0
Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LOẠI ĐẤT NÀY TẠI LÂM TRƯỜNG THÁC BÀ HUYỆN YÊN BÌNH TỈNH YÊN BÁI (Trang 58 -62 )

- Đất rừng sản xuấtt rsx 6.283 5.217 +1.066 7.111

b Đồi núi chưa sử

3.2.4.1. Hiệu quả kinh tế

a. Hiệu kinh tế trong trường hợp lâm trường tự sản xuất

Trong trường hợp đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính cho hình thức lâm trường tự sản xuất. Chỉ tiêu được dùng là chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV), được tính cho một chu kỳ sản xuất rừng nguyên liệu (7 năm) cho 1ha.

Căn cứ vào số liệu báo cáo hàng năm giữa lâm trường với các cơ quan Nhà Nước. Tình hình sản xuất kinh doanh cho 1ha trong một chu kỳ sản xuất rừng nguyên liệu của lâm trường được thể hiện ở biểu 15. Trong trường hợp này mức lãi xuất vốn vay ngân hàng được áp dụng cho lâm trường là 7%/năm(Báo cáo của lâm trường).

Qua biểu 15 ta thấy: Đối với rừng nguyên liệu trong 1 chu kỳ sản xuất 7 năm. Trong 1ha lâm trường sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí 16.000.000đ.

Trong đó thì chi phí cho việc trồng, chăm sóc và khai thác chiếm nhiều nhất.

Biểu 15: Hiệu quả sản xuất kinh doanh 1 ha gỗ nguyên liệu.

STT Chỉ tiêu Tổng vốn đầu tư/1ha Số năm tính lãi Tổng vốn và lãi đến cuối chu kỳ (r=7%)

1 Trồng, chăm sóc, bảo vệ năm 1 7.000.000 7 10.430.000 2 Trồng, chăm sóc, bảo vệ năm 2 2.000.000 6 2.840.000 3 Trồng, chăm sóc, bảo vệ năm 3 1.000.000 5 1.350.000

4 Bảo vệ năm 4 500.000 4 640.000

5 Bảo vệ năm 5 500.000 3 605.000

6 Bảo vệ năm 6 500.000 2 570.000

7 Bảo vệ năm 7 và khai thác cuối chu kỳ 4.500.000 1 4.815.000

I Tổng chi phí 16.000.000 21.250.000

II Tổng thu nhập 23.700.000 23.700.000

Cân đối (NPV): (II - I) 7.700.000 2.450.000

(Nguồn: tài liệu điều tra) Sau chu kỳ 7 năm, sản lượng thu được là khoảng 100m3/1ha, giá bán bình quân là 237.000đ/1m3. Như vậy, đến cuối chu kỳ lâm trường thu được 23.700.000đ/1ha. Nếu quy cả vốn và lãi trong cả chu kỳ sản xuất về hiện tại với mức lãi bình quân là 7% thì ta có: Σ CPV = 21.250.000đ;

ΣBPV = 23.700.000đ. Như vậy giá trị NPV = 2.450.000đ.

Như vậy, qua phân tích trên ta thấy việc trồng rừng nguyên liệu để tiến hành kinh doanh là phương án có hiệu quả. Hiệu quả này có được chính là do lâm trường đổi mới cơ chế quản lý, áp dụng khoa học và đưa những giống mới có năng xuất cao hơn vào sản xuất. Từ đó rút ngắn chu kỳ sản xuất, tăng sản lượng khai thác.

Đối với rừng kinh tế là vậy, còn đối với rừng phòng hộ thì lâm trường cũng có được nguồn thu nhập từ việc khai thác gỗ, củi và các lâm sản tận thu khác từ rừng để cung cấp cho các cơ sở chế biến và nhu cầu lâm sản của nhân dân trong vùng dự án. Đồng thời phát huy tốt tính năng tác dụng phòng hộ của rừng, bảo vệ được mùa màng, tăng năng xuất cây trồng.

b. Hiệu quả kinh tế của rừng trong trường hợp người dân tự tiến hành sản xuất Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình tham gia vào hoạt

động sản xuất, kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu ta thấy được hiệu quả mà nó mang lại. Thể hiện ở biểu 16.

Biểu 16: Hiệu quả sản xuất kinh doanh 1 ha gỗ rừng nguyên liệu.

STT Chỉ tiêu Vốn đầu tư/1ha Số năm tính lãi Tổng vốn và lãi đến cuối chu kỳ

1 Chi phí trồng và chăm sóc năm 1 6.500.000 7 9.685.000 2 Chi phí trồng và chăm sóc năm 2 1.000.000 6 1.420.000 3 Chi phí trồng và chăm sóc năm 3 500.000 5 675.000 4 Chi phí khai thác cuối chu kỳ 4.000.000 1 4.280.000

5 Chi phí bảo vệ 0 4-7 0

6 Tổng chi phí 12.000.000 16.060.000

7 Tổng thu nhập 23.700.000 23.700.000

8 Cân đối ((6) – (5)) 11.700.000 7.640.000

(Nguồn: Tài liệu điều tra) Qua biểu thống kê ta thấy: Việc các hộ gia đình tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn lâm trường. Tính đến cuối chu kỳ, các hộ chỉ bỏ ra tổng chi phí là 12.000.000đ/1ha và thu được 23.700.000đ/1ha. Như vậy cân đối lại lợi nhuận thu được là 11.700.000đ/1ha. Nếu quy cả về hiện tại với lãi xuất vốn vay bình quân là 7%/năm ta thu được : Σ CPV = 16.060.000đ ;

ΣBPV = 23.700.000đ. Từ đó ta có chỉ tiêu là: NPV = 7.640.000đ, có được điều này là do các hộ gia đình nhận đất và tiến hành sản xuất kinh doanh trên đất đó thì có trách nhiệm sản xuất hơn. Mặt khác họ lại tận dụng sức lao động trong nhà cho sản xuất kinh doanh, chính vì thế mà giảm được đáng kể chi phí đặc biệt là chi phí bảo vệ và chăm sóc, tăng lợi nhuận thu được.

Trong trường hợp các hộ nhận đất rừng phòng hộ, họ cũng có thể phát triển sản xuất kinh doanh từ việc thâm canh các cây trồng ngắn ngày hoặc tỉa thưa gỗ và củi, các lâm sản khác để cải thiện đời sống và tăng thu nhập từ diện tích đất rừng đó.

Tóm lại, trong trường hợp lâm trường hay các hộ gia đình tự sản xuất nghề rừng thì hiệu quả thu được vẫn khả thi. Tuy nhiên, các hộ dân tiến hành sản xuất thì sẽ có hiệu quả hơn so với việc lâm trường tự tiến hành sản xuất, bởi vì khi đó họ có trách nhiệm với mảnh đất và việc sản xuất của mình hơn.

Mặt khác có thể tận dụng được tối đa sức lao động trong gia đình. Từ đó có thể vừa tạo công ăn việc làm, vừa tăng thêm thu nhập, góp phần tích cực để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

c. Hiệu quả kinh tế trong trường hợp liên doanh – liên kết để sản xuất

Dựa trên cơ sở số liệu báo cáo của lâm trường và điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình có tham gia liên doanh, liên kết để phát triển sản xuất rừng nguyên liệu. Kết quả được thể hiện ở biểu 17.

Biểu 17: Hiệu quả kinh tế từ liên doanh trồng rừng nguyên liệu Đơn vị tính: Đồng

STT Chỉ tiêu

Liên doanh trên đất của lâm trường

Liên doanh trên đất của dân

Vốn ban đầu cho 1ha Năm tính lãi Tổng vốn và lãi cuối kỳ Vốn ban đầu cho 1ha Năm tính lãi Tổng vốn và lãi cuối kỳ 1 Trồng,CS&BV năm 1 2 Trồng,CS&BV năm 2 2.000.000 6 2.840.000 1.000.000 6 1.420.000 3 Trồng,CS&BV năm 3 1.000.000 5 1.350.000 500.000 5 675.000 4 Trồng,CS&BVnăm4÷7 2.000.000 4÷1 2.350.000 5 Chi phí khai thác 4.000.000 1 4.280.000 4.000.000 1 4.280.000 6 Tổng chi phí 9.000.000 10.820.00 0 5.500.000 6.375.000 7 Thu nhập 11.850.000 11.850.00 0 11.850.000 11.850.000 8 Cân đối ((7)-(6)) 2.850.000 1.030.000 6.350.000 5.475.000

(Nguồn: Tài liệu điều tra)

* Trường hợp liên doanh trên đất của lâm trường

Khi tiến hành liên doanh, liên kết để trồng và phát triển kinh doanh rừng nguyên liệu. Lâm trường sẽ phải bỏ ra các khoản chi phí gồm: Chi phí chăm sóc, bảo vệ; chi phí khai thác cuối chu kỳ và bỏ đất của mình ra. Phía đối tác sẽ bỏ vốn đầu tư ban đầu và kỹ thuật, đến cuối chu kỳ lợi nhuận thu được sẽ chia theo tỷ lệ 50/50. Như vậy, trong trường hợp này tổng chi phí bằng tiền của lâm trường là 9.000.000đ/1ha, tổng thu nhập là 11.850.000đ/1ha. Nếu quy tất cả chi phí và thu nhập về thời điểm hiện tại thì ta có được các chỉ tiêu sau: ΣCPV = 10.820.000đ ; ΣBPV = 11.850.000đ. Từ

Vậy, trong trường hợp này lâm trường vẫn có lãi, phía đối tác cũng được lợi. Nếu có rủi ro thì rủi ro sẽ được chia 2, nếu so sánh trường hợp này với trường hợp lâm trường tự sản xuất thì kết quả thấp hơn, lợi nhuận ít hơn. Tuy nhiên đồng vốn bỏ ra ít hơn, an toàn hơn.

* Trường hợp liên doanh trên đất của người dân

Cũng như trường hợp liên doanh trên đất của lâm trường người dân sẽ phải bỏ ra chi phí về chăm sóc, bảo vệ và khai thác, còn phía đối tác sẽ bỏ vốn đầu tư ban đầu và kỹ thuật. Như vậy người dân phải chịu tổng chi phí là 5.500.000đ/1ha bằng tiền mặt. Trong khi thu nhập lại được phân chia theo tỷ lệ 50/50. Vậy đến cuối chu kỳ người bán vẫn thu được 11.850.000đ/1ha. Tính ra lợi nhuận mà người dân thu được là 6.350.000đ/1ha. Nếu quy tất cả chi phí và thu nhập về hiện tại ta có các chỉ tiêu sau: ΣCPV = 6.375.000đ; ΣBPV = 11.850.000đ. Từ đó ta có chỉ tiêu NPV = 5.475.000đ.

Nếu so sánh trường hợp người dân liên doanh trên đất của mình với trường hợp người dân tự tổ chức sản xuất thì sẽ có hiệu quả thấp hơn. Song nếu so sánh với trường hợp liên doanh, liên kết trên đất của lâm trường thì lại có hiệu quả hơn do người dân giảm được chi phí đáng kể từ việc tận dụng sức lao động trong gia đình, vì thế chi phí chăm sóc, bảo vệ giảm đáng kể và lợi nhuận tăng lên.

Tóm lại, trong cả hai trường hợp liên doanh trên đất của dân và liên doanh trên đất của lâm trường thì cả đôi bên đều có hiệu qủa. Từ đó góp phần vừa giải quyết được tình trạng thiếu vốn để sản xuất và khắc phục được tình trạng đất đai bỏ trống, làm tăng độ che phủ, tăng thu nhập cho người dân, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong vùng.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LOẠI ĐẤT NÀY TẠI LÂM TRƯỜNG THÁC BÀ HUYỆN YÊN BÌNH TỈNH YÊN BÁI (Trang 58 -62 )

×