Giải pháp về sản xuất

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 67 - 71)

- Giá cả vật tư, phân bón, công lao động trên thị trường đầy biến động và tăng cao, trong khi đó nhìn chung các hộ tham gia, đại đa số là các hộ đang có mức thu nhập thấp nên

3.2.1. Giải pháp về sản xuất

* Giải pháp chung

- Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, do đó cần phải sử dụng đất đai một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Hạn chế tối thiểu việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng cho các mục đích khác. Ngoài ra, cần vận dụng quỹ đất chưa sử dụng có tính chất, thổ nhưỡng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của cây cao su để canh

cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng các nguồn lực khác như vốn, lao động...trong sản xuất nông nghiệp của huyện.

- Trên tinh thần chung của toàn tỉnh, UBND huyện phải triển khai một cách nhanh chóng và đồng bộ các chương trình, chính sách của tỉnh đối với từng hộ gia đình trong huyện để họ có thể chủ động trong hoạt động sản xuất của mình.

- Tăng cường hơn nữa công tác tập huấn kỹ thuật bao gồm: trồng, chăm sóc, và cách thức cạo mủ cho các hộ gia đình. Trình độ và kỹ năng tiếp cận kỹ thuật canh tác của người dân còn rất hạn chế, họ chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu biết trong công tác trồng cao su. Vì vậy, thường xuyên tập huấn theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây cao su là một điều hết sức cần thiết để người dân thực hiện chăm sóc và khai thác vườn cây một cách khoa học và có hiệu quả nhất.

* Giải pháp cụ thể

Giải pháp về vốn

Vốn đầu tư trong quá trình sản xuất thực sự đảm bảo tốt để thực hiện các khâu của quá trình canh tác cây cao su. Mức vốn thấp sẽ dẫn đến mức đầu tư thấp, điều này sẽ làm giảm chất lượng vườn cây cao su. Vì vậy, tăng để tăng kết quả sản xuất từ các vườn cây cao su của các hộ gia đình, phải tìm mọi biện pháp để huy động vốn, tranh thủ nguồn vốn của nhà nước, nguồn vốn của các dự án, nguồn vốn khác nhằm đảm bảo đủ mức đầu tư để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Phần lớn khi chúng tôi điều tra các hộ nông dân họ đều phản ánh là thiếu nguồn vốn để đầu tư hoặc là số tiền giải ngân của dự án từ ngân hàng chậm và không đủ để đầu tư chăm sóc tốt cho cây cao su. Như vậy, thực tế đặt ra là làm sao để người dân có đủ vốn và kịp thời để phát triển sản xuất?

Để giảm thiểu các hạn chế trong vấn đề vay và sử dụng vốn cần:

- Chính quyền cấp xã, huyện cần có kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh chóng nhằm tạo điều kiện để các hộ gia đình tiến hành vay vốn kịp thời vụ.

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo lập cơ chế “một cửa” giúp người dân giảm bớt các chi phí cho các thủ tục không cần thiết.

- Cung cấp thông tin về các nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án đến từng hộ gia đình trồng cao su để từ đó họ có thể chủ động trong hoạt động vay vốn cũng như trong sản xuất.

Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời kỳ KTCB kéo dài từ 7 đến 8 năm. Do đó, cần tạo điều kiện cho các hộ vay vốn với thời gian dài và với mức lãi suất phù hợp.

Trên đây là những giải pháp nhằm đảm bảo cho người dân được tiến hành vay vốn thuận lợi. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra ở đây là vướng mắc trong tâm lý của người dân, nên cần phải đặt ra giải pháp như sau:

- Xóa bỏ tâm lý đi vay không có tiền trả của đa phần các hộ gia đình. Để làm được như vậy cần tạo lòng tin cho các hộ về hiệu quả của mô hình cao su tiểu điền, giúp người dân yên tâm để tiến hành đầu tư cho sản xuất.

- Hướng dẫn người dân sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả. Hạn chế tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích. Để tránh tình trạng này thì phương thức vay vốn bằng tiền nên thay bằng cách cho vay dưới hình thức vật tư sản xuất như: cung ứng phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật…

- Tạo dựng cho hộ cách làm ăn độc lập, mạnh dạn vay các nguồn vốn khác để đầu tư vào vườn cao su đúng với định mức kinh tế kỹ thuật nhằm phát huy tốt hiệu quả từ cây cao su.

Hiện nay, vẫn còn nhiều hộ có tâm lý ngại vay hoặc chưa quan tâm đến nguồn vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng khác... nhưng trong tương lai, khi các hộ làm chủ thực sự trên vườn cây của mình, tự quyết định trong hoạt động kinh doanh, vay vốn sản xuất. Đây sẽ là nguồn vốn rất lớn đảm bảo cho nhu cầu về vốn của các hộ. Do đó, các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tài chính vi mô… cần tạo điều kiện hành lang pháp lý thuận lợi trong việc vay vốn để các hộ phát huy hết khả năng sản xuất kinh doanh của mình.

Giải pháp về lao động

Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Chính vì thế, để phát huy lợi thế của lực lượng lao động tại địa phương cần có giải pháp cụ thể sau:

- Trước khi tiến hành trồng mới cây cao su cần phải mở những lớp tập huấn kỹ thuật thực sự có chất lượng cho những người tham gia. Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của

thời kỳ: thời kỳ KTCB và thời kỳ kinh doanh vì vào đầu những thời kỳ này yêu cầu kỹ thuật rất cao và có tầm ảnh hưởng lớn đến kết quả của cả quá trình sản xuất.

Ngoài ra, trong quá trình đào tạo phải cho người dân tiếp xúc được với thực tế, thực hiện phương thức “Cầm tay chỉ việc” cho người dân, tạo cho họ tâm lý phải làm đúng quy trình kỹ thuật như một thói quen để tránh hiện tượng xem nhẹ kỹ thuật, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không để ý đến lợi ích lâu dài của vườn cây.

Trên đây là những biện pháp cụ thể dựa trên những khó khăn, những thiếu sót của các hộ gia đình, qua quá trình điều tra tại địa phương chúng tôi thiết nghĩ cần thực hiện để có kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn.

Giải pháp về cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất. Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của huyện Hương Trà đã được chú trọng đầu tư, tuy nhiên chỉ mới giải quyết được phần nào hệ thống giáo dục, y tế, còn vấn đề giao thông đi lại còn nhiều hạn chế. Địa điểm trồng cây cao su nằm khá xa so với khu dân cư, đường sá nhỏ hẹp lại có độ dốc nên đi lại rất khó khăn, nhất là về mùa mưa. Điều này ảnh hưởng khá nhiều trong việc thu mua, vận chuyển mủ cao su.

Vì vậy, để khắc phục và hạn chế những nhược điểm trên cần:

- Xây dựng một hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại từ nơi dân cư sinh sống đến những vườn cao su để giúp cho những hộ gia đình giảm bớt khó khăn và tiết kiệm chi phí trong khâu vận chuyển nguyên liệu cũng như sản phẩm.

- Xây dựng các đai rừng phòng hộ và đầu tư hơn nữa cho hệ thống thủy lợi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do bão, lũ quét gây ra... vì cây cao su có rễ cạn, rất dễ gãy.

- Quy hoạch lại một cách hợp lý và mở rộng các tuyến đường phụ và đường lên vườn cao su.

Về đất đai:

Hiện nay, quỹ đất để trồng cây Cao su trên địa bàn Huyện đã giảm do chuyển sang trồng rừng theo dự án WB3. Vì vậy, chính quyền địa phương cần quy hoạch cụ thể những

diện tích đất chưa sử dụng dành để trồng cao su, đồng thời khuyến khích người dân khai hoang trồng mới và làm giàu trên diện tích đất hiện có theo hướng ổn định và bền vững.

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w