PHẦN II: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG CỤ THỂ: Điều 6: Nghĩa vụ và quyền lợi của Người tham gia đấu giá:

Một phần của tài liệu Đấu giá QSD đất trên địa bàn huyện Đông Anh (Trang 52 - 64)

- HỘI ĐỒNG ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN ĐÔNG ANH

B. Đối tượng, Người tham gia đấu giá:

PHẦN II: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG CỤ THỂ: Điều 6: Nghĩa vụ và quyền lợi của Người tham gia đấu giá:

Điều 6: Nghĩa vụ và quyền lợi của Người tham gia đấu giá:

1. Người tham gia đấu giá có các nghĩa vụ sau đây:

a. Chấp hành đúng các điều khoản của Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan;

b. Nộp Hồ sơ để tham gia đấu giá và tiền bảo lãnh đấu giá theo quy định;

c. Có mặt đúng giờ để tham gia phiên đấu giá theo thông báo của Hội đồng đấu giá. Trường hợp vì lý do bất khả kháng không thể có mặt tham dự phiên đấu giá được phải bỏ cuộc (Do gặp thiên tai hoặc tai nạn bất ngờ trong quá trình di chuyển đến địa điểm tham dự phiên đấu giá) thì phải báo ngay cho Hội đồng đấu giá biết để xử lý và phải có xác nhận của chính quyền nơi xảy ra sự việc. Nếu không có lý do chính đáng là vi phạm quy chế.

d. Khi đến tham dự phiên đấu giá, phải xuất trình Chứng minh thư nhân dân và giấy uỷ quyền hợp lệ theo quy định của pháp luật (nếu có) và bản phiếu thu gốc tiền bảo lãnh.

e. Trường hợp trúng đấu giá phải nộp tiền sử dụng đất theo kết quả đấu giá được phê duyệt đúng thời gian quy định tại Quy chế này. f. Khi tiến hành xây dựng nhà ở phải thực hiện đúng quy hoạch được

cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiến độ theo Quy chế này.

g. Không được rút đơn, rút bớt số lượng thửa đất đã đăng ký hoặc từ chối tham gia đấu giá, sau khi Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất đã công bố kết quả xét tư cách.

2. Người tham gia đấu giá có các quyền sau đây:

a. Tham dự phiên đấu giá (Bỏ giá đấu giá, ký các giấy tờ tài liệu liên quan).

b. Được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến thửa đất tham giá đấu giá.

c. Trường hợp trúng đấu giá được giao đất ổn định lâu dài, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và được cấp phép xây dựng theo quy hoạch.

d. Được hưởng đầy đủ các quyền lợi hợp pháp có liên quan tới thửa đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất và các quyền lợi hợp pháp khác theo các quy định của pháp luật về đất đai, dân sự.

e. Được quyền sử dụng hạ tầng kỹ thuật trong khu đất và kết nối hạ tầng kỹ thuật ngoài khu đất để phục cho việc sử dụng đất.

Điều 7: Hình thức thông tin đấu giá, bán hồ sơ mời đấu giá, bảo lãnh dự đấu giá:

1. Hình thức thông tin đấu giá:

- Bên tổ chức đấu giá niêm yết công khai các thông tin cần thiết cho việc đấu giá tại trụ sở Ban quản lý dự án huyện Đông Anh và thông báo mời đấu giá 3 lần trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng: Báo, Đài truyền hình, Đài phát thanh, Thành phố trước khi phát hành hồ sơ mời đấu giá tối thiểu là 15 ngày.

2. Bán hồ sơ mời đấu giá:

- Mỗi tổ chức được mua 01 – 05 hồ sơ dự đấu giá (Mỗi bộ hồ sơ chỉ được nhận 01 phiếu bỏ giá ứng với một mức giá) và mỗi tổ chức được đăng kỹ tối đa là 10 thửa đất. Cụ thể tổ chức đó có thể dùng 01 bộ hồ sơ (Có một mức giá) đến 05 bộ hồ sơ (Có 05 mức giá) nhưng cũng chỉ được đăng ký đấu giá tối đa là 10 thửa đất.

- Mỗi cá nhân được mua 01 đến 02 hồ sơ dự đấu giá (Mỗi bộ hồ sơ chỉ được nhận 01 phiếu bỏ giá ứng với một mức giá) và mỗi cá nhân được đăng ký đấu giá tối đa 02 thửa đất, cụ thể cá nhân đó có thể dùng một bộ hồ sơ (Có 01 mức giá) đến 2 bộ hồ sơ (Có 2 mức giá) nhưng cũng chỉ được đăng ký đấu giá tối đa 2 thửa đất.

- Trong trường hợp 01 đơn đấu giá 02 ô đất trở lên thì các ô đất trong đơn này phải cùng một mức giá.

- Giá 01 bộ hồ sơ là 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng). 3. Bảo lãnh dự đấu giá:

a. Người tham gia đấu giá khi nộp Hố sơ dự đấu giá phải nộp cho Bên tổ chức đấu giá khoản tiền bảo lãnh trách nhiệm tham dự đấu giá. Bảo lãnh bằng tiền mặt với giá trị là: 15.000.000 VNĐ/1 thửa đất (Mười năm triệu đồng cho một thửa đất), số tiền bảo lãnh được nộp

vào kho bạc Nhà nước huyện Đông Anh (không tính lãi và trượt giá).

b. Khi nộp đủ tiền bảo lãnh dự đấu giá, Người tham gia đấu giá phôtô phiếu thu nộp cùng hồ sơ tham dự đấu giá vào Ban quản lý huyện Đông Anh để xác nhận việc nộp đủ tiền bảo lãnh của Người tham gia đấu giá. Việc xác nhận này là một trong những điều kiện để xem xét, quyết định tư cách Người tham gia đấu giá.

c. Người không trúng đấu giá, sẽ được hoàn trả tiền bảo lãnh dự đấu giá sau 03 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá. Việc hoàn trả tiền bảo lãnh thực hiện trong thời gian không quá 05 ngày (tính theo ngày làm việc).

d. Tiền bảo lãnh dự đấu giá không được hoàn trả cho Người tham gia đấu giá và được nộp vào ngân sách Nhà nước trong trường hợp Người tham gia đấu giá có các hành vi vi phạm Quy chế đấu giá được quy định tại điều 18 và 19 quy chế này.

e. Số tiền bảo lãnh dự đấu giá đã nộp của Người trúng đấu giá được tính vào tổng số tiền phải nộp cho thửa đất trúng đấu giá.

Điều 8: Thành lập hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất:

1. Hội đồng xét đấu giá quyền sử dụng đất gồm:

- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh – làm Chủ tịch hội đồng;

- Giám đốc Ban quản lý dự án huyện Đông Anh: Phó chủ tịch hội đồng; - Trưởng một số phòng ban trực thuộc Huyện – Uỷ viên hội đồng.

UBND huyện Đông Anh mời:

- Đại diện sở Tài chính: Uỷ viên hội đồng;

- Đại diện sở Tài nguyên môi trường và Nhà đất: Uỷ viên hội đồng.

Hội đồng xét đấu giá là tổ chức tư vấn giúp UBND huyện Đông Anh tổ chức đấu giá, xét đấu giá và lập danh sách đơn vị, cá nhân trúng đấu giá dề nghị UBND Thành phố phê duyệt.

2. Tổ công tác giúp việc đấu giá: Do UBND huyện Đông Anh quyết định thành lập. Thành viên tổ công tác gồm: Giám đốc Ban quản lý dự án Huyện và lãnh đạo các phòng chức năng thuộc Huyện: Kế hoạch kinh tế và phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên môi trường và nhà đất, Xây dựng - đô thị và các thành viên khác nếu cần thiết.

Tổ công tác có nhiệm vụ giúp việc cho UBND Huyện và Hội đồng xét đấu giá trong quá trình tổ chức đấu giá.

Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện nhiệm vụ theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số 137/2005/QĐ-UB ngày 09 tháng 9 năm 2005 của UBND Thành phố Hà Nội và Quy chế đấu giá này.

Điều 9: Nộp hồ sơ tham gia đấu giá:

1. Hồ sơ tham gia đấu giá gồm có:

a. Đơn dự đấu giá theo mẫu: Người tham gia đấu giá phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, các thông tin yêu cầu trên mẫu đơn và ký tên (đóng dấu nếu là tổ chức, doanh nghiệp).

b. Bản sao giấy đăng ký kinh doanh (sao công chứng) và giấy uỷ quyền (nếu có): Đối với tổ chức, doanh nghiệp.

c. Bản photocopy sổ hộ khẩu (phải xuất trình bản gốc để đối chiếu): Đối với hộ gia đình và cá nhân.

d. Bản photocopy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu (phải xuất trình bản gốc để đối chiếu): Đối với người tham gia đấu giá.

e. Giấy xác nhận đã nộp đủ bảo lãnh dự đấu giá (bản gốc).

*) Trường hợp chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của Người tham gia đấu giá bị thất lạc, phải có xác nhận của cơ quan Công an.

*) Trường hợp người không có hộ khẩu tại Hà Nội ngoài các giấy tờ nêu trên phải có thêm các loại giấy tờ sau:

+ Hợp đồng lao động với các cơ quan, tổ chức tại Hà Nội;

+ Quyết định tuyển dụng lao động của cơ quan, tổ chức sử dụng lao động;

+ Giấy xác nhận đã đóng bảo hiểm tại Hà Nội 03 năm liên tục.

2. Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ: Được quy định trong bản chỉ dẫn Người tham gia đấu giá (trong hồ sơ mời đấu giá).

3. Việc xác định tư cách Người tham gia đấu giá: Được tiến hành sau khi hết hạn nộp hồ sơ, trước sự chứng kiến của các cơ quan mời dự, đại diện một số Người tham gia đấu giá (do Hội đồng đấu giá chọn ngẫu nhiên theo danh sách) và được lập biên bản kèm theo danh sách xác định tư cách Người tham gia đấu giá.

4. Chỉ những người đủ tư cách mới được tham gia đấu giá.

Điều 10: Phiếu đấu giá:

Phiêú đâú giá hợp lệ là phiêú được ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu do bên mời đấu giá phát hành và thống nhất với hồ sơ xác định tư cách Người tham gia đấu giá. Số tiền bỏ giá bằng chữ và bằng số trong phiếu đấu giá phải thống nhất, nếu có sự sai lệch sẽ bị coi là không hợp lệ.

Điều 11: Trình tự, thủ tục và thời gian tham dự đấu giá:

1. Hội đồng đấu giá thông báo mời dự dấu giá: Ghi rõ ngày, giờ, địa điểm đăng ký dự đấu giá, trong thông báo mời đấu giá các tổ chức, cá nhân chủ động tới dự (không có giấy mời riêng), bán hồ sơ đấu giá, hướng dẫn Người tham gia đấu giá thăm thực địa.

2. Đăng ký tham dự: Người tham gia đấu giá đăng ký dự đấu giá với Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất tại ban quản lý dự án huyện Đông Anh.

3. Hồ sơ mời đấu giá gồm: - Thông báo mời đấu giá;

- Quy chế đấu giá quyến sử dụng đất; - Mẫu đơn dự đấu giá;

- Chỉ dẫn Người tham gia đấu giá: giới thiệu chi tiết các thửa đất, các công trình hạ tầng kỹ thuật liên quan; kết cấu, kiến trúc công trình, thờI gian địa điểm đăng ký, nộp hồ sơ dự đấu giá, điều kiện dự đấu giá, mở phiên đấu giá, xét giá, thủ tục nộp tiền, nhận đất v.v…

- Sơ đồ phụ lục các thông số chi tiết thửa đất phục vụ đấu giá được duyệt.

4. Trách nhiệm của Người tham gia đấu giá: Phải nộp bảo lãnh dự đấu giá và nộp hồ sơ để xác định tư cách Người tham gia đấu giá cho Hội đồng đấu giá.

5. Việc xét tư cách Người tham gia đấu giá QSD đất: Hội đồng đấu giá xem xét, quyết định và niêm yết công khai danh sách những Người tham gia đấu giá không đủ tư cách trước khi tổ chức mở phiên đấu giá.

Điều 12: Giá sàn, bước giá, giá hợp lệ, công thức bỏ giá và giá trúng:

1. Giá sàn được duyệt theo quyết định của UBND Thành phố là: 3 triệu đồng/m2 (Ba triệu đồng một mét vuông đất).

2. Bước giá được quy định là: 200.000 đồng/m2 (Hai trăm nghìn đồng chẵn).

3. Giá hợp lệ của vòng đấu:

- Giá hợp lệ tối thiểu phải bằng từ giá sàn được duyệt trở lên;

* Giá hợp lệ của vòng đấu = Giá sàn + (n) lần bước giá (n là các số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4,…)

- Nếu bỏ sai bước giá sẽ bị làm tròn theo nguyên tắc cộng tăng cho tròn bước giá.

4. Công thức bỏ giá:

Giá hợp lệ được công bố là: “A” thì giá bỏ hợp lệ sẽ phải là từ A đồng trở lên (Có thể là: A đồng; A + 200.000 đồng; A + 400.000 đồng;…).

5. Giá trúng và tổng số tiền phải nộp:

a. Giá trúng: là những giá trả cho 1m2 đất hợp lệ được chọn từ cao nhất xuống thấp dần cho đến khi đủ số lượng thửa đất đưa ra đấu giá được Hội đồng đấu giá xác định.

b. Tổng số tiền phải nộp được xác định bằng giá trúng đấu giá nhân với diện tích (diện tích được phép xây dựng + diện tích sân sau) thửa đất thực tế khi bàn giao ngoài thực địa.

Điều 13: Trình tự mở phiên đấu giá, nguyên tắc bỏ giá và xét giá:

1. Trình tự mở phiên đấu giá:

- Người tham gia đấu giá đủ điều kiện sẽ được mời vào phòng đấu giá để tham gia bỏ giá, phải xuất trình phiếu thu bảo lãnh (bản chính) để được nhận phiếu đấu giá;

- Người tham gia đấu giá viết các thông tin và bỏ phiếu đấu giá vào hòm phiếu; Hội đồng đấu giá sẽ công bố các nội dung trong phiếu đấu giá của từng Người tham gia đấu giá;

- Thời gian bỏ giá không quá 20 phút kể từ khi bắt đầu công bố viết phiếu đấu giá.

2. Nguyên tắc bỏ giá:

- Việc bỏ giá đấu giá ở các thửa đất được tiến hành một vòng duy nhất, tất cả những Người đăng ký đấu giá đủ điều kiện sẽ cùng tham gia bỏ giá 01 lần;

- Mỗi tổ chức được mua 01 – 05 hồ sơ dự đấu giá (Mỗi bộ hồ sơ chỉ được nhận 01 phiếu bỏ giá ứng với một mức giá) và mỗi tổ chức được đăng ký tối đa là 10 thửa đất, cụ thể tổ chức đó có thể dùng 01 bộ hồ sơ (có một mức giá) đến 05 bộ hồ sơ (có 5 mức giá) nhưng cũng chỉ được đăng ký tối đa là 10 thửa đất;

- Mỗi cá nhân được mua 01 đến 02 hồ sơ dự đấu giá (Mỗi bộ hồ sơ chỉ được nhận 01 phiếu bỏ giá ứng với một mức giá) và mỗi cá nhân được đăng ký tối đa là 02 thửa đất cụ thể: Cá nhân đó có thể dùng một bộ hồ sơ (có 1 mức giá) đến 2 bộ hồ sơ (có 2 mức giá) nhưng cũng chỉ được đăng ký tôi đa 02 thửa đất;

- Trong trường hợp 01 đơn đấu giá 02 thửa đất trở lên thì các thửa đất trong đơn này phải cùng một mức giá.

3. Việc xét giá: Được tiến hành công khai, tại chỗ, Hội đồng đấu giá chỉ xem xét các phiếu đấu giá hợp lệ. Việc xếp hạng theo giá đấu giá từ cao

xuống thấp, có sự kiểm tra cua Hội đồng đấu giá và người tham gia đấu giá.

Điều 14: Xác đinh Người trúng đấu giá, giá trúng đấu giá và lựa chọn thửa đất:

1. NgườI trúng giá: là những Người có giá trả cho 1m2 đất hợp lệ được chọn từ cao nhất xuống thấp dần cho đến khi đủ số lượng thửa đất đưa ra đấu giá được Hội đồng đấu giá xac định.

2. Cách xác định Người trúng đấu giá: Nếu có nhiều Người tham gia đấu giá bỏ giá bằng nhau thì tổ chức bốc thăm để xác định người trúng đấu giá và thứ tự trúng giá.

3. Việc lựa chọn thửa đất: Người trúng giá dựa trên nguyên tắc: Người bỏ giá cao hơn sẽ được lựa chọn trước theo thứ tự từ 01 đến hết các thửa đất đem ra đấu giá.

4. Việc thông báo kết quả trúng giá: Danh sách Người trúng giá được lập cùng biên bản xét đấu giá và công bố ngay sau khi kết thúc phiên đấu giá, có sự chứng kiến của đại diện các bên.

Điều 15: Phê duyệt kết quả đấu giá:

Căn cứ biên bản đấu giá: kết quả đấu giá và đề nghị của Hội đồng đấu giá, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh xem xét trình UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt kết quả đấu giá làm cơ sở cho việc nộp tiền sử dụng đất và lập hồ sơ giao đất.

Điều 16: Nộp tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất:

Người trúng đấu giá phải nộp tiền trúng đấu giá vào ngân sách Nhà nước theo quy định sau:

+ Thời gian 45 ngày kể từ ngày mở phiên đấu giá, quá thời hạn trên cá nhân, tổ chức trúng đấu giá sẽ bị hủy bỏ kết quả đấu giá;

+ Người trúng giá bị hủy bỏ kết quả trúng giá của mình và được hoàn lại số tiền đã hộp mà không được tính lãi, trượt giá, đồng thời bị tịch thu số tiền bảo lãnh dự đấu giá nộp ngân sách Nhà nước.

Điều 17: Bàn giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Người trúng đấu giá:

1. Bàn giao thửa đất:

- Sau khi nộp đủ tiền trúng đấu giá đất theo qui định, Người trúng đấu giá sẽ được bàn giao thửa đất tại thực địa. Việc bàn giao thửa đất do Ban quản lý dự án và Phòng Tài nguyên môi trường và nhà đất thực hiện, có sự giám sát của các cơ quan liên quan;

- Thời gian bàn giao đất tại thực địa cho Người trúng đấu giá chậm nhất đến trước ngày 30/6/2006;

- Nếu chậm bàn giao đất cho người trúng giá so với thời gian quy định

Một phần của tài liệu Đấu giá QSD đất trên địa bàn huyện Đông Anh (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w