- Đất rừng sản xuấtt rsx 6.283 5.217 +1.066 7.111
b Đồi núi chưa sử
4.1.2. Những tồn tại trong tổ chức quản lý đất lâm nghiệp
* Đối với hình thức tự sản xuất:
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, hoạt động chế biến nông lâm sản trong lâm trường chưa phát triển, SX NLN còn phân tán, manh mún. Vì thế việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chi phí chăm sóc, bảo vệ rừng tăng, sản phẩm khai thác chủ yếu chỉ được sơ chế qua mà không được chế biến.
- Vấn đề quản lý sử dụng và bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, địa hình phức tạp trong khi số lượng nhân viên chuyên trách bảo vệ rừng trong lâm trường còn ít nên xảy ra hiện tượng chặt phá rừng dẫn đến mất rừng, lấn chiếm dẫn đến mất đất.
* Đối với hình thức giao khoán đất và rừng cho hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức:
- Việc giao khoán tiến hành không rõ ràng và thiếu chính xác. Mặt khác diện tích được giao thông tập trung mà phân tán nhỏ lẻ. Vì vậy dẫn đến tranh
chấp, lấn chiếm đất đai, hạn chế áp dụng khoa học công nghệ, tăng chi phí, công sức, giảm hiệu quả.
- Nhiều hộ nhận đất về nhưng không thể tiến hành sản xuất chỉ vì thiếu vốn.
- Vấn đề đầu ra cho sản phẩm cũng gây không ít khó khăn cho người dân, nó thường không ổn định và bị thương nhân ép giá.
* Đối với hình thức liên doanh, liên kết:
- Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất còn nghèo nàn. Mức sống, thu nhập của người dân trong vùng chưa cao nên ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư, ảnh hưởng đến lòng tin vào đầu tư của các chủ đầu tư về đối tác liên doanh.
- Trình độ dân trí thấp và không đồng đều nên gây ảnh hưởng đến nhận thức về hình thức này.