Giải pháp về phòng trừ dịch bệnh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 72 - 74)

- Tổng chi phí nuôi cá Lóc:

2.1.6.Giải pháp về phòng trừ dịch bệnh.

1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở HUYỆN HƯNG NGUYÊN.

2.1.6.Giải pháp về phòng trừ dịch bệnh.

Tình hình dich bệnh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh có thể do những nguyên nhân khách quan về mùa vụ, tình hình thời tiết,…, cũng có thể là yếu tố chủ quan. Nhưng để nuôi trồng phát triển có hiệu quả thì cần có những biện pháp để khắc phục tình hình dịch bệnh. Nắm rõ nguyên nhân và những bệnh thường xảy ra để có biện pháp phòng ngừa cụ thể, nguyên nhân gây bệnh trong nuôi trồng thủy sản thường là do nguồn nước, con giống không đảm bảo. Vì vậy trong quá trình nuôi trồng cần có những hướng dẫn người dân xử lý ao hồ trước lúc nuôi trồng một cách cụ thể, như việc xử lý nguồn nước; làm sạch ao trước khi bơm nước,…, để hạn chế các mầm bệnh trong ao hồ, nguồn nước.

Có kế hoạch kiểm tra chặt chẽ con giống trước khi thả xuống ao, có thể chỉ một số rất nhỏ trong ao nuôi mắc bệnh cá thể sẽ lây ra cả ao vì vậy trong quá trình kiểm tra con giống không thể qua loa đại khái, cần kiểm tra từng con một, sau khi đã kiểm tra mới cho thả xuống ao nuôi. Trong quá trình nuôi lượng thức ăn cũng có thể gây bệnh cho thủy sản, không được cho quá nhiều thức ăn làm cho dư thừa thức ăn, vừa lãng phí vừa tạo nên mầm bệnh. Thức ăn phải được sử dụng vừa đủ, tránh việc dư thừa gây ô nhiễm nước.

Tăng cường công tác kiểm tra phát hiện dịch bệnh để hướng dẫn bà con nông dân sử dụng đúng các loại thuốc, hóa chất để phòng trừ có hiệu quả tránh dịch bệnh lây lan. Công tác quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa chính quyền và người dân. Khi phát hiện ra bệnh người dân cần thông báo ngay cho cán bộ khuyến ngư, để có những biện

pháp xử lý nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời Huyện phải có kế hoạch mở các lớp hướng dẫn về tình hình dịch bệnh và phương pháp phòng ngừa cho người dân.

2.1.7.Giải pháp về công tác khuyến ngư.

Công tác khuyến ngư rất quan trọng đối với việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong những năm tiếp theo khuyến ngư của huyện cần có những giải pháp tích cực góp phần vào sự phát triển của hoạt động thủy sản trên toàn huyện.

- Tăng cường công tác tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ huyện, để có thể giảng dạy hiệu quả cho người dân và có những kế hoạch cụ thể cho sự phát triển nuôi trồng thì cán bộ trước tiên phải giỏi, phải được cập nhật kiến thức một cách thường xuyên, liên tục. Có những biện pháp củng cố hệ thống cán bộ làm công tác khuyến ngư từ huyện đến xã, thị trấn để đảm bảo tính kế hoạch và đồng bộ trong quá trình hoạt động.

- Tổ chức đào tạo để nâng cao kiến thức chuyên môn, trình độ kỹ thuật cho cán bộ và cho người dân hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Xây dựng, in ấn các loại tài kiệu kỹ thuật nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm tình hình của huyện với nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu gắn liền với thực tế.

- Đổi mới phương pháp tập huấn đảm bảo thiết thực, hiệu quả, sâu sát với bà con nông dân nhất là các phương thức đối thoại trực tiếp, hội thảo đầu bờ, tham quan học tập kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. - Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm thu được từ các mô hình kinh tế thủy sản có hiệu quả và có thu nhập cao.

- Quan tâm xây dựng các mô hình trình diễn, các mô hình điểm để từ đó phát triển, nhân ra diện rộng trên địa bàn các xã, đặc biệt chú trọng đầu tư vào các mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính xuất khẩu, mô hình nuôi cá lồng, nuôi cá lóc, nuôi thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao.

- Tăng cường công tác kiểm tra phát hiện dịch bệnh để hướng dẫn bà con nông đân sử dụng đúng các loại thuốc, hóa chất để phòng trừ có hiệu quả và tránh dịch bệnh lây lan.

- Hình thành các hội nghề các ở các xã trọng điểm về nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (Trang 72 - 74)