Móng tay, móng chân dài, có màu vàng xanh của phân su.

Một phần của tài liệu Tổng quan kiến thức mang thai (Trang 28 - 30)

- Khi đi, nhớ mang theo các địa chỉ và số điện thoại cần thiết trong trường hợp

e Móng tay, móng chân dài, có màu vàng xanh của phân su.

Nếu thai suy nặng, toàn thân gầy gò, ngực nhô, bụng lép; da khô vàng tróc từng mảng lớn, rốn

khô, cứng khớp.

Ngoài ra, trẻ già tháng còn dễ bị các biến chứng như ngạt nặng do hít nước ối có lẫn phân su,

nhiễm trùng ối, viêm phổi trong tử cung, xuất huyết phổi, xẹp phổi, có những cơn co giật do suy não, nhiễm trùng huyết hay viêm màng não, dễ bị hạ đường huyết...

Có một số trường hợp thai quá ngày vẫn tiếp tục phát triển trong tử cung (không bị suy) do bánh nhau hoạt động tốt, tuy nhiên khi sanh có thể gặp trở ngại do thai to.

Để phòng tránh trường hợp mang thai quá ngày, người phụ nữ cần ghi nhớ ngày bắt đầu chu kỳ kinh mỗi tháng của mình. Khi có thai, nên đi khám thai ít nhất 3 lần, mỗi quý (3 tháng) một lần.

Siêu âm có thể định được tuổi thai trong giai đoạn sớm của thai kỳ và góp phần đánh giá sức khỏe của thai nhỉ qua thể tích nước ối và độ vôi hóa bánh nhau. Thai kỳ bình thường kéo dài từ 38 đến 42 tuần lễ tính từ ngày thứ nhất cua kỳ kinh cuối; quá 42 tuần đã là thai quá ngày. Người †a có thể tính tuổi thai qua cử động của thai: ngày đầu tiên thấy “hai máy”tương ứng với thai 5 tháng ở con so và 4 tháng ở con rạ. Kể từ sau dự đoán là thai đủ tuổi, thai phụ cần theo dõi cử động thai: thai càng trương thành cử động càng nhiều; nếu thai giảm cử động là thai suy. Vì thế, thai phụ có thể tự đếm số lần thai máy mỗi ngày, bắt đầu vào một giờ nhất định, để xem 10 lần thai máy thì mắt bao nhiêu thời gian. Nếu thời gian về sau càng dài hơn, thậm chí dài gấp đôi và không đủ 10 lần trong 12 giờ, thì phải nghĩ đến thai suy, cần đến bệnh viện khám để được chẵn đoán và can thiệp đúng lúc, kịp thời đưa bé ra khỏi tử cung mẹ.

(Thuốc & Sức Khỏe só 266) Viêm nướu (lợi) do thai nghén

Viêm nướu do thai nghén là gì?

Lúc mang thai, người phụ nữ vẫn thường lo lắng bị mắt răng, lý do là cơ thể không có đủ calcium cung cấp cho thai nhi thì sẽ lấy calcium từ răng. Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm. Mất

răng là kết quả của bệnh sâu răng hoặc bệnh nướu răng, chứ không phải do thai nghén. Bệnh sâu răng và viêm nướu đều xuất phát từ mảng bám răng. Bệnh sâu răng là do vi khuẩn chứa trong mảng bám phân hủy các mảng thức ăn còn sót lại tạo acid gây sâu răng. Viêm nướu là do mảng bám kích thích nướu làm nướu bị sưng, đỏ, dễ bị chảy máu. Đối với những phụ nữ

mang thai, viêm nướu có sẵn có thể trở nên trầm trọng hơn rất nhiều gọi là viêm nướu do thai

nghén. Đó là lượng hormone esirogen và progesterone tăng trong quá trình mang thai làm gia tăng lưu lượng máu tới nướu gây nên tình trạng bùng nỗổ viêm nướu có sẵn. Viêm nướu do thai nghén khởi đầu trong tháng thứ 2 hoặc tháng thứ 3 của thai kỳ, tăng mức độ trầm trọng vào khoảng kỳ giữa và kỳ cuối của thai kỳ, bùng nổ vào tháng thứ 7 hoặc thứ 8 và giảm dần vào tháng thứ 9.

Biện pháp phòng ngừa:

Chăm sóc răng miệng đúng cách cũng như khám răng định kỳ rất quan trọng trong suốt quá trình mang thai. Một vài nghiên cứu cho rằng, viêm nứu trầm trọng hay còn gọi là bệnh nha chu có liên hệ đến trẻ sinh thiếu tháng và những trẻ sinh thiếu cân.

Vệ sinh răng miệng đúng cách bao gồm:

1... Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám trên bề mặt của răng. Ngoài ra bạn có thể dùng bàn chải chải nhẹ lên lưỡi để làm sạch các mảng bám trên lưỡi.

2... Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám nằm giữa các kẽ răng mà bàn chải không thể làm sạch

Một phần của tài liệu Tổng quan kiến thức mang thai (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)