- Nuôi lồng trên sông Lồng 16 20 20 22
2 Nuôi cá xen lúa Nuôi quảng canh
2.2.8. Hiệu quả kinh tế từ việc nuôi trồng thủy sản.
Trong những năm qua nuôi trồng thủy sản đã có sức hấp dẫn lớn đối với người nông dân, nếu so sánh hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản trên một đơn vị diện tích với trồng lúa thì hiệu quả mang lại cao hơn rất nhiều. Cụ thể tính trên đơn vị 1 ha nếu chỉ trồng lúa một năm thu lãi là 19
triệu đồng, cũng với diện tích đó nuôi Rô phi đơn tính một năm lãi 25 triệu; nuôi cá truyền thống lãi 23,2 triệu/năm; nuôi cá xen lúa lãi 23,8 triệu/năm; nuôi cá vụ 3 thời gian nuôi 3 tháng lãi 9,4 triệu. Điều này đã chứng tỏ hiệu quả kinh tế mang lại từ hoạt động nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ gia đình trên địa bàn đã giàu lên từ nghề nuôi trồng thủy sản.
Để hiểu rõ hơn về hiệu quả kinh tế từ việc nuôi trồng thuỷ sản, ta lập bảng so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí cho việc nuôi cá chuyên canh và trồng lúa tính bình quân 1 ha trên địa bàn huyện như sau:
Chỉ tiêu Đơn vị Nuôi cá Trồng lúa 1.Tổng chi phí Tr.đồng 44 13,5 Giống Tr.đồng 12 2 Thức ăn, phân bón Tr.đồng 8 3 Phòng bệnh Tr.đồng 4 2 Khấu hao TSCĐ Tr.đồng 10 0,5 Chi phí lao động Tr.đồng 7 5 Chi phí khác Tr.đồng 3 1
2.Giá trị thu được Tr.đồng 70 31,5
3.Lợi nhuận Tr.đồng 26 18
Qua bảng trên thể hiện rõ lợi ích mang lại từ việc nuôi trồng thuỷ sản hơn hẳn lợi ích từ việc canh tác cây lúa, nhưng vấn đề đặt ra đó là kỹ thuật và nguồn vốn đầu tư cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Bên cạnh đó phát triển mô hình cánh đồng 50 triệu/ha trên địa bàn huyện đều có sự tham gia của hoạt động nuôi trồng thủy sản, thậm chí nhờ có hoạt động này mà những cánh đồng đó còn vượt mức so với chỉ tiêu 50 triệu đề ra. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện rất nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản mang lại thu nhập hàng năm rất cao cho người dân.
Xét hiệu quả kinh tế trên một mô hình nuôi cá xen lúa, Rô phi đơn tính kết hợp nuôi ếch thương phẩm và cá Lóc (nguồn thông qua quá trình tìm hiểu thực tế mô hình trang trại của ông Nguyễn Văn Thao xã Hưng Xuân). Thu được kết quả: