Các chính sách của nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm dệt của Cty Dệt 19-5 Hà Nội (Trang 39 - 41)

III. Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Dệt 1 Nhân tố bên trong

2. Nhân tố bên ngoà

2.3. Các chính sách của nhà nước

Nhà nước có vai trò điều tiết nền kinh tế. Mỗi chính sách hay nghị định mới của nhà nước có ảnh hưởng tức thời tới nền kinh tế. Nếu đó là ảnh hưởng tích cực có lẽ sẽ không phải bàn, nhưng nếu đó là ảnh hưởng tiêu cực thì nó

để lại hậu quả vô cùng to lớn và lâu dài. Do đó, các nhà lãnh đạo nhà nước đã phải hết sức cận trọng và cân nhắc mỗi khi đưa ra các chính sách kinh tế mới.

Từ đầu năm 2001, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu nâng diện tích trồng bông từ 33.000ha hiện nay lên 60.000ha vào năm 2005 và 120.000ha vào năm 2010, nhằm đưa sản lượng bông xơ lên 30.000 tấn vào năm 2010. Chính phủ đã chỉ đạo quy hoạch các vùng trồng bông, cũng như ban hành một số chính sách hỗ trợ cho ngành trồng bông như: hỗ trợ vốn dự trữ hạt bông, ưu tiên vốn tín dụng đầu tư, hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, thành lập Quỹ hỗ trợ giá bông...

Tuy nhiên, các chính sách trên dường như chưa đủ mạnh để tác động cho ngành trồng bông phát triển như mong muốn. Mùa vụ 2003, do bị hạn hán và bị tranh chấp bởi một số cây trồng khác, nên diện tích trồng bông tại Tây Nguyên (vùng trồng bông chủ lực hiện nay) bị giảm đến gần 20%. Nhờ năng suất tăng nên sản lượng bông xơ không giảm so với vụ trước, tuy nhiên, sản lượng không đạt mức kế hoạch đề ra là 15.000 tấn. Việc không tăng được sản lượng trong lúc giá bông thế giới đang lên là một điều đáng tiếc. Đối với vải, năm 2003 vừa qua, sản lượng vải toàn quốc chỉ đạt trên 500 triệu m2, trong khi năng lực sản xuất là 600 triệu m2, còn quá xa so với chỉ tiêu 800 triệu m2 của năm 2005.

Đối với những khâu đòi hỏi nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao như: in, dệt, nhuộm, hoàn tất, nhiều ý kiến đưa ra về việc kêu gọi đầu tư nước ngoài. Song, môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn không thể cạnh tranh với Trung Quốc. Riêng các dự án in nhuộm và hoàn tất, vấn đề cung cấp nước sạch và xử lý nước thải có ý nghĩa quyết định. Giá nước sạch tại Việt Nam hiện nay là 25-30 cents/m3, trong khi giá của Trung Quốc là 13 cents.

Đối với chi phí điện, tiền điện hiện nay của Việt Nam là 7 cents/KWh, cao hơn phí điện năng của Trung Quốc (4,8 - 6). Chi phí cơ sở hạ tầng cũng ở

mức cao, Trung Quốc là 10-12 USD/m2/50 năm, thấp hơn nhiều so với mức chi phí hiện tại của Việt Nam là 20-60 USD/m2/50 năm.

Qua một vài số liệu cụ thể ở trên, ta có thể thây nều nhà nước với các chính sách của mình có ảnh hưởng thế nào đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy cần phải khẳng định rằng nếu không có sự tập trung từ hai phía là những chiến lược đúng đắn của doanh nghiệp và các chính sách hợp lý cùng hướng thực hiện hiệu quả của nhà nước thì nó sẽ gây tác động không tốt tới toàn ngành nói chung, các doanh nghiệp nói riêng

Một phần của tài liệu Nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm dệt của Cty Dệt 19-5 Hà Nội (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w