Các nhân tố thuộc về môi trường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 82 - 84)

II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TUYỂNDỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM (xem Sơ đồ 2)

2.Các nhân tố thuộc về môi trường

2.1. Các điều kiện về thị trường lao động

Ngày nay, xu hướng vận động của thị trường lao động ngành Ngân hàng đang chuyển sang một bước ngoặt lớn: Bùng nổ hiện tượng cung không kịp cầu. Theo như Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục – Đào tạo Bành Tiến Long đã gọi thực trạng này là “hiện tượng bùng nổ nhu cầu nguồn nhân lực” trong ngành Tài chính – Ngân hàng. Do thời gian qua, các ngân hàng, các tổ chức tài chính đẩy mạnh hoạt động, mở rộng mạng lưới và tạo ra được hàng ngàn vị trí công việc, thu hút sự quan tâm của người lao động.

Các ngân hàng đã có dịp "kêu ầm" lên về tình trạng thiếu người. Các ngân hàng không chỉ lo lắng về thiếu hụt nhân viên mà còn phải đối mặt với "cơn khát" nhân sự cao cấp. “Theo thống kê, hiện nhân sự ngân hàng đang thiếu khoảng 30.000 người. Mỗi năm các ngân hàng cần khoảng 15.000 sinh viên tốt nghiệp đại học, nhưng mỗi năm, các cơ sở đào tạo chỉ cung ứng được khoảng 11.000 sinh viên, vì thế nếu tất cả sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng ra trường thì cũng không đủ đáp ứng".

Từ thực trạng thị trường lao động ngành ngân hàng nói trên đã ảnh hưởng rất lớn tới công tác tuyển dụng. Ngân hàng TMCP Hàng Hải đã không ngừng tổ chức những đợt tuyển dụng với quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu

kinh doanh của mình. Chất lượng tuyển dụng cũng không ngừng được nâng cao nhưng vẫn không tránh khỏi sự kém chất lượng của đội ngũ nhân lực mới tuyển bởi tuyển dụng quá ồ ạt và chạy theo số lượng.

2.2. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác

Hiện nay, gần như ngân hàng nào cũng có nhu cầu tuyển dụng nhân lực để phục vụ cho sự phát triển, mở rộng chi nhánh, bành trướng về quy mô của mình. Bên cạnh đó là sự chảy máu chất xám, các ngân hàng đang trong tình trạng bị mất người tài, nhất là ở các vị trí quản lý cao cấp. Trên thị trường lao động hiện nay, nhân lực ở các vị trí này rất hiếm. Mất một người quản lý giỏi là một tổn thất không nhỏ của các công ty. Không ít ngân hàng tìm cách câu kéo nhân viên của nhau, nhiều nơi đưa ra những mức lương hàng ngàn USD/tháng để mời nhân sự về làm cho các vị trí then chốt của mình. Cá biệt có ngân hàng còn thưởng cho ai giới thiệu được một nhân viên mới...

Như vậy, hiện tượng này đã đặt ra những thách thức lớn cho công tác tuyển dụng. Ngân hàng không chỉ thực hiện tuyển dụng với nghĩa đơn thuần của nó là tuyển được người lao động phù hợp với công việc và môi trường của mình mà cần phải tuyển được những người có tính chung thuỷ và gắn bó lâu dài với mình. Mặt khác, không nằm ngoài vòng xoay, Ngân hàng cũng cần lôi kéo những ứng viên tiềm năng từ các doanh nghiệp hay ngân hàng khác. Do vậy, hoạt động thu hút ứng viên tiềm năng tại Ngân hàng luôn được chú trọng và ngày càng cần thực hiện bằng mọi cách.

IV. NGUYÊN NHÂN, HẠN CHẾ CỦA CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG

Ta thấy rằng công tác tuyển dụng của Ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan trong thời gian qua đặc biệt là trong năm 2007. Tuy nhiên, khi xem xét cụ thể và chi tiết từng vấn đề thì công tác tuyển dụng của Ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế thể hiện ở tính thống nhất và chất

lượng tuyển dụng chưa cao. Thực trạng này có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

1. Nhu cầu mở rộng, quy mô hoạt động lớn

Hiện nay, nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng rất lớn. Các chi nhánh và phòng giao dịch không ngừng được thành lập và mở rộng. Điều này dẫn đến nhu cầu tuyển nhân lực mới tăng ngày càng cao, năm sau có thể tăng đến gấp 2 – 3 lần so năm trước thể hiện trong kế hoạch tuyển dụng và kết quả tuyển dụng. Mặt khác, do nhu cầu mở rộng quy mô nên lượng lao động mới tuyển chủ yếu tập trung vào các ngành/khối dịch vụ và tín dụng, đây là các khối trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên do chỉ chú trọng vào quy mô, số lượng mà dẫn đến chất lượng người lao động hay chất lượng tuyển dụng chưa cao thể hiện qua số người lao động có trình độ trên đại học thấp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 82 - 84)