Xây dụng chính sách tín dụng linh hoạt 1 Chính sách về lãi suất

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Thăng Long (Trang 43 - 45)

- Về môi trường hoạt động: trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng

1. Xây dụng chính sách tín dụng linh hoạt 1 Chính sách về lãi suất

1.1 Chính sách về lãi suất

Ngân hàng cần áp dụng lãi suất hợp lý, tạo được sự hài hòa lợi ích giữa người gửi, người vay, và ngân hàng ( trung gian tài chính). Đối với lãi suất tiền gửi cần lớn hơn lạm phát để duy trì lãi suất thực dương(+) đảm bảo lợi ích cho ngươi gửi tiền, khuyến khích để huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức. Đối với lãi suất tiền vay, cần được xác định sao cho các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn có thể chấp nhận được; đó là mức mà kinh doanh vẫn còn có lãi. Tuy nhiên để ngân hàng có

thể có nguồn lợi nhằm bù đắp cho các chi phí nhân công, cơ sở vât chất... và đầu tư mở rộng quy mô, phạm vi cũng như thu lơi nhuận, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long cần có chính sách chênh lệch lãi suất hơp lý giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gủi.

Lãi suất trên thị trường thường xuyên biến động . Do vậy, Ngân hàng cũng phải nắm bắt thường xuyên diễn biến của nó trên thị trường để có sự điều chỉnh khi càn thiết, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong kinh doanh.

Ngân hàng cũng cần có các chính sách lãi suất linh hoạt, tùy thuộc vào kỳ hạn vay, đối tượng khách hàng vay, khối lương vay, mức độ thương xuyên vay... Các khách hàng lâu năm, đăc biệt là doanh nghiệp lớn có tình hình tài chính mạnh như các tổng công ty, các tập đoàn... giúp ngân hàng có thể đối phó được với những rủi ro bất ngờ mà bản thân họ cũng không thể lương trước được. Do vậy mà các doanh nghiệp đó thường được sự ưu đãi của ngân hàng trong quá trình vay vốn. Ngân hàng co thể ap dụng lãi suất khác nhau, đac biệt là đưa ra mức lãi khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực mới mẻ nhưng có triển vọng phất triển trong tương lai không xa.

1.2 Chính sách đảm bảo tiền vay

Mục tiêu của mọi ngân hàng thương mại là sinh lợi và an toàn vốn, trong đó an toàn vốn là cơ sở cho việc bảo toàn vốn và sinh lợi ổn định, lâu dài. Rủi ro là điều không thể xóa bỏ hoàn toàn, vì vậy ngân hàng cần có các chinh sách đảm bảo tiền vay hợp đẻ có nguồn thu nợ thứ hai khi khách hàng không thể thanh toán. Việc đánh giá, thẩm định tài sản đúng giá trị là hêt sức quan trọng. Ngoài ra còn cần phải xem xét tính thanh khoản của tài sản đảm bảo, sự thay đổi giá trị ...

1.3 Chính sách về kỳ hạn

Việc tính toán chính xác kỳ hạn nợ sẽ giúp Ngân hàng đảm bảo an toàn vốn vay đồng thời cũng nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với các khoản tín dụng của Ngân hàng. Việc xác định kỳ hạn nợ có ảnh hưởng trực tiếp đến đến thu nhập của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long. Vì nếu xác định kỳ hạn nợ quá ngắn các doanh nghiệp sẽ không đủ thời gian để quay vòng vốn, sẽ không có nguồn

thu để trả nợ khi đến hạn. Ngân hàng sẽ phải gia hạn nợ và dư nợ quá hạn có thể tăng lên. Còn nếu Ngân hàng xác định kỳ hạn nợ quá dài sẽ có thể xảy ra trường hợp doanh nghiệp đã thu được tiền bán hàng nhưng lại chưa đến kỳ hạn nợ để trả nên có thể dùng tiền đo cho mục đích khác mà rủi ro Ngân hàng không thể lường trước.Như vậy Ngân hàng cần có chính sách kỳ hạn thích hợp. Nó phải được tính toán và xác định dựa vào mục đích và nhu cầu vay vốn của khách hàng, chu ky sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời hạn thu hồi vốn...

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Thăng Long (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w