1. Cách tính lương khoán cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Trong Công ty Cổ phần Hoá Việt lương của bộ phận trực tiếp phụ thuộc vào khối lượng công việc hoàn thành của bộ phận đó.
Căn cứ vào “Phiếu giao việc” và “Biên bản nghiệm thu” Công ty thanh toán tiền công cho đội trong đợt đó. Việc giữ lại 30% tổng giá trị nghiệm thu để làm phí bảo hành công trình đã làm nâng cao tính trách nhiệm trong quá trình thi công của mỗi tổ, đội, đồng thời nó cùng đảm bảo lợi cường hoá tránh thiệt hại cho Công ty trong những trường hợp rủi ro. Tuy nhiên khoản tiền này cũng sẽ được hoàn lại cho công nhân khi họ hoàn thành công trình hay khi hợp đồng lao động của họ kết thúc.
Như đối với tổ sản xuất số 2 thuộc đội XDCT số 18, căn cứ vào tổng khối lượng giá trị công trình hoàn thành trong tháng 3 trên biên bản nghiệm thu gửi về công ty, sau khi trừ đi 30% phí bảo hành công trình thì tổ sẽ được thanh toán là 9.100.000đ. Khi nhận được quyết định thanh toán trên công ty gửi xuống kế toán tổ đội sẽ có nhiệm vụ tính toán xác định số tiền thực tế trả cho công nhân viên trong tháng và số tiền sẽ giữ lại tại quỹ của tổ, đội làm chi phí để mua bảo hộ lao động hay tính mức lương phụ cấp cho tổ trưởng… Số tiền giữ lại tại quỹ được tính bằng 32% tổng giá trị được thanh toán tức là trong 9.100.000đ thì tổ trưởng có trách nhiệm giữ lại 2.912.000đ làm quỹ cho tổ mua sắm trang bị bảo hộ lao động cho công nhân. Tuy nhiên cần xem xét lại tỉ lệ trích này.
Ta thấy rằng cứ hàng tháng khi tính lương cho công nhân tổ giữ lại 32% tiền lương phục vụ cho mua bảo hộ lao động và trả phụ cấp chức vụ cho tổ trưởng theo quy định là 50.000đ/tháng. Khi xem xét kỹ công việc mà tổ số 2
đảm nhận trách nhiệm thì thấy rằng: công nhân trong tổ là những người chuyên thực hiện những bước cuối của quá trình làm đường đó là láng nhựa và rải đá răm như vậy ta có thể thấy bảo hộ lao động cần cho bộ phận này là quần áo bảo hộ, giầy, khẩu trang và găng tay, mũ. Việc trích 32% để làm quỹ phục vụ cho nhu cầu này có thể nói là chưa hợp lý nhưng ta chưa thể khẳng định có nên hạ tỉ lệ đó bởi còn phải xem xét nhiều khía cạnh trọng nội bộ tổ, mới có thể rút ra nhận xét đúng đắn.
Tổng quỹ lương tháng của tổ được xác định là: (Giá trị được thanh toán – 32% giữ tại quỹ) = ( 9.100.000 – 2.912.000) = 6.188.000đ
Khi đó đơn giá mỗi công của công nhân trực tiếp là: Đơn giá bình quân công 1 CN =
Hệ số 1,09 được sử dụng để tính trả cho chủ nhân công. Hay nói cách khác người chủ nhân công được hưởng một mức lương được xác định bằng khoảng chênh lệch giữa giá trị tiền lương thực tế để tính đơn giá bình quân và giá trị tiền lương thực tế đó chia cho 1,09. Khoản hệ số 1,09 này được xác định do sự thoả thuận giữa công nhân và người chủ công nhân. Người chủ nhân công (hay trong xây dựng còn gọi là chủ thầu) có thể coi như là tổ trưởng tuy nhiên nhiệm vụ của người này không giống tổ trưởng. Với người tổ trưởng họ có nhiệm vụ theo dõi quản lý hướng dẫn công nhân làm việc, còn chủ nhân công thì họ có nhiệm vụ cũng quản lý đôn đốc nhưng là quản lý về số lượng công nhân mà đã ký kết trong hợp đồng lao động. Để đảm bảo hoàn thành đúng như những yêu cầu đã ký kết trong hợp đồng. Như vậy cũng có nghĩa là tiền công mà người chủ nhân công được hưởng phục thuộc vào tiền lương của công nhân trực tiếp, phụ thuộc vào khối lượng mà đội công nhân đó thực hiện được. Điều này tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa người chủ công nhân và đội công nhân của mình. Bởi tiền công mà người chủ hưởng tương ứng với công sức của họ và chính vì gắn với lợi ích của mình nên bắt buộc họ phải làm hết sức mình thực hiện tốt các biện pháp bắt buộc để công nhân của họ phải tuân thủ theo
mọi quy định hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng.
Về thủ tục thanh toán tiền lương cho công nhân trực tiếp thì khi thanh toán yêu cầu có các chứng từ hợp lệ như: Hợp đồng kinh tế giữa giám đốc công ty với chủ thể đơn vị nhận khoán. Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành trong tháng có chữ ký của Giám sát công trình của tổ trưởng và Đội trưởng. Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc định mức lao động của từng công việc mà phòng tài vụ – tổ chức kế toán tiền lương có trách nhiệm thanh toán lương cho người lao động.
Thời gian làm các thủ tục thanh toán lương tại các đơn vị từ 25 ÷30 hàng tháng, công ty trả lương từ ngày mông 2 đến mồng 5 của tháng sau.
Tóm lại việc trả lương và thanh toán lương cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất được diễn ra hàng tháng khi công ty nhận được biên bản nghiệm thu khối lượng công trình. Việc giữ lại 30% làm phí bảo hành công trình có ý nghĩa rất lớn. Nó có tác dụng như vật làm tin giữa công nhân và công ty. Buộc người lao động với trách nhiệm của họ. Đảm bảo chất lượng công trình cả về kỹ thuật, mỹ thuật. Tuy nhiên còn vấn đề trích quỹ tổ trong tổng số tiền lương công nhân được thanh toán chiếm 32% là cần xem xét và tính toán lại. Tuy chưa thể kết luận ngay bởi việc kết luận còn phụ thuộc vào tình hình thực tế, trong nội bộ tổ, đội, đồng thợi phụ thuộc cả vào công việc của mỗi tổ đội đang làm và một số yếu tố khác. Nhưng nếu tỉ lệ này có thể giảm xuống thì sẽ tốt hơn bởi làm cho thu nhập của người lao động khả quan hơn, còn xứng đáng hơn với công sức mà họ đã bỏ ra. Và như vậy thì sẽ khuyến khích họ hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
2. Cách tính và thanh toán tiền lương, tiền công cho cán bộ công nhân viên ở các phòng ban. ở các phòng ban.
Đối với cán bộ công nhân viên tại các phòng ban công ty thực hiện trả lương theo thời gian, căn cứ vào hệ số cấp bậc lương, số ngày công thực tế và
Công ty tính mức lương cơ bản tối tiểu theo quy định là: 290.000đ/tháng Khi đó tiền lương cơ bản của CBCNV trong tháng được tính.
Tiền lương cơ bản trong tháng =
Hệ số lương x 290.000 x ngày công làm việc thực tế 26 (ngày)
Hệ số lương được công ty xác định căn cứ vào phân loại từng đối tượng cụ thể theo trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của công việc đang làm để trả lương nhằm đảm bảo việc trả lương theo đúng quy định của công văn số 4302/LĐ-TBXH ngày 29/12/1998 của Bộ LĐ-TBXH hướng dẫn.
Cụ thể mức độ phân loại theo cấp bậc, chức vụ trình độ chuyên môn như sau: Giám đốc Phó giám đốc Kế toán trưởng Trưởng phòng Phó phòng
Cán bộ chuyên môn (Đại học, Cao đẳng, Trung học, Sơ cấp)
Ngoài tiền lương cơ bản trong tháng thì để đảm bảo mức sống cho CBCNV thì công ty còn có một số quy định về mức phụ cấp chức vụ (phụ cấp trách nhiệm) và cho phép mỗi CBCNV được hưởng thêm một mức lương gọi là mức lương tăng thêm, thông qua hệ số tăng thêm.
+ Mức phục cấp chức vụ được quy định như sau:
- Giám đốc: 40%
- Phó giám đốc: 30% - Trưởng phòng: 20%
- Phó phòng: 15%
Các mức phụ cấp này được tính trên mức lương cơ bản tối thiểu.
Việc quy định các khoản phụ cấp chức vụ này có tác động kích thích CBCNV nâng cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức với chức vụ của mình trong công ty, mức phụ cấp chức vụ này, mặt khác, cũng thể hiện được tính xứng đáng của người được nhận nó. Bởi nó gắn liền với trách nhiệm của họ, giúp họ
tin tưởng vào tiền công, tiền lương mà công ty trả cho họ là phụ hợp với sức lực mà họ đã bỏ ra. Tạo ra niềm tin cho họ vào công ty để chỉ chú ý vào công việc của mình cho thật tốt.
+ Mức lương tăng thêm được công ty tính như sau: Mức lương = Tiền lương cơ bản Hệ số
tăng thêm trong tháng tăng lương
Hệ số tăng lương được quy định : đối với những người thuộc ban lãnh đạo như Giám đốc, Phó giám đốc, trưởng phòng thì được hưởng hệ số tăng thêm là 1,5 còn các CBCNV khác thì được hệ số tăng lương là 1,1.
Hệ số tăng lương được sử dụng để tính mức lương tăng thêm cho CBCNV, nó có tác dụng như một đòn bẩy trong việc khuyến khích tính làm việc hăng say của CNV.
Trả lương cho CBCNV tại các phòng ban được diễn ra và cuối tháng. Từ ngày 25 phụ trách việc chấm công tại mỗi phòng phải gửi bảng chấm công và các chứng từ có liên quan về phòng tài vụ của công ty. Ở đây kế toán lương và các khoản trích theo lương sẽ tính toán số tiền phải trả cho công nhân viên trong tháng. Công ty sẽ tiến hành trả lương từ ngày mồng 2 đến mồng 5 của tháng sau.
Để đảm bảo độ tin cậy cho người lao động, để họ yên tâm công tác đạt kết quả cao trong công việc, thực hiện tốt trách nhiệm của mình công ty luôn đảm bảo tính sòng phẳng trong việc trả lương. Trong một số trường hợp hãn hữu, vì một lý do nào đó làm việc trả lương bị chậm lại thì chỉ tối đa là 3 ngày sau công ty sẽ trả hết cho CNV.
3. Tính trả BHXH, BHYT cho CNV.
Việc tính BHXH, BHYT công ty căn cứ vào quyết định số 47/HV về mua BHXH, BHYT cho CBCNV ngày 22/1/2003.
Khi trong tháng có trường hợp được hưởng lương BHXH thì cần phải lập ngay phiếu hưởng BHXH, và phần trợ cấp BHXH có chữ ký xác nhận của thủ trưởng đơn vị rồi gửi về phòng tài vụ của công ty để thanh toán.
Chế độ hưởng BHXH được thực hiện theo quy chế của nhà nước quy định về hưởng BHXH. Như:
- Đối với trợ cấp ốm đau thì mức độ trợ cấp trong khoảng thời gian nghỉ là 75% lương cơ bản.
- Đối với chế độ trợ cấp thai sản thời gian nghỉ là 4 tháng và mức độ cấp là 100% lương cơ bản.
Tuy nhiên trong một số trường hợp ở công ty có thể do sự tự nguyện xin phép được đi làm sớm hơn quy định (đối với CNV sinh con ). Nếu đảm bảo sức khoẻ tốt có chứng nhận sức khoẻ của bác sỹ thì công ty vẫn tạo điều kiện cho họ đi làm, xong CNV vẫn phải hoàn thành tốt công việc của mình.