Biểu 2.1.Tổng hợp kết quả xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An (Trang 40 - 42)

kinh phí

Qua bảng số liệu Bảng 1.1 và Biểu 1.1 ta thấy nhìn chung công tác xây dựng mô hình của tỉnh tăng dần qua các năm cả về quy mô và diện tích từ năm 2002-2006. Trong đó nguồn vốn phân bổ khá đều cho các mô hình tùy vào quy mô và chi phí của từng loại mô hình cũng như là giá trị kinh tế mà nội dung đó mang lại. Năm 2002 thì chưa có mô hình về khuyến công và khuyến thủy, dứa, lạc, lúa,...thế nhưng đến năm 2003 thì đã có gần hết và kinh phí năm 2003 gấp 1,5 lần năm 2002. Mô hình lúa có quy mô là 10 Ha từ năm 2002 cho đến năm 2006 vẫn không thay đổi quy mô do diện tích nông nghiệp ngày càng thu hẹp nhất là diện tích trồng lúa nước do quá trình đô thị hóa và phục vụ cho một số mục đích khác. Sự biến động của quy mô của các mô hình qua các năm là không thay đổi mấy chủ yếu dựa vào quy mô ban đầu để phát triển do có sự thiếu hụt về ngân sách cũng như quy mô, lao động và tâm lý không dám mạo hiểm trong kinh doanh. Phải đến năm 2004 mới có mô hình về khuyến công với sự tham gia của 90 hộ với kinh phí là 75,67 triệu đồng và chỉ thực hiện được có một năm đó. Do hình thức này chưa thực sự phổ biến và thiết thực đối với người .Chi

phí để thực hiện 1 Ha lúa là 5,218 triệu đồng. Trong đó chi phí cho mô hình về Bò là chi phí cao bởi vì giống được lấy từ nước ngoài, và chi phí đầu tư ban đầu là rất lớn. Công tác khuyến thủy phải đến năm 2006 mới thực hiện nhưng với một quy mô tương đối nhỏ là4,43 ha với chi phí là 219,75 triệu đồng. Qua biểu đồ 1.1. ta thấy xây dựng mô hình lâm nghiệp có kinh phí lớn nhất và các năm đều trải dài qua các năm bởi vì đặc thù của ngành này cần thời gian dài mới hoàn lại vốn và diện tích rộng và nguồn nhân lực dồi dào. Trong những năm gần đây việc trồng rừng và bảo vệ rừng đang được khuyến khích phát triển thành các Lâm Nghiệp Xã Hội với việc giao trực tiếp cho người dân tự trong coi và hưởng thành quả lao động của mình chứ không khoán như hồi xưa.Trung bình 1ha có chi phí là2,278 triệu đồng là khá cao nhưng giá trị mà các sản phẩm từ gỗ mang lại có giá trị lớn như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, mây tre đan xuất khẩu,…. Mô hình về Lợn chỉ được thực hiện một lần vào năm 2002 thử nghiệm với 200 con với chi phí là 0,5917 triệu đông/con. Còn các mô hình về khoai tây, dâu, khuyến công,... thì cả quy mô và chi phí đều ít vì đó là các sản phẩm không phải là quan trọng và thiết yếu, các mô hình được xây dựng chủ yếu để thử nghiệm và tạo ra phương pháp mới tạo năng suất cao.

Với xu thế phát triển các loại có giá trị kinh tế cao cho nên các chương trình khuyến nông tập trung vào xây dựng mô hình về Gà, Lợn, Lâm nghiệp,... có khả năng đem lại lợi nhuận cao, và các mô hình về lúa, lạc, dứa,... cũng đang dần dần giảm dần về quy mô và chi phí nhằm tập trung vào cá.

Ví dụ : Mô hình hệ thống khuyến nông thôn bản kết hợp HTXNN được cổ phần hóa tại xã Tường Sơn- Nghệ An.

+ Địa điểm : Xã Tường Sơn- Anh Sơn- Tỉnh Nghệ An

+ Phạm vi tác động : Toàn bộ xã Tường Sơn.

+ Khu Vực tác động : Trồng trọt, chăn nuôi, dâu tằm + Thời gian xây dưng : 2004

Phân bố dân cư thưa thớt ( 14 thôn bản/1200 ha đất tự nhiên),34% là hộ giáo dân, 2 bản tách biệt thuộc dân tộc Mãn Thanh.HTXNN đã giải thể: thành lập 3 KTX cổ phần chuyên ngành ,nhu cầu hỗ trợ của khuyến nông.

Cơ quan tiến hành- đối tác.

UBND xã Tường Sơn, Ban khuyến nông xã,Hội nông dân xã, Các hộ nông dân trong các HTX cổ phần chuyên trách.

Nội dung chủ yếu: Thử nghiệm cổ phần hóa xây dựng các Hợp tác xã chuyên ngành: Từ tháng 8/2004 : kiện toàn lại hệ thống khuyến nông viên xã: 3 người 14 khuyến nông viên thôn bản. Ngân sách xã hàng năm trích chosự nghiệp khuyến nông 3,2 triệu đồng: chủ yếu dùng cho tập huấn hoạt động gắn với các HTX cổ phần chuyên ngành 6/14 khuyến nông viên thôn bản đã có khả năng tự tổ chức tập huấn chuyên đề cho nông dân được.

• Sơ đồ hoạt động;

Mô tả quá trình xây dựng mô hình:

Tháng 8/2004: Thành lập hoàn chỉnh hệ thống đến khuyến nông thôn bản (3+14) = 17 người.2 cán bộ trung cấp chăn nuôi thú y.1 trung cấp kế toán còn lại là kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An (Trang 40 - 42)