- Khi đi, nhớ mang theo các địa chỉ và số điện thoại cần thiết trong trường hợp
Thuốc lá gây hại thế nào cho thai kỳ?
Người đầu tiên đề cập đến ảnh hưởng xấu của thuốc lá trong thai kỳ (1957) là nhà khoa học Mỹ Simpson. Theo đó, việc người mẹ hút thuốc có thể khiến thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non tháng, tử vong chu sinh và lâu dài, chậm phát triển tinh thần...
Các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Đức... quy định phải ghi rõ lên mỗi vỏ bao thuốc dòng chữ “Hút thuốc lá trong thai kỳ có hại cho thai, trẻ có thể sinh non, nhẹ ký, hoặc trong giấy chứng sinh phải ghi rõ những thông tin hút thuốc lá của người mẹ nếu có. Những biện pháp trên đã
đem lại những tác dụng nhất định: giảm tỷ lệ hút thuốc ở thai phụ từ 20% xuống 13%.
Do thuốc lá gây những hậu quả xấu cả về trước mắt và lâu dài cho mẹ và con nên Hiệp hội các thầy thuốc sản phụ khoa Mỹ đã phối hợp với Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm cho lưu hành
các loại kẹo nicotine để ngậm hoặc những loại thuốc dán trên da dưới da, giúp phụ nữ cai nghiện thuốc lá.
Theo y khoa, ở cả 2 giới nam và nữ, thuốc lá có tác dụng xấu trên 4 mặt: e _ Gây ung thư, chủ yếu do chất cồn đa vòng thơm kích thích sinh ung thư. e Làm người hút bị ho, co thắt phế quản sau khi khói thuốc vào đường hô hấp.
e _ Chất nicotine ảnh hưởng đến tuần hoàn khiến tim đập nhanh, làm tăng cung lượng tim, phế quản co thắt, tăng huyết áp...
e _ Tăng lượng khí độc vào cơ thể như CO2. Thường oxy thở vào sẽ kết hợp với huyết cầu tố và tạo thành oxy huyết cầu tố (HbO2). Khi thiếu oxy, sản phẩm tạo ra là carboxy- hemoglobin khử (HbO), chúng làm các mô bị thiếu oxy. Ở người hút 1 bao thuốc lá/ngày, ngưỡng HbO trong máu sẽ tăng 5% trong khi ở người không hút là 1%. CO2 còn gây ra mảng vữa động mạch (atherome) làm cản trở tuần hoàn máu đến các tổ chức trong cơ thể.
Khói thuốc lá là hỗn hợp có khoảng 500 thành phần khác nhau, khi vào cơ thể sẽ tạo thành
carboxyhemoglobin khử, theo tuần hoàn máu của mẹ rồi qua nhau thai một cách dễ dàng. Lượng máu đi qua nhau thai rất lớn (10-12 ml/100 g thể trọng trong 1 phút) sẽ kích thích thần kinh giao cảm làm co thắt các huyết quản tử cung - nhau và khiến thai bị nhiễm toan. Hậu quả là thai nhi thiếu HbO2 nhưng dư thừa HbO và nicotine.
Về mặt lâm sàng, các nghiên cứu đối chứng cho tháy, trẻ mới sinh ở người mẹ hút thuốc có cân nặng thấp hơn 150-250g so với trẻ sinh ra ở các bà mẹ không hút thuốc lá.
Về mặt giải phẫu bệnh lý vi thể, các tế bào lớp trong những động mạch lớn và nhỏ của thai và nhau sẽ thay đổi cơ tiềm năng và ảnh hưởng lâu dài về sau. Chính những thay đổi này đã cản trở sự trao đổi khí, các chất dinh dưỡng trên thai nhi. Nicotine còn làm co thắt phế quản, gây giảm hô hấp; gây đột biến đến tuần hoàn mẹ và thai nhi.
Những phụ nữ ngưng hẳn việc hút thuốc lá sớm trong thai kỳ (3 tháng đầu) thường sinh con có
cân nặng bình thường, giảm được khả năng vô sinh, hư thai tự nhiên, nhau tiền đạo, cài răng lược và sinh non tháng.