Sản lượng tôm và lợi nhuận

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt Nam - MS 8 " ppt (Trang 32 - 33)

L ời cảm ơ n

5. Thảo luận và kết luận

5.2 Sản lượng tôm và lợi nhuận

Giá trị trung bình của hệ số chuyển đổi thức ăn, tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ sống và cỡ tôm thu hoạch lần lượt là 1.6, 0,16g/con/ngày, 69% và 50 con/kg. Các chỉ số này không có sự biến động nhiều ở các ao nuôi. Mặc dù có sự khác nhau về chiều dài và trọng lượng của tôm ởđầu vụ song khi thu hoạch các chỉ số này đều giống nhau ở các ao nuôi.

Sản lượng trung bình tính cho nửa ha nuôi đạt trên 1 tấn và có sự biến động rất lớn giữa các nông hộ. Giá trị sản xuất đạt xấp xỉ 76 triệu đồng cho nửa ha chỉ số này cũng biến động lớn giữa các nông hộ (trong khoảng 10 đến 217 triệu/nửa ha). Giá bán trung bình đạt 73 ngàn đồng/kg. Cỡ tôm càng lớn thì giá bán càng cao.

Tổng chi phí sản xuất tính trên nửa ha là gần 46,6 triệu đồng một năm. Giá trị này tương đương với trên 3.000 đô Úc với tỷ giá ở thời điểm viết báo cáo. Các chi phí chiếm tỷ lệ lớn gồm: chi phí thức ăn (51%) tiếp đến là chi phí hoá chất 11% chi phí lao động 11%. Các chi phí có sự biết động lớn giữa các nông hộ nuôi.

Lợi nhuận trung bình đạt xấp xỷ 21 triệu đồng/nửa ha (tương đương 1.300 đô Úc). Giá trị này cao hơn đáng kể so với nhóm không thực hành BMP, nhóm này lợi nhuận trung bình chỉ đạt gần 8 triệu đồng/nửa ha. Tỷ suất sinh lợi bình quân đạt 1,3 tức là đầu tư 1 đồng thì cho thu nhập 1,3 đồng (chỉ số này tương đương với nhóm không thực hành BMP). Điều

này cho thấy áp dụng BMP ở Việt Nam có thể mang lại lợi nhuận và áp dụng BMP có ảnh hưởng tới tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, sự thay đổi về lợi nhuận giữa các nông hộ là đáng kể và có hai trong số chín hộ nuôi bị lỗ.

Cần có sự nghiên cứu ở diện rộng nhằm xác định rõ các yếu tố làm tăng lợi nhuận của sản xuất tôm, tuy nhiên phân tích này cho thấy nông hộ nào sử dụng nhiều thức ăn sẽ cho sản lượng và giá trị cao hơn. Không có sự liên hệ giữa lợi nhuận thu được với các chi phí sản xuất khác. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa lợi nhuận và chi phí thức ăn, chi phí này mang lại thu nhập cao cho các nông hộ. Đây có thể là cơ hội để các nông hộ tăng nguồn vốn đầu tư vào sản xuất tôm. Sự tăng trưởng ngành công nghiệp nuôi tôm ở Việt Nam có tiềm năng duy trì ở mức trung hạn.

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt Nam - MS 8 " ppt (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)