Trong năm 2008, nền kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động với sự tăng giảm kỷ lục của giá cả nhiều loại hàng hóa, hệ thống tài chính ở rất nhiều các quốc gia hùng mạnh được coi là đầu tàu cho nền kinh tế toàn cầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh…đã tuyên bố rơi vào tình trạng khủng hoảng. Cuộc khủng
hoảng được châm ngòi bằng hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn dễ dãi và thiếu kiểm soát ở Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Nền kinh tế của các một số nước phát triển đang trong tình trạng suy thoái, một số nước đang phát triển cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nền và nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi nguy cơ đó.
Theo dự đoán của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và các tổ chức có uy tín trên thế giới, nền kinh tế thế giới trong năm 2009 phải đối mặt với rất nhiều khó khăn:
- Triển vọng đối với nền kinh tế năm 2009 là không khả quan với tốc độ tăng trưởng chậm thậm chí là tăng trưởng âm đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển. Nền kinh tế thế giới năm 2009 đang đứng trước nguy cơ suy thoái trên diện rộng trước những diễn biến phức tạp và thất thường của cuộc khủng hoảng tài chính. Nền kinh tế khó khăn khiến cho người tiêu cũng như các doanh nghiệp không còn đủ khả năng tài chính để đáp ứng nhu cầu tiều dùng và đầu tư phát triển sản xuất. Niềm tin của người lao động giảm mạnh, thất nghiệp xảy ra như một tất yếu không thể tránh khỏi trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế tạo nên một bức tranh ảm đạm của nền kinh tế thế giới năm 2009 . Theo số liệu dự báo của ÌM thì tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ đạt 2,2% ( năm 2008: 3,7%) trong đó hầu hết các nước phát triển đều tăng trưởng âm, tính chung tăng trưởng kinh tế ở các nước này sẽ giảm từ 1,4% năm 2008 xuống -0,3% năm 2009 ( trong đó, Mỹ: -0,7%; khu vực EU: -0,5%; Nhật Bản: -0,2%; Anh: -1,3% ), các nước đang phát triển mặc dù tăng trưởng dương nhưng mức tăng trưởng sẽ sụt giảm mạnh do xuất khẩu và đầu tư suy giảm ( trong đó, Trung Quốc: 8,5%; Ấn Độ: 6,3%; Nga:3,5%; các nước Trung – Đông Âu: 2,5%; Việt Nam: 0,3% so với 6% mà chính phủ dự báo).
- Trong giai đoạn từ 2003-2008, với chính sách tài khóa mở rộng thì giá cả hàng hóa đã tăng lên chóng mặt nhưng khi khủng hoảng kinh tế lan rộng trên toàn thế giới thì xu hướng này đã hoàn toàn đảo chiều: sản lượng hàng hóa thế giới giảm sút nghiêm trọng, đầu tư và nhu cầu toàn cầu ngày càng giảm đi. Thu nhập của người dân tương đối thấp và nhu cầu sử dụng năng lượng giảm mạnh như hiện nay làm cho giá cả các thị trường hàng hóa giảm mạnh.
Theo EIU (Bộ phận tình báo kinh tế của báo Economist), giá cả hàng hóa sẽ giảm 21,1% trong năm 2009 do tình hình kinh tế toàn cầu khó khăn, tăng trưởn kinh tê của các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) chững lại khiến thương mại toàn cầu giảm, tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển vì thế mà không có lợi. Năm 2010, chỉ số giá hàng hóa tăng khoảng 0,5%.
- Lạm phát giảm: Do kinh tế thế giới suy giảm, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và giá cả hầu hết của các mặt hàng cũng giảm. Lạm phát ở các quốc gia công nghiệp sẽ vào khoảng 1,5% năm 2009. Theo IMF, tại các nền kinh tế phát triển, lạm phát ngắn hạn sẽ giảm xuống dưới 1,5% vào năm 2009 (so với mức dự kiến 3,6% năm 2008). Giá cả tại các nước đang phát triển có thể ổn định hơn các nước giàu. Tuy nhiên, rủi ro vẫn là đặc điểm nổi bật nhất đối với các nước này do tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát vẫn tăng trong năm 2009.
- Nền kinh tế thế giới năm 2009 bất ổn ở mức cao nhất chưa từng có trong lịch sử
Sức mua giảm gây ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế mà khởi đầu là tạo nên sự hoang mang, bất ổn cho người dân. Vì vậy, người dân thì hạn chế sức mua còn các nhà đầu tư thì trì hoãn việc thực hiện các dự án. Tình hình giảm sút của hệ thống tài chính toàn cầu vào thời điểm hiện nay sẽ gây ra những tác động tiêu cực hơn tới tiêu dùng và đầu tư do tiêu dùng và đầu tư ở các quốc gia không thể
phục hổi nhanh thông qua các chương trình, các chính sách hỗ trợ của chính phủ.
Việc triển khai những biện pháp hỗ trợ của ngân hàng thương mại và chính phủ trở nên phức tạp hơn so với những dự tính ban đầu. Những thay đổi và mập mờ trong chính sách càng làm cho tổng quan nền kinh tế thế giới năm 2009 thếm ảm đạm.
- Tốc độ phục hồi của hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ chậm