Phương hướng xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam trong những năm tớ

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Cty Cổ phần tập đoàn Thái Sơn (Trang 44 - 47)

những năm tới

Với vị trị địa lý thuận lợi và một tiềm năng to lớn về đất đai, khí hậu cùng nguồn nhân lực dồi dào, triển vọng về sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong những năm tới là rất sáng sủa. Nhà nước ta đã khẳng định sản xuất và xuất khẩu nông sản chính là một thế mạnh, là ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam bởi hoạt động xuất khẩu nông sản chính hoạt động đã tạo ra cho nhà nước ta một nguồn thu ngoại tệ lớn để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là làm sao để phát huy được thế mạnh này một cách có hiệu quả nhất sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu về lương thực trong nước vừa tạo ra được khối lượng lớn hàng nông sản xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới. Vì vậy, trong phương hướng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong những năm tới, nhà nước ta đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nông nghiệp và hoạt động sản xuất nông sản xuất khẩu cụ thể như sau:

- Nhà nước đưa ra các chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản có hàm lượng tinh chế và hàm lượng kỹ thuật cao, tức là

giảm bớt việc xuất khẩu những sản phẩm thô mà thay vào đó là xuất khẩu những hàng hóa chế biến đạt tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao giá trị của hàng nông sản. Điều này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới trang thiết bị máy móc kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật công nghệ tiên tiến để tạo ra những mặt hàng có chất lượng tốt, giá trị cao đáp ứng được các nhu cầu ngày càng về nông sản trên thế giới.

- Về thị trường xuất khẩu hàng nông sản, nhà nước chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào các thị trường truyền thống như EU, ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản…và tích cực tìm kiếm xâm nhập vào các thị trường tiềm năng khác như thị trường Nam Mỹ, thị trường Châu Phi, thị trường Trung Đông…Bên cạnh đó, nhà nước còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài để cùng sản xuất, chế biến hàng nông sản để hàng hóa có đạt được chất lượng cao đồng thời thông qua đó, các doanh nghiệp có thể học tập thêm được những kinh nghiệm kinh doanh, công nghệ tiên tiến từ các đối tác.

- Nhà nước phối hợp với các doanh nghiệp để tìm kiếm thị trường nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng nông sản chủ lực, tăng nhanh cả về sản lượng và trị giá xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2011 có kim ngạch từ 7-8 tỷ USD, nâng cao vị thế của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, nhà nước còn khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động sản xuất chế biến nông sản.

- Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững thông qua hoạt động đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần trên thị trường thế giới. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh những mặt hàng có giá trị gia tăng cao như các sản phẩm chế biến, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm tỉ trọng hàng xuất khẩu thô.

Từ những định hướng trên, mục tiêu của nhà nước cần đạt được:

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân 17,6%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 72,5 tỷ USD

- Đến năm 2010, xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm - thủy sản chiếm khoảng 13,7%; nhóm hàng nhiên liệu – khoáng sản chiếm khoảng 9,6%, nhóm hàng công nghiệp và công nghệ cao chiếm khoảng 54,0% và nhóm hàng hóa khác chiếm 22,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Về cơ cấu thị trường, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Châu Á chiếm khoảng 45,0%; thị trường Châu Mỹ chiếm khoảng 24%; thị trường Châu Âu chiếm khoảng 23%; thị trường Châu Đại Dương chiếm khoảng 5,0% và thị trường khác chiếm khoảng 3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nhà nước.

- Đối với một số mặt hàng nông sản chủ lực:

Đối với cà phê, mặc dù đây là mặt hàng có sản lượng và giá cả phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết nhưng Việt Nam chủ trương phấn đấu đến năm 2010 sản lượng xuất khẩu đạt 420.000 tấn với kim ngạch xuất khẩu là 700 triệu USD và chiếm 8,2% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Để đạt được mục tiêu này thì Việt Nam chú trọng đầu tư phát triển loại cà phê Abrica, đầu tư vào lĩnh vực chế biến cà phê rang, xay với cà phê hòa tan dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp hoặc thông qua hình thức thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với cao su, kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 có thể tăng lên 700 triệu USD, sản lượng đạt 300.000 tấn tuy nhu cầu đối với mặt hàng này được dự báo là tăng chậm và giá có xu hướng giảm.

Về hạt điều, các thị trường tiềm năng đối với mặt hàng này là thị trường Mỹ, thị trường EU, Trung Quốc, Australia. Giá của mặt hàng này tương đối cao và có xu hướng ổn định. Dự kiến đến năm 2010, sản lượng điều xuất khẩu đạt

60.000 tấn đạt 300 triệu USD, chiếm 3,5% tổng kim ngạch xuất khẩu

Về lạc nhân, xuất khẩu trên thị trường thế giới đạt 205.000 tấn vào năm 2010, đạt 150 triệu USD. Đây được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm tiếp theo

Về hạt tiêu: Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất trên thế giới với sản lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới đến năm 2010là 40.000 tấn, đạt 150 triệu USD trong đó EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Trung Đông là những thị trường truyền thống của mặt hàng này.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Cty Cổ phần tập đoàn Thái Sơn (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w