Kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân 1 Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (Trang 57 - 61)

- Thu từ hoạt động khác 121 180 +48,7 230 27,

2.3.3. Kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân 1 Kết quả đạt được

2.3.3.1. Kết quả đạt được

Là một ngân hàng thương mại cổ phần ra đời và phát triển trong thời kỳ đổi mới, Ngân hàng TMCP Quân đội đã không ngừng vươn lên, nỗ lực đổi mới phương thức hoạt động gắn liền với việc ứng dụng công nghệ ngân hàng

và kiện toàn tổ chức bộ máy đáp ứng nhu cầu về vốn và dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, Ngân hàng TMCP Quân đội đã dần khẳng định được uy tín bằng việc tăng trưởng ổn định, vững chắc, tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận luôn ở mức trên 50%.

Chất lượng tín dụng luôn được ngân hàng Quân đội xác định là mối quan tâm hàng đầu trong hoạt động tín dụng. Trong những năm qua, ngân hàng Quân đội đã tập trung nâng cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống nói chung và đối với DNXL nói riêng, nên đã đạt được kết quả đáng khích lệ thể hiện qua những mặt chủ yếu sau:

 Trước tiên về nguồn vốn huy động phục vụ cho nhu cầu vay vốn của khách hàng: Ngân hàng TMCP Quân đội đã luôn tích cực trong việc thu hút các nguồn vốn rẻ, dài hạn để tài trợ cho các DNXL. Quy mô tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng có xu hướng tăng lên qua các năm gần đây, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng DNXL. Điều này hạn chế việc các DNXL dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ trung và dài hạn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mua sắm máy móc, trang thiết bị mới phục vụ hiệu quả cho việc thi công của các DNXL, đặc biệt là đối với Tổng công ty Thành An, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Công ty Xây dựng Lũng Lô và các đơn vị thành viên...

 Ngân hàng Quân đội đã thiết lập được mối quan hệ với nhiều khách lớn, khách hàng truyền thống đặc biệt là các khách hàng là DNXL thuộc quân đội, thị phần đầu tư cho vay của ngân hàng được xác lập. Ngân hàng luôn luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng và thường xuyên đổi mới phong cách và chất lượng phục vụ nhằm thu hút và mở rộng cho vay theo hướng đa dạng hoá, đa phương thức, đa thành phần kinh

tế, dần dần chọn lọc khách hàng để đưa vào đội ngũ khách hàng truyền thống.

 Trong quá trình cho vay, ngân hàng Quân đội dã thực hiện đầy đủ những quy định về thủ tục vay vốn theo các văn bản mà NHNN đề ra, Cán bộ của ngân hàng đã thực hiện các vấn đề xem xét thị trường, sản phẩm tiêu thụ, theo dõi khách hàng...hướng dẫn khách hàng trong việc lập hồ sơ vay vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành thủ tục xin vay một cách nhanh chóng và thuận lợi.

 Ngân hàng Quân đội đã và đang hướng tới đa phương thức và hình thức cho vay. Trong những năm qua đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản ngân hàng đã tiến hành thẩm định kỹ từng công trình, đảm bảo cho vay và thu nợ đúng theo công trình. Phương thức cho vay trên bước đầu gây khó khăn cho khách hàng bởi lẽ khách hàng chỉ thích vay theo hạn mức khung cả năm, không vay theo từng công trình cụ thể điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xác định được dòng tiền của công trình.

 Chính sách lãi suất cho vay của ngân hàng Quân đội linh hoạt, cạnh tranh và có tính chất định hướng rõ ràng là : ưu tiên các DnXL có tình hình tài chính tốt, có phương án sản xuât thi công khả thi và thường xuyên sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

 Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất CBTD tạo điều kiện để CBTD thực hiện tốt nhiệm vụ thẩm định, kiểm tra, giám sát các khoản cho vay đảm bảo cho vay đúng mục đích và thu hồi vốn kịp thời. Ngoài ra, ngân hàng Quân đội tách bạch các khâu thẩm định cho vay và quyết định cho vay, thực hiện tái thẩm định đối với các khoản vay lớn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng tín dụng, đồng thời chấp hành tốt các quy định và thể lệ tín dụng cho NHNN ban hành.

2.3.3.2. Hạn chế

 Mức tăng trưởng tín dụng còn chậm so với tăng trưởng huy động vốn. Điều này cho thấy ngân hàng Quân đội còn chưa sử dụng hết nguồn vốn cho vay, dẫn đến hiệu quả chưa cao.

 Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo đối với DNXL đang ở mức khá cao. Tỷ lệ này năm 2005 là 74,8%, năm 2006 là 70,6%, năm 2007 là 64,8%. Tuy tỷ lệ này có giảm qua các năm song ở vẫn ở mức khá cao do khách hàng là DNNN của ngân hàng Quân đội vẫn chiếm tỷ trọng lớn mà tài sản của doanh nghiệp này rất thấp.

 Việc đa dạng hoá khách hàng, ngành hàng, thị trường kinh doanh trong cho vay cũng chưa được hoàn thiện. Các khoản vay lớn chỉ chủ yếu tập trung vào các ngành xây dựng cơ bản chiếm trên 30% dư nợ. Điều này sẽ không an toàn cho ngân hàng khi các ngành xây dựng cơ bản gặp khó khăn về huy động vốn đầu tư.

 Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tuy thấp (ở dưới mức 3%) so với các NHTM khác song có xu hướng tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ trọng, đặc biệt là khối DNXL nguy cơ tiềm ẩn nợ quá hạn cao. Nợ quá hạn mặc dù đã tích cực được giải quyết nhưng những yếu tố tiềm ẩn làm phát sinh nợ quá hạn vẫn chưa được giải quyết triệt để.

 Trong khi các dịch vụ tiện ích ngân hàng ngày càng được đa dạng hoá và hiện đại thì các sản phẩm dịch vụ phục vụ các doanh nghiệp thi công xây lắp tại ngân hàng Quân đội còn đơn điệu. Ngoài hoạt động tín dụng, quan hệ của các DNXL mới chỉ dừng lại ở dịch vụ thanh toán trong nước, bảo lãnh (dự thầu, thực hiện hợp đồng...). Khi bảo lãnh, các DNXL phải trả phí và ký quỹ tại ngân hàng. Trong điều kiện vốn kinh doanh của các DNXL ít, vừa vay vốn thi công vừa lo vốn ký quỹ các DNXL sẽ gặp khó khăn.

 Công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới, thích hợp với nền kinh tế thị trường. Phong cách phục vụ giao dịch văn minh, lịch sự của đội ngũ cán bộ đã tạo được sự hài lòng và uy tín đối với khách hàng, tăng được số lượng khách hàng DNXL đến với ngân hàng, mở rộng thị phần cũng như tăng sức cạnh tranh trên thị trường, phân tán rủi ro do quy mô khoản vay nhỏ.

 Chất lượng thẩm định và đánh giá phương án kinh doanh chưa được thống nhất đồng bộ trong toàn hệ thống ngân hàng. Mặc dù đã có quy định tín dụng nhưng chất lượng thẩm định của một số bộ phận trong ngân hàng chưa cao và chưa được thống nhất. Việc định giá tài sản đảm bảo chưa có quy định rõ ràng. Chất lượng thông tin, năng lực chuyên môn của một số CBTD chưa cao và chưa sâu. CBTD tại ngân hàng Quân đội có tuổi đời và tuổi nghề rất trẻ nên còn thiếu nhiều kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (Trang 57 - 61)