Các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện vấn đề “Đấu giá QSD đất trên địa bàn huyện Đông Anh”:

Một phần của tài liệu Đấu giá QSD đất trên địa bàn huyện Đông Anh (Trang 67 - 72)

- HỘI ĐỒNG ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN ĐÔNG ANH

B. Đối tượng, Người tham gia đấu giá:

3.2. Các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện vấn đề “Đấu giá QSD đất trên địa bàn huyện Đông Anh”:

trên địa bàn huyện Đông Anh”:

3.2.1. Về công tác lãnh đạo:

3.2.1.1. Về tổ chức công tác lãnh đạo hiện tại:

Hiện tại, công tác đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện bởi hai cơ quan đó là: Ban quản lý dự án huyện Đông Anh và Phòng Tài nguyên môi trường và Nhà đất huyện Đông Anh. Nhiệm vụ và chức năng của mỗi phòng ban đối với viếc tổ chức đấu giá như sau:

- Chuẩn bị diện tích đất đấu giá: đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật;

- Tổ chức đấu giá: Thông báo mời đấu giá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, bán hồ sơ mời đấu giá, tổ chức phiên đấu giá.

b. Phòng Tài nguyên môi trường và Nhà đất huyện Đông Anh:

- Bàn giao thửa đất: sau khi Người trúng đấu giá hộp đủ tiền trúng đấu giá đất theo quy định;

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Phòng Tài nguyên môi trường và Nhà đất có trách nhiệm hướng dẫn Người trúng đấu giá lập hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thửa đất trúng đấu giá.

3.2.1.2. Nhận xét, và đưa ra giải pháp: a. Nhận xét:

- Tuy việc thực hiện tổ chức đấu giá được phân công nhiệm vụ rõ ràng cho hai Phòng, Ban như trên nhưng vẫn xảy ra sự chồng chéo;

+ Đơn cử như công tác chuẩn bị diện tích đấu giá thuộc trách nhiệm của Ban quản lý dự án. Nhưng theo quy định thì Phòng Tài nguyên môi trường và Nhà đất mới chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai. Điều này giải thích vì sao có sự chậm chễ trong công tác chuẩn bị diện tích đấu giá đặc biệt là khâu đền bù giải phóng mặt bằng. Ban quản lý dự án không đủ sức thuyết phục đối với người dân trong khi đất đai là một tài sản lớn đối với họ.

+ Trong công tác bàn giao thửa đất cũng vậy, nếu trách nhiệm chỉ liên quan đến Phòng Tài nguyên môi trường thì không tạo ra sự tin tưởng cho Người tham gia đấu giá. Người bán đấu giá là Ban quản lý dự án trong khi Người giao đất lại là Phòng Tài nguyên.

- Thủ tục bàn giao giữa các giai đoạn tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất giữa hai Phòng, Ban đôi khi cũng làm mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đấu giá đất.

- Phòng Tài nguyên môi trường cũng có một chuyên viên phụ trách về công tác giải phóng mặt bằng. Nhưng một chuyên viên là chửa đủ để làm một khối lượng công việc lớn như vậy. Như vậy cần có sự phối hợp giúp đỡ của các chuyên viên khác thuộc Phòng và cần thiết phải có thêm người cùng thực hiện;

- Nâng cao sự phối hợp của hai Phòng, Ban để thực hiện tốt việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và góp phần hoàn thành kế hoạch đề ra từng năm bằng những chính sách, quy định rõ ràng, cụ thể của UBND huyện Đông Anh.

3.2.2. Về chính sách quản lý đấu giá QSD đất của Huyện:

3.2.2.1. Những chính sách liên quan đến đấu giá QSD đất của Thành phố: - Quyết định số 137/2005/QĐ-UB ngày 9/9/2005 của UBND Thành phố

Hà Nội về việc ban hành quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

3.2.2.2. Những chính sách liên quan đến đấu giá QSD đất của Huyện:

- Quyết định 110/QĐ-UB ngày 22/02/2006 của UBND huyện Đông Anh về việc ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất Khu nhà ở tại xã Liên Hà huyện Đông Anh đợt 2 để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.2.3. Các giải pháp khác:

- Thành phố cần điều chỉnh lại phương thức đấu giá hiện nay. Như đối với đất xây dựng nhà chung cư, cần đấu giá cả lô và thực hiện ít nhất là 2 vòng, còn với đất nhà vườn, biệt thự cần tiến hành từng lô nhỏ theo nhiều vòng;

- Để chống tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, thì người tham dự chỉ được đăng ký tại phiên đấu giá, rút ngắn thời gian đấu giá từ 15 phút xuống 5 phút;

- Cần thay đổi một số phương thức đấu giá để đảm bảo công bằng và mở rộng đối tượng tham gia. Với thửa lẻ thì giá sàn vừa phải, còn nếu cả lô thì giá sàn phải sát giá thị trường để chống tiêu cực;

- Phải căn cứ giá đất mới năm 2006 Thành phố vừa công bố (thấp hơn giá năm 2005 thậm chí có nơi đến 20%) để kiểm tra lại giá sàn và bước giá tại một số dự án, kể cả những dự án chuyển tiếp từ năm 2005 cho phù hợp với thực tế thị trường. Thí dụ: năm 2005 huyện Đông Anh đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng Khu đất xây dựng nhà ở tại xã Liên Hà đợt 1 với giá sàn là 5 triệu đồng/m2, trong khi giá sàn đợt 2 căn cứ khung giá đất năm 2006 là 3 triệu đồng/m2 giảm tới 40%;

- Mở rộng đối tượng tham gia đấu giá quyền sử dụng đất cho những người ở ngoài Hà Nội. Thành phố Hà Nội nên sửa quy định về số người tham gia đấu giá, vì số lượng người tham gia đấu giá theo quy định quá cao so với số lượng người đăng ký tham gia đấu giá thực tế;

- Trước hiện tượng cá nhân, tổ chức thông đồng bỏ giá thầu thấp, gây thiệt hại cho Nhà nước, Huyện phải giữ bí mật tên, địa chỉ, số lượng người tham gia đấu giá, vị trí thửa đất trước phiên đấu giá. Trong khi tổ chức phiên đấu giá, nếu phát hiện các tổ chức, cá nhân có biểu hiện “thông thầu”, thì Hội đồng đấu giá phải kiểm tra xử lý theo quy định. Khi đó, Chủ tịch hội đồng sẽ đình chỉ, huỷ bỏ kết quả đấu giá các trường hợp “thông thầu” và xử lý theo quy định của quy chế đấu giá.

KẾT LUẬN

Sau 15 tuần thực tập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh, em đã thu lượm được rất nhiều kết quả như:

- Thu được nhiều kinh nghiệm thực tiễn, về thủ tục đăng ký, khai báo, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quá trình tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất; cách thức tiếp dân của các cán bộ, công nhân viên Nhà nước;…

- Hiểu biết sâu sắc về tình hình quản lý nhà nước về đất đai, mặt được, những hạn chế, các loại đất đai đặc biệt (như đất kẹt, đất khe…);

- Bước đầu làm quen với lịch làm việc, kỷ luật trong công việc của cán bộ, công nhân viên UBND Huyện;

- Những đức tính cần thiết trong công việc của cán bộ, viên chức Nhà Nước nói riêng, toàn xã hội nói chung;

- Nhận thấy được vị trí quan trọng của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp đối với sự ổn định xã hội, sự phát triển kinh tế, phát triển đất nước Việt Nam;

- Nghiên cứu và hoàn thành được chuyên đề về “Vấn đề đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Anh” góp phần hoàn thiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất cua huyện Đông Anh.

Em mong rằng chuyên đề của mình sẽ được đưa vào áp dụng trong thực tế. Nếu được áp dụng vào tình hình thực tế đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Huyện, theo em nó sẽ đạt được những kết quả sau:

- Giúp các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất có cách nhìn nhận khách quan và toàn diện hơn. Vì chuyên đề nghiên cứu kỹ lưỡng thực tế kết quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Huyện;

- Góp phần tạo sự công bằng cho các đối tượng tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, vì chuyên đề có đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn những tiêu cực xảy ra trong quá trình tổ chức phiên đấu giá;

- Góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước đối với công tác đấu giá quyền sử dụng đất, do chuyên đề phân tích kỹ về cách quản lý nhà nước trong đấu giá quyền sử dụng đất và nêu ra các giải pháp nhằm hoàn thiện. Để hoàn thành tốt đẹp chuyên đề này, có sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ, công nhân viên Phòng Tài nguyên môi trường huyện Đông Anh và sự hướng dẫn hết mình của TS.Nguyễn Thế Phán.

Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, viên chức Phòng tài nguyên môi trường huyện Đông Anh!

Em xin cảm ơn Thầy Nguyễn Thế Phán đã hướng dẫn giúp em hoàn thành chuyên đề này!

Một phần của tài liệu Đấu giá QSD đất trên địa bàn huyện Đông Anh (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w