1. Phần kết luận.
Bộ môn “ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung và đọc thơ cho trẻ nghe nói riệng” là một trong những nội dung giáo dục rất quan trọng. Nó giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tình cảm cho trẻ. Trong đó đọc thơ cho trẻ nghe đóng vai trò hết sức cần thiết, nó không chỉ giúp trẻ cảm nhận được tác phẩm văn học một cách tốt nhất mà còn là cơ sở cho sự cảm thụ văn học của trẻ ở các bậc học tiếp theo chung. Trong đề tài này, tôi tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu kỹ năng đọc thơ cho trẻ nghe của trẻ mẫu giáo nhỡ, từ việc tìm hiểu tình hình , xác định nguyên nhân về việc đọc thơ cho trẻ nghe của trẻ ở trường Mầm Non và trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ cũng như biện pháp tôi đã sử dụng để nâng cao khả năng đọc thơ cho trẻ được tốt hơn. Bản thân phải tự học hỏi đồng nghiệp. Cô giáo phải nắm được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ lớp mình để có biện pháp thực hiện phù hợp. Trẻ phải được thực hiện thường xuyên ,làm tốt cô phải động viên trẻ chưa tốt cô phải khuyến khích để trẻ cố gắng hơn.
Do kiến thức còn hạn hẹp chắc chắn trong quá trình làm đề tài, chắc còn nhiều thiếu sót. Vì vậy rất cần sự đóng góp của các đồng nghiệpđể giúp tôi thực hiện tốt được đề tài này .
Thơ là một phương tiện vô cùng hiệu quả để giáo dục nhân cách cho trẻ. Các hoạt động thơ không chỉ cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về văn học mà còn hình thành và phát triển khả năng cảm thụ thơ, tạo cơ sở ban đầu cho sự lĩnh hội các giá trị văn học.Việc hình thành nhân cách con người nói chung và cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi nói riêng đống vai trò hết sức quan trọng, là nhiệm vụ đang được Đảng nhà Nước đặc biệt quan tâm. Nhân cách của trẻ không tự nhiên mà có, nó được hình thành và phát triển trong quá trình chăm sóc giáo dục của người lớn. Vì vậy, việc nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ là rất cần thiết và cấp bách.
Qua việc tìm kiếm xây dựng tôi thấy để tài đã thu được những kết quả nhất định. Những vấn đề thuộc lý luận chung về đặc điểm tâm lý của trẻ giúp chúng ta thấy rõ khả năng, năng lực của trẻ, dựa trên đặc điểm ấy, chúng ta hướng tác động phù hợp làm cho quá trình tâm lý của trẻ ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.
Để dạy tốt tiết hoc: Đọc thơ cho trẻ nghe, trước tiên cô cần ham thích thơ, cảm thụ được tác phẩm và nắm được khả năng của thơ trong việc giáo dục trẻ. Khi cần truyền thụ các tác phẩm thơ cô giáo cần khai thác khả năng của thơ để đạt được sự phát triển toàn diện ở trẻ, không nên coi thơ đơn thuần là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ.
Cũng do tác dụng của văn học như đã trình bày ở trên, việc truyền thụ cho các cháu phải tỉ mỉ, đầy đủ cả lớp, chứ không chỉ chú ý riêng đến các cháu khá. Trong suốt quá trình giáo dục cô nên kết hợp dạy thơ với dạy các kiến thức khác để đạt hiệu quả hơn. Việc truyền thụ các tác phẩm cho trẻ cần được tiến hành trong các tiết học và ở mọi lúc mọi nơi. Ngoài việc tìm hiểu và cảm thụ tác phẩm, giáo viên nắm vững phương pháp, biết vận dụng sáng tạo cho phù hợp với trình độ của trẻ trong điều kiện cụ thể.
Bản thân phải tự học hỏi đồng nghiệp. Cô giáo phải nắm được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ lớp mình để có biện pháp thực hiện phù hợp .Cô phải có những hiểu biết lý luận về khoa học liên ngành để có thể vận dụng biện pháp và đề ra những biện pháp phù hợp với đối tượng trẻ, phát huy tính độc lập tự giác ở trẻ.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động dạy trẻ đọc thơ sáng tạo là một việc làm thiết thực nhất trong chương trình đôi mới hiện nay, đòi hỏi cô giáo phải có sự sáng tạo linh hoạt khi dạy trẻ, phải có sự kiên trì rèn luyện giữa co và trẻ thì sẽ đem lại kết quả cao.
Nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đó chọn đề tài “ Một số giải pháp đọc thơ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nghe” để nghiên cứu. Trong đề tài này, tôi tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu kỹ năng đọc thơ của trẻ mẫu giáo nhỡ, từ việc tìm hiểu tình hình , xác định nguyên nhân về việc đọc thơ cho trẻ ở trường mẫu giáo và trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ cũng như biện pháp tôi đó sử dụng để nâng cao khả năng đọc thơ cho trẻ được tốt hơn.
2. Kiến nghị .
Bồi dưỡng kiến thức về văn học nói chung và thơ nói riêng cho giáo viên để nâng cao hiểu biết, nâng cao sự cảm thụ cũng như khả năng sưu tầm các tác phẩm thơ và đưa chúng đến với trẻ mầm non.
Trường mầm non tạo điều kiện cơ sở vật chất góp phần nâng cao điều kiện học tập, phong phú nội dung tiết học, kích thích hứng thú và sự sáng tạo của trẻ,
bồi dưỡng khả năng cảm thụ thơ của trẻ.Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập làm đồ dùng tự tạo ở một số trường bạn để lớp học có nhiều đồ dùng phong phú để dạy dỗ các cháu học tập được tốt hơn.
Tạo điều kiện cho bản thân tôi tham gia học tập làm đồ dùng tự tạo, sử dụng ứng dụng CNTT để lớp học có nhiều đồ dùng phong phú để dạy dỗ các cháu học tập được tốt hơn.
Vì điều kiện thời gian có hạn, cũng như năng lực của bản thân tôi còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Mong các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp góp ý xây dựng để đề tài hoàn thiện hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đó được thực hiện đạt kết quả tốt ở lớp 4-5 tuổi, Trường Mầm non Kim Sơn,
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Kim Sơn, ngày 24 tháng 03 năm 2014 Người viết