II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nôngsản của công ty VILEXIM giai đoạn 1996 2000.
1. Kim ngạch xuất khẩu hàng nôngsản của công ty.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thế giới, tuy gặp rất nhiều khó khăn để tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng những năm qua mặt hàng nông sản xuất khẩu của công ty đã có những bước tiến vượt bậc, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng và đến nay mặt hàng nông sản đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ kực của công ty.
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty VILEXIM giaiđoạn
1996 - 2000. ĐV: USD
Năm 1996 1997 1998 1999 2000
Giá trị 5.244.000 3.286.816,2 4.387.264,6 5.695.007 8.740.900 Tốc độ TT -37,3% 33,48% 29, 8% 53,48%
Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 1996-2000.
Qua bảng số liệu trên: Nếu năm 1996 giá trị xuất khẩu hàng nông sản của công ty đạt 5.244.000 USD thì năm 2000 giá trị xuất khẩu đạt 8.740.900 USD. Tăng về giá trị tuyệt đối là 3.496.900 USD tương đương với 66,69%. Tuy nhiên nếu xét riêng từng năm ta thấy:
Năm 1997: là một năm đầy rẫy khó khăn đối với công ty. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty giảm sút đáng kể. Nếu năm 1996 giá trị xuất khẩu hàng nông sản của công ty đạt 5.244.000 USD thì năm 1997 giá trị xuất khẩu hàng nông sản của công ty chỉ đạt 3.286,18 USD, giảm 37,3% so với năm 1996 (đây là một con số khá lớn đối với công ty).
Nguyên nhân chính làm kim ngạch xuất khẩu năm 1997 giảm so với năm 1996 là do: Cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra ở các nước ASEAN (là những thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của công ty) vào tháng 7/1997 đã làm cho nhu cầu hàng nông sản trên thị trường các nước ASEAN giảm nghiêm trọng. Do vậy sản phẩm của công ty tiêu thụ ở thị trường này rất chậm, thậm chí trong năm công ty đã phải ngừng xuất khẩu một số mặt hàng truyền thống tại những trường tiêu thụ truyền thống của công ty. Thêm vào đấy, cuộc khủng hoảng tài chính đã
làm cho đồng tiền của các nước trong khu vực rẻ tương đối so với đồng tiền Việt Nam nên sức cạnh trang về giá sản phẩm của công ty rẻ hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của của nước trong khu vực. Trong năm công ty đã phải hạ giá hầu hêt các sản phẩm của mình song sản phẩm của công ty tiêu thụ vẫn rất chậm, giá trị hàng tồn kho lớn. VD: Năm 1996: Giá lạc nhân của công ty là: 550 USD/tấn thì năm 1997 giá giảm xuống còn 536 USD/tấn; giá hạt điều giảm từ 1200 USD/tấn xuống còn 1150 USD/tấn; giá vừng giảm từ 580USD/tấn xuống còn 500USD/tấn.
Sang năm 1998: cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực tiếp tục tác động gay gắt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tiếp tục bị thu hẹp, giá một số mặt hàng chủ lực tiếp tục giảm mạnh. Tuy nhiên rút kinh nghiệm từ năm 1997, ban lãnh đạo công ty đã đề ra phương hướng và những biện pháp cụ thể phù hợp với tình hình hiện tại đưa công ty vượt lên những khó khăn để tồn tại và tiếp tục phát triển. Trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty đã có sự cải thiện rõ rệt. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu đã tăng so với năm 1997 là 1.100.448,45USD, tương đương với 33,49%. Một số biện pháp mà công ty đã áp dụng cho phù hợp với tình hình mới đó là: Bổ sung và hoàn chỉnh cơ chế khoán kinh doanh với mức phí thích hợp, đảm bảo vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh thông qua việc tranh thủ các mối quan hệ ngân hàng để vay vốn, đôn đốc bàn hàng tốn kho để vay vốn... Sang năm 1999 và năm 2000, cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực đã tạm ngưng, nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực đã bắt đầu hồi phục nên cầu về hàng nông sản của công ty đã bắt đầu tăng trở lại. Do vậy kim ngạch xuất khẩu của công ty trong 2 năm 1999 và 2000 tiếp tục được cải thiện.
Năm 1999 giá trị xuất khẩu hàng nông sản tăng so với năm 1998 là 1.307.742,34USD tương đương với 29,8%. Tuy xét về giá trị tăng tương đối của năm 1999 so với năm 1998 nhỏ hơn giá trị tăng của năm 1998 so với năm 1997 nhưng xét về giá trị tăng tuyệt đối thì giá trị tăng của năm 1999 so với 1998 vẫn lớn hơn giá trị tăng của năm 1998 so với 1997.
Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu nông sản của công ty đã tăng so với năm 1999 là 3.045.893,03 USD tương đương với 53,48%. Ngoài nguyên
nhân chính là nền kinh tế trong khu vực đã hồi phục còn phải kể đến một số nguyên nhân khác làm kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng đáng kể trong hai năm 1999 và 2000 là:
Mặt hàng xuất khẩu của công ty trong thời gian qua đã được mở rộng.
Số lượng từng mặt hàng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước.
Nghiệp vụ thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của cán bộ công nhân viên trong công ty đã hoàn thiện hơn nên chất lượng hàng cao hơn, tiết kiệm được chi phí hơn do vậy lợi nhuận thu được từ mỗi thương vụ xuất khẩu cũng cao hơn. Trong hai năm 1999 và 2000 công ty đã gặp nhiều thuận lợi hơn so với các năm trước đó nhưng vẫn còn không ít khó khăn mà công ty gặp phải. Đó là số lượng các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu hàng nông sản ngày càng tăng làm cho tình trạng tranh mua, tranh bán xảy ra phổ biến. Giá hàng nông sản thu mua trong nước bị đẩy lên cao song khi ra thị trường nước ngoài thì doanh nghiệp lại bị ép bán hàng với giá rẻ bởi hàng nông sản được xuất khẩu ồ ạt ra thị trường và các doanh nghiệp đều mong muốn hàng của mình được tiêu thụ nhanh chóng nên chấp nhận bán với giá cạnh tranh hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Trong thời gian qua, không những kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty tăng mà tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu của công ty cũng tăng. Hàng nông sản đang có xu hướng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty.
Bảng 5: Tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu của công ty VILEXIM giai đoạn
1996 - 2000. ĐV: USD.
Năm 1996 1997 1998 1999 2000
KNXKNS 5.244.000 3.286.818,2 4.387.264,6 5.695.007 8.740.900 TKNXK 7.225.000 6.570.523,4 8.437.047,4 10.546.310 12.000.000
Tỷ trọng 72,58% 50% 52% 54% 72,84%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 1996-2000.
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Năm 1996 kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty chiếm 72,58% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên trong 3 năm 1997, 1998, 1999 giá trị này lại giảm xuống còn 50%, 52%, 54%.
Nguyên nhân của sự giả sút này chính là những khó khăn mà công ty gặp phải như đã phân tích ở phần trên. Đến năm 2000, hàng nông sản của công ty đã có ưu thế trở lại trong cơ cấu hàng xuất khẩu và đã chiếm tới 72,84% tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Hiện tại và trong thời gian tới, hàng nông sản đang có xu hướng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiến lược của công ty.