L ời cảm ơ n
5. Thảo luận và kết luận
5.1 Các chỉ số về môi trường nước
Số liệu môi trường nước của nông hộ và cơ quan khuyến ngư đều cho thấy sự không phù hợp của độ trong của ao nuôi khi vượt qua ngưỡng tối cao 40 cm và tối thấp 25 cm của tiêu chuẩn cho phép. So sánh kết quả này với nghiên cứu điều tra ban đầu cho thấy sự tương đồng về vấn đề này ở Nghệ An và Hà Tĩnh (Hạ và Sức 2007). Số liệu điều tra cho thấy độ trong nguồn nước ở Thừa Thiên Huế là tối ưu trong khoảng tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, độ trong giảm trong quá trình thực hành BMP ở tỉnh này. Độ đục do sinh vật phù du nở hoa là mong muốn chung của các ao nuôi cá và tôm (Boyd 1990). Điều này giúp hạn chế sự phát triển của rong do hạn chế được sự chiếu sáng cho quá trình quang hợp của rong. Sự nở hoa của sinh vật phù du giúp tăng sản lượng tôm do kích thích sự phát triển các nguồn thức ăn tự nhiên của tôm. Đồng thời cũng hạn chế tầm nhìn của các loài chim săn mồi tôm nuôi, vì vậy, giảm được stress của loài nuôi khi ăn và bơi lội. Nếu độ trong nhỏ hơn 25 cm và ao nuôi quá đục do thực vật phù du có thể là nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ô-xy hào tan. Nếu độ trong của ao lớn hơn 40 cm thì thực vật phù du là quá ít. Như vậy cần khuyến khích cho sinh vật phù du nở hoa trong ao nuôi một cách phù hợp đồng thời với việc sử dụng quạt nước và phân bón hợp lý.
Sự suy giảm độ muối, nhiệt độ nước và pH đồng thời tăng độ kiềm ở giữa vụ nuôi ở các ao làm tăng độđục vì vậy làm giảm độ trong của nước
Độ muối từ số liệu điều tra ban đầu không nằm trong khoảng thích hợp là 15 đến 25%o. Kết quả của nông hộ và cơ quan khuyến ngư có sự tương đồng với khoảng thích hợp của tất cả các ao khi bắt đầu vụ nuôi, độ muối của các ao ở Nghệ An và Hà Tĩnh tăng nhẹ trong suốt vụ nuôi và đạt mức 27%oở cuối vụ. Ở Thừa Thiên Huế có sự khác thường khi độ muối giảm mạnh ở giữa vụ xuống dưới mức tối thiểu sau đó tăng dần. Như đã đề cập trong phần số liệu nông hộ, điều này do ảnh hưởng của mưa vì vậy đồng thời ảnh hưởng tới nhiệt độ nước, pH, độ kiềm và nồng độ ammonia ở cùng thời điểm. Các số liệu đơn lẻ từ các nông hộ cũng cho thấy trời mưa to nhiều lần ở Thừa Thiên Huế và Hà Tĩnh. Mặc dù tôm sú được chọn làm đối tượng nuôi ở khu vực này do nó có khả năng thích nghi với sự biến động của độ mặn, nhưng nếu sự thay đổi độ mặn quá 10%o trong vài phút hoặc vài giờ thì tôm không thể thích nghi. Nghiên cứu của Tangko & Wardoyo (1985) cho thấy tỷ lệ sống của tôm sú giảm từ 82,2% đến 56,7% khi độ muối giảm thấp xuống 2,5%o/giờ so với 10%o/giờ. Sự biến động độ muối có ảnh hưởng xấu khi tôm lột xác.
Hàm lượng ô-xy hoà tan thấp có ảnh hưởng xấu đến hầu hết các ao nuôi vào buổi sáng. Một số ao hàm lượng này thấp cả vào buổi sáng và buổi chiều điều này tương ứng với tôm yếu, giảm tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ sống. Điều thú vị là số liệu điều tra ban đầu cho thấy hàm lượng ô-xy hoà tan trong khoảng thích hợp (Hạ và Sức 2007), như vậy môi trường tự nhiên không có liên quan. Ô-xy hoà tan trong thời vụ nuôi cần được quan tâm và phản ứng nhanh khi nông hộ thấy có sự suy giảm yếu tố này. Tỷ lệ sống thấp, tăng trưởng của tôm trưởng thành giảm dẫn tới trọng lượng và nhu cầu thức ăn giảm cùng với sự giảm của hàm lượng ô-xy hoà tan. Điều này làm tăng hệ số thức ăn vì vậy thức ăn dư thừa đã lắng xuống đáy ao tạo ra vùng có hàm lượng ô-xy thấp. Hàm lượng ô xy thấp là tiền đề cho các vi khuẩn xâm nhập (Snieszko 1973; Plumb et al. 1976). Thức ăn tự chế được sử
Đánh giá môi trường và kinh tế trong thực hành nuôi tôm ở Việt Nam
Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản 1 và Trường Đại Học Tây Úc 32 dụng ở vùng nghiên cứu làm tăng nhu cầu ôxy sinh học do chúng phân rã nhanh và lắng đọng ởđáy ao. Hàm lượng ôxy hoà tan có thể dễ dàng tăng lên khi sử dụng quạt nước, do vậy nông dân nên sử dụng quạt nước một cách hiệu quả ở những thời gian thích hợp trong ngày. Những vùng tù đọng của ao, nơi không được thoáng khí là luân chuyển tốt, có thể ảnh hưởng đến sự thiếu hụt ôxy của cả hệ thống. Quạt nước nên đạt ở những nơi có khả tăng tạo ra sự luân chuyển nước tối đa. Trong khi nông hộ tăng cường sử dụng thức ăn nhằm tăng lợi nhuận cũng cần chú ý rằng cho thức ăn dư thừa sẽ làm tăng lắng đọng hữu cơ và tiêu hao ôxy do tần số hô hấp cao của bùn đáy thậm chí ngay cả khi trong ao không có tôm. Làm khô và phơi đáy ao trong vài tháng là cần thiết nhằm giúp vi khuẩn phân huỷ các chất hữu cơ và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Tôm là động vật biến nhiệt (hay thuộc nhóm máu lạnh) tức là nhiệt độ cơ thể chúng tương đồng với nhiệt độ nước xung quanh. Vì vậy, nhiệt độ cơ thể tôm thay đổi thường xuyên nên các quá trình sinh hoá phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Tất cả các vùng nuôi đều có sự biến động về nhiệt độ trong suốt vụ nuôi, mặc dù sự biến động này nằm trong khoảng cho phép đối với loài nuôi. Số liệu từ cơ quan khuyến ngư cho thấy có sự giảm mạnh về nhiệt độ vào giữa tháng Tư ở Thừa Thiên Huế và đầu tháng Năm ở Nghệ An. Sự biết động nhiệt độ từ 2 đến 30C hầu như không gây sốc cho tôm nuôi.
Độ kiềm nằm trong khoảng thích hợp ở tất cả các ao nuôi. Trong khi số liệu điều tra ban đầu cho thấy độ kiềm vượt quá mức tối ưu ở Thừa Thiên Huế, trước vụ nuôi ở Thừa Thiên Huế độ kiềm nằm dưới khoảng thích hợp, như vậy điều kiện đã tốt hơn khi nông dân bắt đầu vụ nuôi. Hàm lượng ammonia, nitrate và hydrro sunfua nằm trong khoảng thích hợp ở cả 2 nhóm số liệu, như vậy chúng không có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm.