Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (Trang 35 - 37)

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.Trong các hoạt động của ngân hàng thì hai hoạt

Đại hội cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban tổng giám đốc

Ban kiểm soát

Các uỷ ban cao cấp

Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ

Công ty CK Thăng Long

Công ty AMC Phòng Đầu tư &

Dự án Khối mạng lưới bán hàng Khối Treasury Khối khách hàng cá nhân Khối khách hàng DN Khối QLTD Phòng KHTH & Pháp chế TT Công nghệ TT Khối Tổ chức, nhân sự, hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng nghiên cứu phát triển &XD Sở giao dịch và các chi nhánh

động chính là cho vay và huy động vốn. Ngân hàng muốn hoạt động cho vay thì phải có vốn, muốn có vốn phải huy động chủ yếu. Vì thế huy động vốn là bước khởi đầu quan trọng nhất để có được các hoạt động tiếp theo trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay. Trong những năm qua, Ngân hàng Quân đội luôn xác định tạo vốn là khâu mở đường, là cơ sở bảo đảm cho hoạt động kinh doanh để Ngân hàng phát triển, nên mặt bằng vốn vững chắc ngày càng tăng trưởng cả VNĐ và ngoại tệ. Do vậy, Ngân hàng rất quan tâm đến công tác huy động vốn với phương châm " đi vay để cho vay'' đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc đa dạng hoá các hình thức, biện pháp, các kênh huy động từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Đơn vị: Tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu

2005 2006 2007

Số tiền Số tiền +/-% Số tiền +/-%

Tổng tài sản nợ 6.509 8.214 +26 13.864 +68,7 Vốn huy động 4.983 7.046 +41 11.241 +59,5

- Loại không kỳ hạn 2.823 3.016 +6,8 4.175 +38,4 - Loại có kỳ hạn 1.002 1.115 +11,2 1.157 +3,7 - Tiền gửi TK, cá nhân 646 2.318 +358 4.418 +90 - Tiền gửi của TCTD trong

nước

512 597 +16 1.490 +250

Vốn và quỹ ngân hàng 480 637 +32 1.413 +221,8 Tài sản nợ khác 1.046 531 -49,2 1.210 +227,8

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHQĐ)

Các số liệu trên bảng 2.1 cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quân đội hàng năm đều có tốc độ tăng trưởng cao.Cụ thể là:

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động bình quân năm đạt 50%/ năm. Trong đó, năm 2007 tăng cao nhất đạt 11.241 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2006 là 59,5%.Trong các nguồn vốn huy động thì tiền gửi không kỳ hạn của các Doanh nghiệp luôn có tốc độ tăng trưởng cào và chiếm tỷ trọng lớn trong

nguồn vốn huy động. Đây là lợi thế của Ngân hàng Quân đội bởi lãi suất huy động loại tiền này rất thấp (0.2%/tháng) so với tiền gửi có kỳ hạn của dân cư. Năm 2006 và năm 2007 là năm bất phá mạnh của Ngân hàng về lãi suất tiền gửi của dân cư, nếu như năm 2006 đạt 2.318 tỷ đồng tăng 358% so với năm 2005 thì năm 2007 đạt 4.418 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2005 là 683% và so với năm 2006 là 90%. Điều này cho thấy khách hàng đã dần biết đến Ngân hàng TMCP Quân đội và tin tưởng vào Ngân hàng. Trước đây, khách hàng thường chỉ gửi tiền tại các Ngân hàng quốc doanh mặc dù lãi suất thấp nhưng họ cho rằng rất an toàn còn các Ngân hàng TMCP thì lãi suất hấp dẫn tuy nhiên sợ không an toàn. Khách hàng rất nhạy cảm với vấn đề này mà điển hình là sự việc khách hàng đến rút tiền ồ ạt tại Ngân hàng ACB, Ngân hàng Nông thôn Ninh Bình năm 2006 do có những thông tin thất thiệt về hai ngân hàng này.

Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, vốn tự có của Ngân hàng TMCP Quân đội đã góp phần đáng kể vào nguồn vốn huy động. Tuy vốn tự có chưa có nhiều nhưng có tốc độ tăng trưởng hàng năm rất khá. Đến 31/12/2005, Ngân hàng Quân đội đã tăng vốn điều lệ 450 tỷ đồng và năm 31/12/2006 con số này là 1.045 tỷ đồng.Và tính đến 27/12/2007, ngân hàng Quân đội đã được Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công nhận mức vốn điều lệ mới của ngân hàng là: 2.000 tỷ đồng theo sự chấp thuận cả Thống đốc NHNN Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (Trang 35 - 37)