Nhân tố môi trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng (Trang 25 - 27)

1.3.1.1 Môi trường pháp luật.

Yếu tố về môi trường pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, nó tác động trực tiếp và chi phối các hoạt động kinh doanh của ngân hàng ví dụ như Luật các tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng Nhà nước…Môi trường pháp

luật ổn định sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển thuận lợi trong đó có hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng được ổn định.

1.3.1.2 Mức độ phát triển của nền kinh tế và thu nhập của người dân.

Như một quy luật, mức độ phát triển kinh tế cao luôn kèm theo sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu công - nông nghiệp - dịch vụ, cơ cấu lao động trong xã hội, tăng mức độ đô thị hoá, thu nhập, chất lượng cuộc sống của dân cư không ngừng được cải thiện...Nhu cầu giao dịch trao đổi trong xã hội không ngừng tăn lên. Từ đó phát sinh nhu cầu cần có những phương thức thanh toán nhanh gọn, tiện lợi, an toàn. Các ngân hàng đã nhanh chóng nhận biết và nắm bắt được nhu cầu đó, thực hiện cung cấp những dịch vụ thích hợp, hoàn hảo nhằm kiếm được lợi nhuận cao.

Mức thu nhập của người dân là một trong những yếu tố trực tiếp quyết định đến lượng tiền gửi vào ngân hàng. Nhìn chung, thu nhập của người dân càng cao, nhu cầu đầu tư và giao dịch của họ tăng lên tương đối so với nhu cầu tiêu dùng và lúc này nhu cầu mở tài khoản cũng như gửi tiền vào ngân hàng sẽ ngày một tăng lên. Thực tế cho thấy, đất nước nào kinh tế càng phát triển, thu nhập dân cư càng cao và ổn định... thì tỷ trọng dân cư mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng càng lớn và ngược lại.

1.3.1.3 Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người dân.

Tập quán tiêu dùng cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển tài khoản tiền gửi của ngân hàng. Nếu ở những vùng mà người dân quen sử dụng tiền nhàn rỗi dưới hình thức cất trữ thì việc ngân hàng muốn mở rộng việc mở tài khoản trong khu vực dân cư và khuyến khích họ thanh toán qua ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn. ở những nước phát triển nhu cầu giao dịch thanh toán qua ngân hàng rất phát triển. Hầu hết những người có thu nhập đều mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên ở những nước kém phát triển thì việc mở tài khoản là rất hạn chế, họ chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Điều này sẽ hạn chế khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại, không phát huy được tính hiệu quả của tài khoản giao dịch. Có thể nói đây

không phải là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn của ngân hàng nhưng lại có giá trị ở chỗ là nó khiến cho gần hết tiền nhàn rỗi trong dân cư được luân chuyển vào ngân hàng.

1.3.1.4 Chủ trương, chính sách của chính phủ trong quản lý các hoạt động thanh toán.

Phương thức thanh toán mà dân cư sử dụng phụ thuộc rất lớn vào thói quen, tâm lý của họ và sự hoàn thiện và phát triển của hệ thống ngân hàng. Nếu như chính phủ để mặc cho hệ thống thanh toán phát triển tự do, không kiểm soát, quản lý, thì sẽ phải mất rất nhiều thời gian để lịch sử tạo ra đầy đủ các điều kiện hợp thành một hệ thống thanh toán hiện đại. Do cần một thời gian dài để tâm lý, thói quen của dân cư dần dần tự thay đổi, các ngân hàng cạnh tranh quyết liệt với nhau tự động bắt tay xây dựng một hệ thống thanh toán bù trừ , liên ngân hàng tốc độ cao...

Chính vì vậy, vai trò quản lý của chính phủ mà cơ quan trực tiếp là NHNN Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của hệ thống thanh toán, bằng việc tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán, đầu tư thúc đẩy phát triển, hiện đại hoá hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hỗ trợ ngân hàng đưa ra những dịch vụ thanh toán hoàn hảo phục vụ khách hàng. chuyển dịch cơ cấu tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển tài khoản tiền gửi cá nhân nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Thượng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w