Phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại XNK Kim loại Việt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66 - 74)

Chương 2: Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty TNHH thương mại XNK Kim Loại Việt

2.2.3Phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty.

2.2.3.1 Chỉ tiêu định lượng

Để đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty , chúng ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu định lượng cơ bản sau đây:

*Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh

Trước hết , chúng ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu cơ bản như : doanh thu, chi phí, lợi nhuận…mà công ty đạt được trong thời gian qua .

Bảng 2.2.3.a :Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh từ 2004-2008

Đơn vị : Triệu đồng

Nguồn : Phòng Tài chính kế tóan

Xét về tổng doanh thu : Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy trong giai đoạn 2004-2008 giá trị doanh thu thuần của công ty không ngừng tăng lên và

Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 1.Doanh thu thuần 926,3 6581,2 17448 32727,8 34896 2.Tổng chi phí 911,9 6472,6 17220,9 32360,2 34441,8 Giá vốn hàng bán 857,1 5916 16325,4 30256,8 32650,8 Chi phí quản lý KD 41.1 397,4 785,3 1692,5 1570,6 Chi phí tài chính 13,7 159.2 110,2 410,9 220,4 3.Lợi nhuận chịu thuế 14,4 108,6 227,1 367,6 452,2 4.Thuế TNDN 4,032 30,408 63,588 102,928 127,176 5.Lợi nhuận sau thuế 10,368 78,192 163,512 264,672 324,44

tăng rất nhanh. Giai đoạn 2004-2005 tăng thêm 5654.9 triệu, giai đoạn 2005-2006 tăng thêm 10866,8 triệu tương ứng 192%, giai đoạn 2006-2007 tăng thêm 15139,3 triệu tương ứng 140,6% , giai đoạn 2007-2008 tăng thêm 2168,2 triệu .Mặc dù giá trị thì tăng nhanh và khá đều qua các năm nhưng tốc độ tăng của doanh thu thì giảm dần. Điều này cho thấy doanh thu thuần tăng không ổn định và tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty là ngày càng khó khăn hơn do xuất hiện thêm nhiều đối thủ và giá Inox ngày càng cao làm cho lượng tiêu thụ của người tiêu dùng giảm.

Xét về tổng chi phí: Trong giai đoạn 2004-2007 tổng chi phí của công ty cũng tăng rất nhanh. Từ 2004-2005 tổng chi phí tăng thêm 5560,7 triệu, giai đoạn 2005-2006 tăng thêm 10748,3 triệu, giai đoạn 2006-2007 tăng thêm 30278,5 triệu. Nguyên nhân của việc tăng tổng chi phí là chủ yếu do việc tăng thêm của giá vốn hàng bán, là chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Nếu như năm 2004 giá vốn hàng bán đạt 857,1 triệu ,chiếm 94% tổng chi phí thì sang 2005 giá vốn hàng bán đạt 5916 triệu, chiếm 91,4% tổng chi phí.Năm 2006 giá vốn hàng bán là 16325,4 triệu, chiếm 95%. Năm 2007 giá vốn hàng bán đã là 30256,8 triệu , chiếm 93,5 % tổng chi phí , năm 2008 giá vốn hàng bán là 32650,8 triệu chiếm 95 %.Như vậy giá vốn trung bình trong giai đoạn 2004-2008 trung bình chiếm 93,4 % tổng chi phí.Đây là một tỷ trọng khá lớn nhưng là phù hợp bởi vì công ty là một công ty xuất nhập khẩu thép Inox, chi phí chủ yếu sẽ là chi phí mua hàng.Ngòai ra,việc tổng chi phí tăng như vậy cũng là một điều dễ hiểu bởi vì quy mô của công ty ngày càng được mở rộng và doanh thu cũng tăng tương ứng.

Xét về lợi nhuận của công ty : Xét từng năm độc lập và với quy mô kinh doanh nhỏ như của công ty thì công ty làm ăn rất có hiệu quả, năm nào cũng mang lại lợi nhuận đặc biệt là năm 2008 với mức lợi nhuận đạt được là 324,44 triệu. Xét trong cả giai đoạn 2004-2008 thì lợi nhuận của công ty tăng

khá đồng đều qua các năm. Năm 2004-2005 tăng 10,368 triệu, giai đoạn 2005-2006 tăng 85,32 triệu, giai đoạn 2006-2007 tăng 101,16 triệu, giai đoạn 2007-2008 tăng 59,768 triệu .Như vậy tăng trung bình 64,15 triệu/ năm. Đây là một con số hợp lý với một công ty mới thành lập được 4 năm như công ty TNHH thương mại XNK Kim loại Việt.

Để đánh giá rõ hơn hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian qua, ta tiến hành phân tích tỷ suất lợi nhuận của công ty.

Bảng 2.2.3b : Tỷ suất lợi nhuận của công ty từ 2004-2008

Đơn vị : %

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008

Mức doanh lợi trên doanh thu 1.55 1.65 1.3 1.12 1.3 Mức doanh lợi trên chi phí kinh 1.6 1.68 1.3 1.14 1.3

Với số liệu như bảng trên ta có thể thấy mức doanh lợi trên doanh thu của công ty qua các năm khá là đồng đều, đạt trung bình là 1,4% Điều này có nghĩa là trong 1000 đồng doanh thu thu được thì có 14 đồng lợi nhuận. Cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh từng năm là khá tốt. Tuy nhiên mức doanh lợi trên doanh thu qua các năm là không ổn định. Nếu như giai đoạn 2004-2005 mức doanh lợi trên doanh thu tăng thêm 0,09(%) thì giai đoạn 2005-2006 mức doanh lợi trên doanh thu giảm 0,35 (%), giai đoạn 2006-2007 lại giảm 0,18(%). Việc không ổn định này cho thấy việc kinh doanh của công ty ngày càng gặp khó khăn, hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm dần. Nếu như năm 2004 trong 1000 đồng doanh thu thu được 15,5 đồng thì đến 2008 trong 1000 đồng doanh thu chỉ còn thu được 13 đồng lợi nhuận.

Tương tự như vậy, mức doanh lợi trên chi phí cũng giảm dần. Năm 2004 cứ 1000 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 1,6 đồng lợi nhuận, nhưng đến 2007 cứ 1000 đồng chi phí bỏ ra thì chỉ còn thu được 13 đồng lợi nhuận.

Như vậy, mặc dù với quy mô hoạt động là tương đối nhỏ nhưng với kết quả kinh doanh hàng năm đều có lãi và đạt ở mức cao thì công ty hòan tòan có khả năng cạnh tranh với các công ty khác có quy mô tương ứng. Tuy nhiên, tốc độ tăng không ổn định và có xu hướng giảm dần gây nên khó khăn cho công ty trong cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt là trong thời gian tới khi mà số lượng đối thủ cạnh tranh và sức ép cạnh tranh trên thị trường Inox việt Nam ngày càng lớn.

* Thị phần của công ty TNHH thương mại XNK Kim loại Việt trên thị trường

Thị phần của công ty TNHH XNK Kim loại Việt trên thị trường đang ngày càng được mở rộng. Với doanh thu đạt được của năm sau lớn hơn năm trước cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty trong việc từng bước mở rộng thị phần của mình, đặc biệt là ở thị trường trong nước. Tuy nhiên do là một công ty XNK có quy mô nhỏ, lại mới thành lập được 5 năm, nên thị phần của công ty trên thị trường có thể nói là chưa đáng kể so với những công ty lớn, lâu năm trên thị trường thép như Hòa Phát, Inox Hòa Bình, Posco, Tisco… Bên cạnh đó với điều kiện thị trường thép cạnh tranh đang xảy ra ngày càng gay gắt : số lượng đối thủ cạnh tranh tăng lên không ngừng, cùng với đó là thị phần của các doanh nghiệp ngày càng bị thu hẹp, bị chia sẻ với các đối thủ mới gia nhập…đã gây nên không ít khó khăn cho công ty trong việc mở rộng thị phần của mình.

Để thấy rõ hơn thị phần của công ty chúng ta xem xét tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường trong nước như sau:

Bảng 2.2.3c: Phân tích tình hình tiêu thụ theo khu vực địa lý

Thị trường 2005 2006 2007 Lượng TT Tỷ Trọng(%) Lượng TT Tỷ Trọng(%) Lượng TT Tỷ Trọng(%) Miền Bắc 509 81,5 1003 75,7 1478,4 70 Miền Nam 115,6 18,5 322 24,3 633,6 30 Tổng SL 624,6 100 1325 100 2112 100

Nguồn : Phòng kinh doanh XNK

Mô hình 2.2.3d: Sản lượng tiêu thụ Inox theo thị trường

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2005 2006 2007 Miền Bắc Miền nam

Qua đồ thị ta thấy, thị trường tiêu thụ trong nước của công ty là Miền Bắc và Miền Nam, trong đó thị trường Miền bắc là chủ yếu, luôn chiến hơn 70 % tổng số lượng tiêu thụ. Ngay từ mới khi đi vào hoạt động kinh doanh, công ty đã xác định đây là thị trường trọng điểm của mình. Và tại đây công ty đã tạo được uy tín nhất định với bạn hàng như: Công ty CP TM XNK Đại Gia, công ty Á Châu TBD, công ty CP TM Thiên Quang, công ty kim khí Thăng Long... Từ đầu mối tiêu thụ chính ở Hà Nội, công ty nỗ lực mở rộng thị trường tiêu thụ sang các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, với việc sớm nhận ra nhu cầu đang ngày càng tăng lên trên thị trường Miền Nam, công ty đã tiến hành thành lập chi nhánh tại TP. HCM nhằm triển khai nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng, vì vậy sản lượng tiêu thụ tại Miền Nam cũng không

ngừng tăng lên trong giai đoạn 2005-2007.Đến nay, số lượng sản phẩm tiêu thụ tại TP.HCM đã chiếm 30% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty. Mở ra triển vọng mở rộng thị phần của công ty tại Miền Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, đối với công ty TNHH XNK Kim loại Việt, hiện tại thị phần của công ty là còn thấp, chưa đáng kể so với thị trường thép Inox Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty mới chỉ có 2 chi nhánh tại HN và TPHCM cùng với đặc thù của nghành thép là mang tính thời vụ và khó vận chuyển, chi phí bốc dỡ cao … lại gặp sự cạnh tranh của các đối thủ khác trong ngành nên việc mở rộng thị phần rất khó khăn. Tuy nhiên việc mở rộng thị phần là một mục tiêu lâu dài và quan trọng gắn với mục tiêu phát triển chung doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này cần phải có thời gian và sự đầu tư thích hợp. Vì vậy, với những kết quả kinh doanh đã đạt được như trên cộng với những chính sách thị trường đúng đắn của công ty trong tương lai gần sẽ giúp công ty có thể mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

2.2.3.2 Chỉ tiêu định tính.

* Nhãn hiệu sản phẩm và uy tín của DN

Là một công ty TNHH tiến hành nhập khẩu thép Inox từ thị trường nước ngòai về phân phối tại Việt Nam, các sản phẩm của công ty Kim loại Việt gắn liền với các nhãn mác của các công ty sản xuất thép nổi tiếng trên thế giới như : Thainox,Nippol steel, Posco, Yusco, Acerinox, Outokumpu…đến từ các nước Trung Quốc, Đài Loan, EU, Hàn Quốc , Thái Lan…đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành phù hợp và được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Tuy nhiên nhãn hiệu thương mại Kim loại Việt cho sản phẩm Inox của công ty lại chưa thực sự được người tiêu dùng biết đến và đánh giá cao.

Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc công ty chưa quan tâm đến việc phát triển nhãn hiệu thương mại, tiến hành quảng bá hình ảnh và sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng nên nhãn hiệu của công ty chưa nổi trên thị trường. Trong khi đó trên thị trường Inox việt Nam có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng ,được người tiêu dùng biết tới như Inox Hòa Bình, công ty Đông Á, Tisco, Posco, thép Việt Nhật. Đây là một điểm yếu của công ty làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

Mặc dù nhãn hiệu chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều nhưng công ty cũng đã phần nào tạo được uy tín, sự tin tưởng với các bạn hàng lâu năm bằng chất lượng, giá cả và sự phục vụ tận tình chu đáo của nhân viên.

* Sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp. Đồng thời nó còn thể hiện được uy tín, hình ảnh của sản phẩm, của công ty trong mắt người tiêu dùng. Với công ty TNHH XNk Kim loại Việt thì mỗi khách hàng đến với công ty đều mua được sản phẩm Inox phù hợp với yêu cầu, ngòai ra còn nhận được sự tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình của công ty trong quá trình mua.Công ty tổ chức đội ngũ nhân viên kinh doanh nhiệt tình và chu đáo, chuẩn bị các hợp đồng kinh tế, soạn thảo sẵn các văn bản cần thiết và hướng dẫn khách hàng các thủ tục mua bán cần thiết. Bên cạnh đó, công ty thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sau bán một cách hiệu quả nhất: hỗ trợ vận chuyển hàng hóa, giải đáp mọi khiếu nại thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng. Vì vậy phần lớn khách hàng đều hài lòng với sản phẩm mà công ty cung cấp và tỷ lệ tái mua hàng là rất cao: 80%. Điều này không phải công ty nào cũng có được và nếu được công ty tiếp tục duy trì và phát huy sẽ làm tăng sự thỏa mãn cho khách

hàng, góp phần tạo lợi thế cho công ty trong cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

* Hiệu quả của các chính sách phân phối và hoạt động xúc tiến

Hiệu quả của các chính sách phân phối sản phẩm góp phần giúp cho công ty có thể tiêu thụ sản phẩm của mình một cách nhanh chóng và tốt nhất. Hiện nay công ty có một số chính sách khá hợp lý phù hợp với quy mô hoạt động của mình: trước hết công ty thực hiện mở rộng mạng lưới tiêu thụ tại Miền Bắc, tiếp đến là đầu tư xây dựng mạng lưới tiêu thụ tại Miền Nam., mục tiêu lâu dài là xây dựng các kênh phân phối khắp cả nước. Công ty tổ chức phân phối theo kênh trực tiếp và gián tiếp, hoạt động phân phối được chỉ sự chỉ đạo trực tiếp từ ban lãnh đạo và sự tham gia của tòan thể nhân viên. Do đó hiệu quả của chính sách phân phối của công ty là khá cao.

Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến của công ty chưa thực sự được ban lãnh đạo và nhân viên quan tâm thực hiện, do đó hiệu quả của các hoạt động xúc tiến là chưa cao.Công ty chưa xây dựng các chiến lược marketing, đầu tư cho hoạt động quảng cáo, công tác tiếp thị cũng như chưa xây dựng bộ phận chuyên trách để thực hiện tất cả những hoạt động này.Vì vậy nhãn hiệu sản phẩm và hình ảnh của công ty chưa thực sự được khách hàng biết đến trên thị trường. Đây là một điểm yếu của công ty làm cho công ty khó khăn trong cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh với những nhãn hiệu nổi tiếng, được người tiêu dùng ưa chuộng.

* Khả năng thích nghi với thị trường

Trong điều kiện mà thị trường kinh doanh thép Inox tại Việt Nam liên tục biến động về số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường, về giá cả của sản phẩm Inox, về nhu cầu của người tiêu dùng … thì khả năng thích ứng với thị trường là một yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp có thể đứng vững và

phát triển trong điều kiện đó. Với công ty TNHH XNK Kim loại Việt thì khả năng thích nghi với thị trường là nằm ở mức trung bình khá.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại XNK Kim loại Việt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66 - 74)