Tỉnh Trạm KN

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An (Trang 64 - 69)

Trạm KN huyện Phòng nông nghiệp UBND huyện

3.2.4. Về vấn đề tài chính.

Định mức tài chính khuyến nông cần có cơ chế linh hoạt để phù hợp vớ từng thời kỳ phát triển kinh tế của ngành nông nghiệp và phát triên nông thôn, phù hợp với chu kỳ sản xuất của cây rừng và mức đầu tư hỗ trợ cho ngành chăn nuôi và khuyến công. Thu lại một phần kinh phí khuyến nông sau một chu kỳ sản xuất ở các đối tượng nông dân có điều kiện kinh tế khá và vùng đồng bằng để tăng cường nguồn kinh phí khuyến nông hàng năm cho địa phương. Thống nhất cơ chế tài chính Khuyến nông cho người nghèo. Hiện nay có nhiều tổ chức làm công tác khuyến nông cho người nghèo dựa vào nhiều cơ chế tài chính khác nhau. Đổi mới phương pháp phân bố kinh phí hỗ trợ cho địa phương và các đơn vị.

3.2.5. Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ hoạt động giữa nghiên cứu khoa học và khuyến nông từ trung ương đến địa phương. Xác định và ưu tiên các tiến bộ kỷ thuật chuyển giao cho sản xuất. đổi mơi nội dung và phương pháp khuyến nông phù hợp với điều kiện và trình độ nông dân theo hướng đơn giản dễ hiểu.

Mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức Chính phủ, các tổ chức của Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ. Tăng cường giao lưu,trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức quốc tế và cá nhân có liên quan trong hoạt động Khuyến nông. Tăng cường

bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ khuyến nong nhất là các tỉnh để đáp ứng với tình hình hợp tác quốc tế ngày càng phát triển.

3.2.6. Xã hội hóa công tác khuyến nông.

Công tác khuyến nông là một công tác hết sức quan trọng chính vì vậy nó phải được phổ biến một cách toàn diện trên các phương tiện và lĩnh vực nông nghiệp. Từ đó mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết với mọi thành phần xã hội trong và ngoài nước cũng như tỉnh này với tỉnh khác để thu hút nguồn lực và công tác tham vấn, thu hút đầu tư phát triển công tác khuyến nông. Khuyến khích sử dụng kinh phí tự có của các thành phần để tham gia công tác khuyến nông , ngăn chặn tình trạng kinh phí khuyến nông chạy vòng vèo làm giảm hiệu quả, gây lãng phí và tiêu cực.

Cũng như ở nhiều nước đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, một điểm mấu chốt là ngay cả khi thị trường được tự do hóa, không có gì bảo đảm rằng chúng sẽ đóng góp lợi ích lớn hơn cho xã hội trừ khi những thể chế hỗ trợ được thành lập. Thông tin cần được phổ biến, các hợp đồng cần được tôn trọng và quyền sở hữu cần được thừa nhận để các tài sản có thể chuyển thành vốn sản xuất. điều đó giải thích tạo sao các hệ thống kiểm tra, hệ thống thông tin thị trường, hệ thông pháp luật, đăng ky đất và hệ thống thuế hợp

KẾT LUẬN

Khuyến nông là dịch vụ công được phát triển và quan tâm trong những năm gần đây vì vai trò cũng như những thành quả mà khuyến nông mang lại trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An . Mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương và tình hình sản xuất của toàn tỉnh ngày càng khởi sắc thông qua các mô hình trình diễn, các dự án trong và ngoài nước. Thông qua đề tài tôi đã khái quát được phần nào cách thức hoạt động của các chương trình khuyến nông và nêu lên được vai trò của công tác khuyến nông đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An. Khuyến nông được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Việt nam là một nước nông nghiệp có nền văn minh lúa nước phát triển tương đối sớm, trải qua các thời kỳ lịch sử của các triều đại nhà nước Việt Nam đều có những chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân. Những chủ trương, chính sách và biện pháp đó chính là hoạt động công tác Khuyến nông. Khuyến nông thực chất là đào tạo, rèn luyện tay nghề cho nông dân và các hệ thống chủ trương chính sách về phát triển nông – lâm nghiệp nhằm giúp cho nông dân nắm được chủ trương chính sách về nông nghiệp, những kiến thức kỹ thuật, những kinh nghiệm về quản lý kinh tế, thông tin về thị trường để nông dân có đủ khả năng giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng để thúc đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới. Khuyến nông thật sự đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của nông dân. Phương pháp khuyến nông xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn, hội thảo, thông tin, hội thi, tôn vinh nông dân, xây dựng các Câu lạc bộ khuyến nông và xã hội hoá công tác khuyến nông.

Sau hơn 10 năm hoạt động khuyến nông ngày càng phát triển cả về tổ chức và nội dung, khuyến nông đã đóng góp đáng kể vào thành tựu sản xuất nông – lâm nghiệp, nhiếu tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới đã được chuyển giao, áp dụng vào sản xuất, góp phần tăng năng suất vật nuôi, cây trồng và chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong

nước và xuất khẩu, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn. Thông qua đề tài chúng ta đã nghiên cứu và biết được thực trạng khuyến nông của Tỉnh Nghệ An trong những năm vừa qua từ đó nắm bắt được nhu cầu khuyến nông của tỉnh để từ đó đáp ứng được các nhu cầu đó một cách kịp thời để đưa sản xuất nông nghiệp của tỉnh đi lên tương xứng với vị thế và vai trò của nó đối với sự phát triển của địa phương.

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An (Trang 64 - 69)