận dụng lý thuyết H- O rất có ý nghiã đôí với việc xác định cơ cấu nhập khẩu.

Trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước đi khá đúng đắn trong việc xác định cơ cấu nhập khẩu, góp phần không nhỏ vào thành tựu tăng trưởng và ổn định kinh tế. Tuy nhiên, khi thực tiễn thay đổi nhanh chóng như hiện nay, không một chính sách nào có thể tồn tại mãi mà không có những điểm bất cập. Vì vậy chính phủ cần đóng vai trò tích cực trong việc định hướng cho các bộ ngành, các địa phương và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa để xác định cơ cấu nhập khẩu hợp lý.

Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, người thực hiện không có tham vọng gì hơn ngoài việc tìm hiểu lý thuyết H- O, từ đó đưa ra một số ý kiến xây dựng nhằm góp phần nhỏ bé, hoàn thiện cơ cấu nhập khẩu của đất nước. Với những thành công ban đầu của hơn 20 năm đổi mới và từ kinh nghiệm của các nước đi trước, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng Việt Nam sẽ thành công trong việc xác lập cơ cấu hàng nhập khẩu phù hợp nhất, góp phần đưa đất nước tăng trưởng bền vững và nâng cao vị thế trên trường thế giới.

Chúng ta có thể tiếp tục triển khai một số đề tài để nghiên cứu sâu hơn vấn đề này, như: “Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”; “Nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu”; “ Cơ cấu nhập khẩu và vấn đề phát triển kinh tế” ...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế quốc tế, GS.TS Đỗ Đức Bình, PGS. TS

Nguyễn Thường Lạng. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2008.

2. Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế,

3. Giáo trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam, Học viện quan hệ kinh tế quốc tế.

4. Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhà xuất bản Thống kê, 2003

5. Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 3 năm 2009

6. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế

7. www.vnneconomy.com.vn

8. www.thuongmai.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. www.xuatnhapkhau.foxpage.net

10. www.infotv.vn

11. www. Mofa.gov.vn

12. Niên gián thống kê 2008, nhà xuất bản Thống kê Hà Nội 2008

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Số TT Kí hiệu Nội dung

1 H-O Heckescher –Ohlin

2 NK Nhập khẩu

3 WTO Tổ chức thương mại thế giới

4 DN Doanh nghiệp

5 VNĐ Việt Nam đồng

6 USD Đồng đôla Mỹ

7 Nhà KH Nhà khoa học

DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ ĐỒ THỊ

Bảng 1.1 Lợi thế so sánh của Mỹ và châu Âu trong sản xuất lương thực và quần áo

Hình 1.2 Đường giới hạn khả năng sản xuất

Hình 1.3 Quá trình hình thành giá cả sản phẩm- khung cân bằng tổng quát của lý thuyết Hecksher- Ohlin.

Bảng 1.4 Nội dung các yếu tố trong hàng xuất khẩu và nhập khẩu của Mỹ năm 1962

Bảng 1.5 Kiểm nghiệm mô hình Heckscher – Ohlin

Hình 2.1 Kim ngạch NK của Việt Nam giai đoạn 2000-2009 Hình 2.2.2.2: Nhập khẩu sắt thép từ các thị trường chính 7 tháng 2009 so với 7 tháng 2008

Bảng 2.2.2.4 : Lượng, trị giá nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu ngành dệt may, da, giày năm 2009 và năm 2008

Biểu đồ 2.2.2.9: Lượng nhập khẩu ô tô từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2009

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ ĐỒ THỊ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU ... 2

1.Tính cấp thiết của để tài ... 2

2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 3

4.Phương pháp nghiên cứu ... 3

5. Kết cấu của đề tài ... 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.Đóng góp của đề tài ... 4

7. Hướng phát triển của đề tài ... 4

CHƯƠNG I ... 5

TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT H –O ... 5

1.1 Cơ sở hình thành lý thuyết H- O ... 5

1.1.1 Lí thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricacrdo...5

1.1.2 Những hạn chế trong của lí thuyết của D. Ricacrdo dẫn tới sự hình thành của lí thuyết H-O...8

1.2 Nội dung lí thuyết H- O ... 9

1.2.1 Các giả thiết của Heckescher - Ohlin...9

1.2.2 Hàm lượng các yếu tố sản xuất trong các hàng hóa và đường giới hạn khả năng sản xuất...10

1.2.3. Cấu trúc cân bằng chung của học thuyết Heckscher- Ohlin...11

1.2 Kiểm nghiệm mô hình H-O ... 14

1.3.1 Kiểm định với nền kinh tế Mỹ...14

1.3.3 Ý nghĩa của các kiểm nghiệm ...17

CHƯƠNG II ... 19

THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM ... 19

2.1 Vai trò và nhiệm vụ của nhập khẩu đối với Việt Nam ... 19

2.1.1 Vai trò của nhập khẩu...19

2.1.2 Nhiệm vụ của công tác nhập khẩu...20

(Nguồn:tổng cục thống kê)...23

2.2.2 Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu...23

2.3 Đánh giá ... 27

CHƯƠNG III ... 30

VIỆC VẬN DỤNG LÝ THUYẾT H- O VÀO VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM ... 30

3.1. Những lợi thế và hạn chế về nguồn lưc sản xuất của Việt Nam ... 30

3.1.1 Thuận lợi...30

3.1.2 Hạn chế...33

3.2 Những nguyên tắc cơ bản trong chính sách nhập khẩu của Việt Nam 34

3.2.1 Hoạch định chính sách nhập khẩu phải phù hợp với những nguyên tắc chung về chính sách bảo hộ mậu dịch của các tổ chức quốc tế...34

3.2.2 Ưu tiên nhập khẩu tư liệu sản xuất đồng thời chú ý thích đáng cho hàng tiêu dùng thiết yếu cho đời sống của nhân dân...34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3 Xây dựng cơ chế chính sách nhập khẩu phải có tác dụng bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước...35

3.2.4 Kết hợp giữa hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu...35

3.3 Cơ cấu nhập khẩu và phương hướng nhập khẩu giai đoạn 2000-2010. .36 3.3.1 Hàng cần thiết nhập khẩu...36

3.3.2 Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu...38

3.4 Các giải pháp kiềm chế nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới ... 40

3.4.1 Giải pháp ngắn hạn:...40

3.4.2 Các giải pháp trung và dài hạn...43

46

KẾT LUẬN ... 47

Một phần của tài liệu Lí thuyết H_O và việc vận dụng vào các mặt hàng xuất khẩu của việt nam (Trang 43 - 53)