Chi phí 1ha cao su thời kỳ kinh doanh

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 40 - 42)

- Các phương tiện thị trường:

6. Tham gia tập huấn Có

2.3.2.2. Chi phí 1ha cao su thời kỳ kinh doanh

Sau 08 năm đầu tư chăm sóc, đến năm thứ 09 các hộ mới thu bói vụ đầu tiên, từ đây vườn cây bước vào thời kỳ kinh doanh. Tình hình đầu tư cho vườn cây đã đi vào ổn định. Bón phân và phun thuốc trừ cỏ 2 lần/năm, lần 1 vào đầu vụ khai thác và lần 2 vào độ giữa vụ.

Bảng 13: Tình hình đầu tư sản xuất 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh

Chỉ tiêu ĐVT Năm 1

(thu bói) Năm 2 Năm 3 Năm 4 Tổng

- Phân bón NPK Tạ 5,5 5,5 5,5 4 20,5

- Dụng cụ sản

xuất, thuốc BVTV Lít 6 6 6 5 23

- Thuê lao động Công 40 40 40 40 160

* Công gia đình Công 140 150 170 180 640

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008

Tổng chi phí thời kỳ kinh doanh bao gồm: chi phí nhân công, chi phí phân bón hóa chất, chi phí dụng cụ sản xuất và chi phí tài chính (trả lãi tiền vay). Chi phí bằng hiện vật và giá trị thời kỳ kinh doanh của 1 ha cao su được thể hiện cụ thể thông qua bảng 13 và bảng 14.

Bảng 14: Chi phí sản xuất thời kỳ kinh doanh của 1 ha cao su

ĐVT: 1000đ

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 N3/ N2 N 4/ N 3

+/- % +/- % - Phân bón NPK 2.145 1.925 3.685 4.800 1.760 91,4 1.115 30,3 - Dụng cụ sản xuất, thuốc BVTV 450 450 570 750 120 26,7 180 31,6 - Thuê lao động 1.600 1.600 2.000 2.800 400 25 800 40,0 * Công gia đình 5.600 6.000 8.500 12.600 2.500 41,7 4.100 48,2 Tổng chi phí sx 9.795 9.975 14.755 20.950 4.780 47,9 6.195 42

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2008

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng chi phí sản xuất qua các năm của thời kỳ kinh doanh luôn tăng và mức tăng những năm sau so với năm trước càng lớn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá phân bón NPK qua các năm 2007 và 2008 tăng cao lên đến 12 triệu đồng/tấn đồng thời giá vật tư, thuốc BVTV cũng tăng làm cho tổng chi phí năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh đó, giá nhân công cũng tăng làm cho công gia đình và thuê nhân công tăng lên rõ rệt. Thuê nhân công chủ yếu cho việc bón phân và phun thuốc chống sâu bệnh, còn công gia đình chủ yếu là cạo mủ hàng ngày. Thời gian đầu, càng về sau cây cho mủ càng nhiều chính vì thế công khai thác càng tăng (từ 140 công năm thu bói lên 180 công năm thứ tư- bảng 13).

Tổng chi phí sản xuất năm 3 là 14,755 triệu đồng tăng 4,780 triệu đồng so với năm thứ 2, tương ứng với mức tăng 47,9%. Trong đó, chi phí trung gian năm 3 so với năm 2 tăng 2,28 triệu đồng. các hộ sử dụng lao động gia đình nhiều hơn nên chi phí lao động gia đình cũng tăng lên một cách đáng kể 41,7%. Chi phí phân bón và thuốc BVTV trong năm thứ 4 (tức năm 2008) về hiện vật có giảm do giá cả năm qua tăng cao dẫn đến

việc giải ngân không được như dự kiến. Lượng phân bón không đủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng cho mủ cũng như tuổi thọ của vườn cây, chi phí cho phân bón và thuốc BVTV năm thứ 4 là 5,55 triệu đồng chiếm đến 66,5 % tổng đầu tư bằng tiền mặt của nông hộ.

Đầu tư phân bón yêu cầu lượng tiền mặt đầu tư cao, trong khi lượng tiền mặt của các hộ vào thời điểm này lại có phần hạn chế, điều này đã gây ra khó khăn chung cho hầu hết các hộ được điều tra trên địa bàn. Hơn nữa, việc phải thuê lao động từ bên ngoài và giá ngày công lao động thuê tương đối cao đây chính là lý do làm cho chi phí đầu tư qua các năm luôn tăng và mức tăng ngày một lớn.

Bên cạnh đó, khó khăn mà chúng tôi nhận thấy được qua các hộ điều tra chủ yếu là do trình độ học vấn có phần hạn chế nên việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất không hiệu quả, đặc biệt là kỹ thuật về chăm sóc và khai thác vườn cây cao su thời kỳ kinh doanh. Vì vậy, tuy đa số hộ đã tham gia tập huấn nhưng cạo mủ không đúng kỹ thuật dẫn tới sản lượng không được cao như mong muốn.

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w