Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của công ty VILEXIM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở công ty VILEXIM (Trang 44 - 52)

2.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu gạo của VILEXXIM

Là một đơn vị có mặt hàng gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo, VILEXIM đã đóng góp một phần không nhỏ vào kim nghạch xuất khẩu gạo hàng năm của Việt Nam. Mặc dù là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, đa nghề nhưng xuất khẩu gạo của công ty cũng đóng góp khoảng 0.7 % mỗi năm vào tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, đặc biệt trong một số năm gần đây tỷ trọng cũng đã tăng hơn những năm trước, điều đó cho thấy gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu đang được công ty chú trọng và đẩy mạnh. Trong giai đoạn 2006-2008, với những biến động lớn từ thị trường gạo thế giới, công ty VILEXXIM đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội và đạt được những kết quả hết sức ấn tượng trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.

Bảng 5. Kết quả xuất khẩu gạo của VILEXIM giai đoạn 2006-2008

Chỉ

tiêu Đơn vị

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Thực hiện % tăng so năm 2005 Thực hiện % tăng so năm 2006 Thực hiện % tăng so năm 2007 Số lượng Tấn 36243 16% 34048 -6% 33126 -2,7% Giá BQ USD/tấn 273 12,7% 383 40,3% 674 76% KNXK gạo 1000USD 9894,339 26,1% 13038,496 31,8% 22326,924 71,2% (Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – công ty VILEXIM) Quan sát bảng trên, ta thấy kim ngạch xuất khẩu gạo của VILEXIM giai đoạn 2006-2008 vẫn tăng đều mặc dù số lượng gạo xuất khẩu qua các năm có giảm. Sở dĩ như vậy là do cung cầu về gạo có nhiều biến động dẫn tới giá gạo tăng, có thời kỳ giá gạo tăng gấp 2, 3 lần bình thường, khó có thể dự đoán được. Cụ thể, năm 2006 VILEXIM xuất khẩu được hơn 36 nghìn tấn gạo tương ứng với 9,9 triệu USD. Năm 2007 xuất khẩu được hơn 34 nghìn tấn tương ứng với 13 triệu USD, giảm 6% về số lượng nhưng tăng 31,8% về giá trị. Mặc dù đây là một năm khó khăn đối với gạo Việt Nam bởi thiên tai và dịch bệnh, song do nhu cầu tiêu dùng gạo của thế giới tăng cao, nguồn cung hạn chế nên giá gạo xuất khẩu tăng mạnh. Thời gian đó, Ấn Độ phải giảm tiến độ xuất khẩu gạo và nhập khẩu thêm lúa mì để bù đắp lượng gạo thiếu hụt. Inđônêxia trước đây không nhập khẩu gạo, năm đó cũng phải nhập khẩu hơn 1,3 triệu tấn. Bên cạnh đó, việc sản xuất lúa mì ở các nước trên thế giới gặp khó khăn, sản lượng giảm rất mạnh, đặc biệt là ở Ôxtrâylia, bởi vậy nhu cầu về lương thực thay thế là gạo tăng nhanh, cầu lớn hơn cung đẩy giá gạo lên cao. Bởi vậy, công ty đã thu được lợi nhuận cao hơn. Sang đến năm 2008, công ty xuất khẩu được hơn 33 nghìn tấn gạo tương ứng với hơn 22 triệu USD, giảm 2,7% về số lượng nhưng tăng 71,2% về giá trị. Vẫn tiếp diễn tình hình thế giới trong năm 2007, cùng với tình trạng giãn nợ và thu nhập thấp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khiến nhu cầu gạo tăng do gạo vẫn là lương thực chính của gần một nửa trong hơn 6,6 tỷ dân cư toàn cầu. Giá gạo xuất

khẩu của Việt Nam vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2008 tăng mạnh, gấp 2,3 lần bình thường, có thời điểm đạt hơn 1000USD/tấn. Chính phủ lo sợ ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia đã ra quy định ngừng ký kết các hợp đồng xuất khẩu mới, số lượng gạo xuất khẩu do đó mà giảm, song vấn đề sản xuất và xuất khẩu gạo sau đó đã diễn biến thuận lợi hơn. Thời gian đó, VILEXIM cũng xuất khẩu được một container gạo 21 tấn sang Ukraina với giá bán hơn 1000USD. Theo công ty thì lô hàng nói trên có hai loại gạo hương lài (Fragrant Jasmine) và gạo thơm (Jasmine). Đây cũng chính là hướng đi mới mà công ty đã và đang thực hiện: mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước mà người tiêu dùng luôn kén chọn gạo như Châu Âu. Nhờ đó, mặt hàng gạo xuất khẩu của VILEXIM thường có mức giá cao hơn mức giá xuất khẩu bình quân của Việt Nam, các loại gạo cao cấp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Điều này đã góp phần đem lại một khoản lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp và vượt chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu đã đặt ra đến năm 2010. Công ty đã phải tiến hành điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu gạo cho 2 năm tới 2009 và 2010, tiến tới mục tiêu về xuất khẩu gạo cho cả giai đoạn 2006-2010.

2.2.2.2. Đặc điểm sản phẩm gạo xuất khẩu của VILEXIM

Mặt hàng gạo xuất khẩu của công ty VILEXIM trong thời gian qua chủ yếu vẫn là những loại gạo trắng thẳng mà hầu như công ty xuất khẩu gạo nào cũng xuất khẩu các sản phẩm tương tự, đó là các loại gạo 5%, 10%, 15% tấm, gạo nếp 10%... Bên cạnh đó, năm 2008 công ty cũng đã xây dựng được một chiến lược mới về sản phẩm được đánh giá là khá tốt đem lại lợi nhuận cao hơn và là hướng đi mới, mang tính dài hạn mà công ty đang hướng tới. Đó là việc sản xuất kết hợp với thu mua các sản phẩm gạo có chất lượng cao, các loại gạo đặc sản như: Jamine, gạo Nàng Nhen, nếp Phú Tân…để xuất khẩu sang một số nước có yêu cầu khắt khe và đòi hỏi cao hơn về chất lượng gạo như: EU, Nhật… Ban đầu, công ty chỉ xuất khẩu theo đơn đặt hàng của các nước nhập khẩu gạo, chứ không nghiên cứu kỹ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Một vài năm trở lại đây công ty mới quyết định mở ra hướng đi mới, tiến hành đàm phán giao dịch và ký kết

những hợp đồng có giá trị cao, góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty. Tuy nhiên, phần lớn công ty vẫn xuất các loại gạo phẩm cấp trung bình và thấp được đóng trong bao PP (polyprotylen) mới, rẻ hơn so với chất liệu đay, trọng lượng tịnh mỗi bao là 50kg, khoảng 50,6kg cả bì. Đây là những mặt hàng gạo mới được sơ chế, nhập khẩu về để chế biến rồi xuất sang các thị trường khác nên bao bì của công ty chỉ có ý nghĩa đảm bảo cho gạo được bảo quản tốt hơn, thuận tiện cho quá trình bốc dỡ và vận chuyển chứ chưa chú trọng về mặt thẩm mỹ. Mã hàng và nhãn hiệu sản phẩm thường chỉ thể hiện: loại gạo, địa chỉ nước xuất và kèm theo tên cảng đến hoặc nước đến. Do vậy, bao bì chỉ cho biết sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam chứ chưa thể quảng bá cho thương hiệu của công ty. Với đặc trưng những lô gạo xuất khẩu của VILEXIM thường được đóng vào container vận chuyển đến cảng hoặc kho bảo quản, nên việc kẻ ký mã hiệu trên sản phẩm cũng không quá cầu kỳ, tốn kém mà chỉ cần đảm bảo cung cấp các thông tin cần thiết

2.2.2.3. Hệ thống nguồn hàng gạo xuất khẩu của công ty VILEXIM.

Hệ thống nguồn gạo xuất khẩu của công ty chủ yếu được phân bổ theo khu vực địa lý, trong đó nơi tập trung nguồn hàng nhiều nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể là các tỉnh: Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An… và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như: Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng…

Trụ sở chính của công ty đóng trên địa bàn miền Bắc nhưng lượng gạo xuất khẩu của công ty lại chủ yếu được thu mua tại thị trường miền Nam bởi chi nhánh tại Sài Gòn ( TP.Hồ Chí Minh). Nơi đây không chỉ là vựa lúa của cả nước mà gạo của đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là phù hợp với thị hiếu của thị trường quốc tế, đảm bảo chỉ tiêu về chất lượng như: tỷ lệ tấm có trong gạo, độ trắng, hình dạng, kích thước, độ đồng đều của gạo…

Hiện tại công ty đã xây dựng được một hệ thống thông tin về các nguồn hàng, nhưng lượng gạo tồn trong kho của các nguồn hàng và của công ty còn mỏng nên việc thu mua gạo xuất khẩu đôi khi cũng không được thuận lợi như

dự tính lúc ký hợp đồng. Thực tế mối quan hệ giữa VILEXIM với các nhà buôn, nhà cung ứng gạo cho công ty mới chỉ dừng lại ở các điều khoản của hợp đồng nội chứ chưa có mức độ tin cậy cao, chưa có sự hỗ trợ mật thiết. Đôi khi nhân viên thu mua hàng còn bị gây khó khăn, như việc các nhà cung ứng của công ty sẵn sàng bán gạo cho những ai trả giá cao hơn, khiến cho công ty không đủ nguồn hàng để thu mua, hay việc họ giao hàng không đúng về chất lượng, đủ về số lượng… trong khi việc kiểm tra của công ty chỉ tiến hành kiểm tra đại diện với xác suất khoảng 10%. Tất cả những điều đó cũng gây không ít khó khăn cho công tác thu mua hàng xuất khẩu của công ty.

Mặt khác hệ thống nguồn hàng riêng của công ty không nhiều nên khi có hợp đồng, công ty hoặc chi nhánh thường tiến hành thu mua từ các nhà buôn nhỏ ở địa phương, các công ty tư nhân, cơ sở chế biến địa phương…Họ là những nhà cung cấp chính cho các hợp đồng xuất khẩu gạo của công ty. Công ty rất ít khi thu mua trực tiếp từ người nông dân và người sản xuất bởi chưa có đầy đủ trang thiết bị để sơ chế, chế biến gạo trước khi xuất. Do đó công ty vẫn chưa được chủ động về nguồn hàng, chất lượng gạo chưa đồng đều. Công ty vẫn luôn cố gắng thiết lập nguồn hàng truyền thống nhưng kết quả không được khả quan, bởi trên thị trường “ trăm người bán, vạn người mua”. Để có thể tạo lập mối quan hệ mật thiết với các nhà cung ứng này là điều không đơn giản, trừ khi công ty có chính sách đặc biệt nào đó để giữ chân hàng. Bởi với họ, ai trả giá cao hơn thì họ sẽ bán. Trong khi đó các nhà xuất khẩu thường đổ xô đi thu mua gạo vào đầu vụ khiến cho giá gạo tăng cao, các nhà buôn địa phương ép giá… gây rất nhiều khó khăn cho tất cả các nhà xuất khẩu gạo, chứ không chỉ riêng đối với công ty VILEXIM.

Điển hình trong thời gian qua, giá lúa gạo trong nước tăng nhanh và đã xảy ra “chuyện chưa từng có”. Đó là từ việc tăng giá theo cùng thời gian bị biến động chung của thế giới (gạo 5% tấm từ 5.700 đồng/kg vào đầu năm đã nhảy lên 10.000 đồng/kg vào cuối tháng 4 đầu tháng 5-2008) đến đỉnh điểm là “cơn sốt thiếu gạo đột biến” xảy ra tại TP.HCM và một số tỉnh trong ba ngày từ 27 đến

29-4-2008. Do đó giá gạo thu mua cũng theo đó tăng rất nhanh, nằm ngoài dự đoán của các doanh nghiệp

Để tránh tình trạng đó, công ty cũng đã xây dựng một số giải pháp để giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà buôn nhỏ ở các địa phương trong công tác thu mua hàng như: thành lập thêm một số trạm thu mua trực tiếp từ người nông dân, người sản xuất (ví dụ như: trạm thu mua gạo ở Thốt Nốt, Cần Thơ…). Mặc dù có thể tiết kiệm được chi phí, lựa chọn được hàng có chất lượng đảm bảo nhưng khối lượng thu mua chưa được nhiều, có lô hàng thu mua đã bị hỏng trước khi đưa lên tàu xuất đi bởi trang thiết bị bảo quản vẫn chưa tốt

Thêm vào đó, vấn đề về vốn cũng là khó khăn lớn đối với công ty. Thông thường để gom đủ hàng cho một chuyến tàu có trọng lượng 5 nghìn tấn, VILEXIM cần phải chuẩn bị khoảng hơn 15 tỷ đồng nhưng công ty là một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, nên rất khó để có thể tập trung ngay trong một thời gian ngắn số tiền đó được. Vì vậy nó không những ảnh hưởng đến thương vụ xuất khẩu đó mà uy tín của VILEXIM cũng có thể bị hạ thấp. Khi vào vụ, VILEXIM vừa phải tìm nguồn hàng để thực hiện hợp đồng, vừa phải thu mua để tạm trữ nên lượng vốn cần là rất lớn. Thiếu vốn sẽ ảnh hưởng đến vấn đề thu mua, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả xuất khẩu gạo của doanh nghiệp.

2.2.2.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của VILEXIM

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, VILEXIM luôn giữ được uy tín và quan hệ tốt với các đối tác, khách hàng. Ban đầu công ty chỉ thực hiện xuất nhập khẩu với Lào, sau này cùng với sự mở cửa hội nhập của nền kinh tế, thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường xuất khẩu gạo nói riêng của công ty đã được mở rộng và phát triển. Trong đó, thị trường xuất khẩu gạo chính của công ty giai đoạn 2006-2008 vẫn tập trung vào khối thị trường truyền thống, đó là các quốc gia cùng khối ASEAN (chiếm 84%) như: Singapore, Malayxia, Philippin, Indonexia…, thị trường Châu Phi chiếm khoảng 5%, thị trường Trung Đông chiếm 9%, còn lại là các thị trường khác. Tổng hợp về thị trường xuất

khẩu gạo chính của VILEXIM trong thời gian qua được ghi lại trong biểu đồ sau:

Biểu đồ 4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của công ty VILEXIM giai đoạn 2006-2008 84% 9% 5% 2% ASEAN Trung Đông Châu phi Các thị trường khác

Có thể nói so với các thị trường khác, thị trường ASEAN mà công ty hướng tới có những thuận lợi và khó khăn riêng

 Thuận lợi

ASEAN là khu vực có vị trí địa lý rất thuận tiện cho việc vận chuyển gạo xuất khẩu. Là một thị trường truyền thống, công ty hiểu rõ về năng lực cũng như quan điểm về kinh doanh, về phong tục tập quán của những khách hàng này. Thêm vào đó, việc Việt Nam là một thành viên trong khối ASEAN cũng tạo ra những thuận lợi, ưu đãi về thuế cũng như phi thuế cho các doanh nghiệp, trên cơ sở các hiệp định thương mại chung đã ký như: hiệp định các thỏa thuận ưu đãi thương mại (PTA), hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)…và nhiều chương trình hợp tác kinh tế khác như: hợp tác trong lĩnh vực hải quan, trong nông nghiệp, trong đầu tư… Kim ngạch thương mại Việt Nam – ASEAN tăng trưởng trung bình hàng năm trên 20%.

Bên cạnh đó, ASEAN cũng là khu vực có nhu cầu nhập khẩu gạo phù hợp với khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam. Với năng lực chế biến

còn hạn chế, gạo xuất khẩu của công ty chủ yếu còn ở dạng thô, chỉ qua một số khâu sơ chế đơn giản. Các khách hàng này nhập khẩu gạo của VILEXIM về để chế biến rồi xuất sang các thị trường khác có yêu cầu cao hơn về chất lượng như: Nhật Bản, EU, Mỹ…

 Khó khăn

Trong hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng gạo với công ty, khách hàng của VILEXIM thông thường có lợi thế hơn bởi nhiều lý do:

- Thứ nhất: Gạo chủ yếu được xuất khẩu theo giá trên thị trường thế giới và mức giá này được niêm yết rộng rãi nên khách hàng nắm rất rõ, đồng thời họ cũng rất am hiểu về tài chính cũng như năng lực xuất khẩu của các công ty Việt Nam.

- Thứ hai: Do các sản phẩm gạo không có sự khác biệt đáng kể và bất kỳ công ty Việt Nam nào cũng có thể sản xuất ra các sản phẩm tương tự nên họ có thể chuyển mối dễ dàng.

- Thứ ba: Gạo của công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung chỉ được bán thông qua nhãn mác của các nước nhập khẩu nên thương hiệu VILEXIM hầu như không được người tiêu dùng biết đến.

- Thứ tư: Khách hàng của công ty đa số là các tập đoàn lớn, họ thường tiêu thụ gạo với số lượng lớn nên có khả năng chi phối kênh phân phối của công ty. Công ty có thể bị thiệt hại nặng do sự rút khỏi của một trong số các tập đoàn này. Do vậy, công ty phải tăng cường chi phí marketing và đẩy mạnh quan hệ giao dịch để hạn chế bớt rủi ro.

Chính nhờ có vị thế lớn so với công ty nên các khách hàng này có thể mặc cả để giảm giá hoặc kéo dài thời hạn thanh toán gây thiệt hại cho công ty. Họ thường lợi dụng mọi điểm yếu của các công ty Việt Nam để ép giá

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở công ty VILEXIM (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w