Những mặt hạn chế.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải- chi nhánh hà nội (Trang 53 - 56)

- Các doanh nghiệp trên địa bàn đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô vốn chưa lớn nên các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán

2.5.2. Những mặt hạn chế.

Về công tác thu thập thông tin phục vụ cho việc phân tích

Hiện nay chi nhánh, công tác thu thập thông tin phục vụ cho việc phân tích tín dụng còn rất hạn chế. CBTD chủ yếu thu thập thông tin qua các nguồn như hồ sơ của khách hàng, các chi nhánh khác, hội sở, CIC mà bỏ qua các nguồn thông tin từ các cơ quan có liên quan, thông tin từ báo chí. Hệ thống thông tin sử dụng cho việc đánh giá thiện chí trả nợ, khả năng trả nợ của doanh nghiệp chưa thật đầy đủ, một số thông tin không chính xác, có trường hợp doanh nghiệp sửa chữa các số liệu trên các báo cáo tài chính để được cấp tín dụng (hầu hết các báo cáo mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng hiện nay đều chưa qua kiểm toán).

Thông tin lưu trữ tại ngân hàng: hiện nay việc lưu trữ thông tin khách hàng tại chi nhánh chưa được chú trọng. Sau khi giải ngân toàn bộ hồ sơ về khách hàng vay và khoản vay được cất vào trong tủ, một khoảng thời gian sau đó được đưa vào kho lưu trữ. Cho đến thời điểm này ngân hàng chưa có một phần mềm tin học nào để lưu trữ thông tin vì vậy mà việc tìm kiếm lại gặp rất nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian, công sức, dễ bị thất lạc bỏ quên, thông tin thu lại không chính xác, không cập nhật.

liên tục, có trường hợp khách hàng đã trả hết nợ nhưng trên CIC vẫn còn dư nợ.

Nguồn thông tin thu thập từ các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề để tham khảo chủ yếu là từ các tạp chí chuyên ngành, báo và các phương tiện thông tin đại chúng, ngân hàng chưa có bộ phận nghiên cứu tổng hợp dự báo nên việc xác định thông tin về doanh nghiệp là rất hạn chế và không dễ dàng.

Việc tìm hiểu thông tin từ các cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, cơ quan công an, hiệp hội doanh nghiệp… rất khó khăn, chủ yếu phải dựa vào các mối quan hệ và CBTD chưa thật sự quan tâm vào nguồn thông tin này.

Về việc tổ chức phân tích, thẩm định tín dụng.

Việc phân tích các chỉ tiêu còn riêng rẽ, chưa nghiên cứu chúng trong mối quan hệ lẫn nhau, nên kết quả phân tích còn thiếu xót. Các chỉ tiêu tính toán ít nhiều còn mang tính chủ quan, dựa theo chuẩn mực. Dù có phân tích các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh nhưng CBTD chỉ tập trung giải thích nguyên nhân tại sao tăng, giảm chưa chú ý nếu các khoản mục này thay đổi thì ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh của doanh nghiêp. Và một thiếu sót quan trọng nữa đó là trong quá trình phân tích CBTD không so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp xin vay với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, so sánh với doanh nghiệp cạnh tranh. Mặc dù tình hình tài chính của khách hàng vay tốt dần lên theo thời gian nhưng so với xu hướng chung của ngành vẫn còn thua kém nhiều, tốc độ tăng trưởng chậm hơn, lúc này chúng ta không thể kết luận tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt được

Hiện nay MSB- HN chủ yếu cho vay những khách hàng có tài sản bảo đảm, điều này làm cho quá trình phân tích tín dụng đôi khi thiên về tài sản bảo đảm, khách hàng chưa được tốt nhưng có tài sản bảo đảm an toàn ngân hàng vẫn cho vay. Ngoài ra, một điều chúng ta không thể phủ nhận là các thông tin kinh tế tại Việt Nam hiện nay còn rất thiếu và chưa có cơ sở để tin cậy. Trong khi đó việc phân tích khoản vay hoàn toàn dựa vào dự toán, phán đoán mà cơ sở để thực hiện chính là các nguồn thông tin do khách hàng cung cấp.

Những hạn chế về nhân sự

động trong công việc. Tuy nhiên, sự trẻ nên kinh nghiệm chưa nhiều (cả kinh nghiệm sống lẫn kinh nghiệm nghề nghiệp), mà nghề tín dụng đòi hỏi CBTD phải có nhiều kinh nghiệm. Ở đây nói đến vấn đề kinh nghiệm, vì trong quá trình thu thập thông tin để phân tích bao gồm thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Về thông tin tài chính thì CBTD có thể thu thập và đánh giá thông qua học hỏi, nhưng quá trình thu thập thông tin phi tài chính là quá trình phức tạp, đòi hỏi không những kinh nghiệm nghề nghiệp mà cả kinh nghiệm sống dồi dào. Đó là chưa nói đến khâu phân tích phi tài chính, nó đòi hỏi cả một nghệ thuật và kiến thức rộng

Về tài sản đảm bảo

Hiện nay, tình hình thị trường bất động sản và các động sản có nhiều diễn biến phức tạp, vì vậy một số tài sản chưa đánh giá chính xác giá trị của nó. Quá trình thanh lý tài sản tài sản đảm bảo khó khăn từ khâu thủ tục đến khâu phát mãi. Tài sản đảm bảo thường bị người mua ép giá nên không thể bán đúng giá trị của nó.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải- chi nhánh hà nội (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w