Giải pháp đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở công ty VILEXIM (Trang 64 - 78)

3.4.1.1. Giải pháp về sản phẩm

Chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả xuất khẩu của hàng hóa nói chung và mặt hàng gạo nói riêng. Nói một cách khác, chất lượng là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không nâng cao chất lượng thì tất yếu sẽ gặp khó khăn ở ngay thị trường trong nước, cũng như thị trường quốc tế. Đối với mặt hàng gạo, một loại lương thực thiết yếu có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người thì việc nâng cao chất lượng lại càng trở nên quan trọng và cần được quan tâm hơn. Do vậy, một trong những giải pháp hàng đầu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của VILEXIM phải kể đến, đó là nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu trong thời gian tới, có biện pháp, chính sách về sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn, từng thị trường tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu xuất khẩu. Giải pháp này cũng phù hợp với xu hướng tiêu dùng những hàng hóa chất lượng cao của thế giới. Cụ thể doanh nghiệp cần:

• Đa dạng hóa các sản phẩm gạo xuất khẩu, không chỉ xuất khẩu các sản phẩm gạo truyền thống, doanh nghiệp cần thu mua nhiều loại gạo khác

nhau, phù hợp với nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng của thị trường để xuất khẩu

• Xuất khẩu các sản phẩm gạo có giá trị, chất lượng cao, các loại gạo đặc sản mà thị trường có nhu cầu.

3.4.1.2. Giải pháp về thị trường

Về mảng thị trường, công ty cần tìm hiểu và nắm bắt kịp thời các thông tin về thị trường xuất khẩu. Thị trường gạo thế giới là một thị trường luôn luôn biến động và rất nhạy cảm. Do vậy để đạt được lợi nhuận và hiệu quả cao nhất trong thu mua cũng như trong xuất khẩu, công ty cần nắm bắt một cách chính xác các vấn đề về thị trường để thích ứng nhanh với những nhu cầu mới nhất của thị trường (như tìm hiểu các kênh thông tin ở địa phương, ở báo chí, tivi, radio, Internet …). Đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu gạo, nhất là phương thức xuất khẩu trực tiếp bằng cách:

• Tranh thủ các cơ hội giao tiếp quốc tế với quy mô lớn như hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ, hội nghị thưởng đỉnh lương thực thế giới, các hội thảo quốc tế để nhằm tuyên truyền giới thiệu gạo xuất khẩu Việt Nam và tìm kiếm nhiều hơn những khách hàng mới.

• Cần quan tâm tới chính sách phân phối của công ty. Duy trì kênh phân phối cũ, đồng thời tìm thêm các kênh phân phối mới (chú trọng kênh phân phối trực tiếp). Để làm được điều đó, công ty cần lập đại lý phân phối tại các thị trường trọng điểm để phân phối sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng nước ngoài, qua đó nghiên cứu, nắm bắt thông tin nhanh chóng về nhu cầu thị hiếu của họ để có chiến lược phát triển phù hợp. Giải pháp này đòi hỏi chi phí đầu tư cao nhưng công ty cần có biện pháp đầu tư thích đáng nhằm đem lại hiệu quả cao và bền vững cho bộ phận kinh doanh gạo.

• Cần tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với các nhà phân phối lớn, có uy tín, đáng tin cậy để bảo vệ uy tín cho công ty, giúp công ty thuận lợi hơn cho kế hoạch xây dựng thương hiệu của mình.

• Xây dựng hình thức bán hàng, ký kết hợp đồng xuất khẩu qua mạng. Đây là hướng đi mà các doanh nghiệp xuất khẩu đang hướng đến để tiết kiệm chi phí giao dịch, góp phần thực hiện thương vụ nhanh chóng, đạt hiệu quả tốt.

• Khuyến khích gọi vốn đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa xuất khẩu đó cũng chính là cơ hội để Việt Nam nói chung và công ty VILEXIM nói riêng có thể xâm nhập và mở rộng hơn nữa vào thị trường gạo thế giới.

3.4.1.3. Giải pháp về giá

Cũng như các công ty xuất khẩu gạo khác trong ngành, giá gạo xuất khẩu của VILEXIM thời gian qua chủ yếu được định vị dựa trên mức giá trên thị trường thế giới và báo giá của hiệp hội, do vậy công ty không thể chủ động trong việc định giá của mình. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay công ty cần làm là quản lý chặt chẽ các khoản chi phí sản xuất, thu mua và bảo quản để hạ giá thành sản xuất sản phẩm, tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao về giá. Như vậy sẽ giúp công ty ít bị thiệt hại đối với biến động giá bất lợi trên thị trường. Cụ thể, công ty cần có các biện pháp sau:

 Giảm chi phí thu mua

• Thiết lập mối quan hệ gắn bó mật thiết lâu dài với các thương lái, là nhà cung cấp chính của công ty hiện nay, ký kết các hợp đồng thu mua dài hạn, tạo ra nguồn hàng ổn định với chi phí thu mua hợp lý.

• Áp dụng hình thức hàng đổi hàng hoặc liên kết cung ứng trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ công tác chế biến cho các nhà cung ứng, các công ty, nhà thầu tạo ràng buộc giữa công ty với nhà cung ứng, công ty chủ động được nguồn hàng với giá thu mua ổn định

• Gắn kết thực sự với nông dân. Doanh nghiệp có thể hỗ trợ nông dân về giống, kỹ thuật canh tác, khoa học công ngệ…Nông dân chỉ tập trung vào sản xuất, đầu ra của sản phẩm đã được tính toán, ký hợp đồng thu mua từ trước với doanh nghiệp. Như vậy người nông dân vừa không bị ép giá bởi các thương lái khi thu hoạch rộ, doanh nghiệp cũng đảm bảo nguồn hàng bất cứ lúc nào đối tác yêu cầu, không sợ phải thu mua với giá cao, hoặc không có hàng phải ủy thác cho doanh nghiệp khác thực hiện xuất khẩu, ảnh hưởng tới hiệu quả xuất khẩu của công ty.

• Mở rộng thu mua sang các tỉnh thành lân cận, có nguồn nguyên liệu dồi dào và giá cả rẻ hơn như Đồng Tháp, Cần thơ….

• Tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và các ban ngành để quy hoạch vùng chuyên canh lúa gạo tạo đầu vào ổn định, chất lượng, giá thu mua hợp lý cho xuất khẩu.

 Giảm chi phí chuyên chở và bảo quản

• Tạo mối quan hệ tốt với các hãng tàu, tìm hiểu kỹ các thông tin như: giá cước vận chuyển, khả năng đi tàu, uy tín của các hãng, từ đó chọn ra hãng tàu phù hợp với nhu cầu vận chuyển của công ty..

• Lựa chọn những con tàu hiện đại và chất lượng tốt để phục vụ cho những

chuyến vận chuyển xa và khối lượng lớn nhằm đảm bảo độ an toàn và bảo quản tốt số lượng gạo xuất đi, còn những chuyến gần và khối lượng không lớncó thể dùng những con tàu đã được nâng cấp và sửa chữa để tiết kiệm chi phí

• Xây dựng hệ thống kho bảoquản, dự trữ chuyên dụng cỡ nhỏ (từ 1000 – 5000kg) được trang bị đồng bộ chống mối mọt, ẩm ướt…tùy theo nhu cầu cụ thể, thực tế, cơ động có thể cho xuất hàng bất cứ lúc nào theo yêu cầu của đối tác.

• Nghiên cứu, ký kết các hợp đồng xuất khẩu có thời gian giao hàng, tiến độ giao hàng, và phương thức giao hàng thuận lợi cho công ty, có thể giải phóng hàng nhanh.

 Giảm chi phí marketing xuất khẩu

• Việc nghiên cứu, dự báo và đưa ra kế hoạch marketing cho doanh nghiệp là một vấn đề hết sức khó khăn, còn chưa được chú trọng ở VILEXIM, một phần cũng do chi phí lớn, không xác định được chính xác hướng đi. Do đó để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, công ty nên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin của các trung tâm nghiên cứu chuyên ngành. Thông tin sẽ vừa đảm bảo chính xác, vừa tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

• Lựa chọn các hình thức marketing hiệu quả mà tốn ít chi phí như: quảng cáo trên internet…

• Liên kết với các doanh nghiệp khác trong ngành, tranh thủ sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để lập ra một kế hoạch marketing chung, tổng thể cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu gạo.

3.4.1.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác tài chính- kế toán, đặc biệt là công tác quản trị vốn là một trong những chức năng trọng yếu khi chuyển sang công ty cổ phần. Do vậy, VILEXIM cần đặc biệt quan tâm đến chức năng này để có kế hoạch phân bổ hợp lý vốn đầu tư, tìm nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo và sử dụng một cách có hiệu quả tài sản hiện hữu của công ty.

• Nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn vay (vốn vay chiếm khoảng 70%), do vậy công ty cần kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí và thực hiện việc quản lý chi phí trên cơ sở định mức rõ ràng, đồng thời nghiên cứu cải tổ các phương án sử dụng chi phí (bảo hiểm, mua trang thiết bị tập trung vào đầu mối…) nhằm sử dụng nguồn tiền một cách có khoa học và hợp lý nhất.

• Công ty nên tập trung đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị trong bảo quản để đạt hiệu quả tối ưu. Đồng thời công ty nên chú trọng đầu tư nhiều hơn cho công tác nghiên cứu và phát triển và marketing để tạo ra các sản

phẩm mới, chất lượng cao và quảng bá tốt cho sản phẩm gạo của công ty. Song song đó, công ty cần tích cực xây dựng các kênh phân phối trong và ngoài nước để tiêu thụ tốt nguồn hàng của mình.

• Tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả và uy tín để tạo thuận lợi trong vay vốn với ngân hàng và các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế.

• Áp dụng chính sách mua trả chậm đối với các nhà cung cấp để giảm mức vay và chi phí vay

3.4.1.5. Giải pháp về nhân lực

 Đào tạo nguồn nhân lực

• Cho nhân viên tham dự các lớp về nâng cao trình độ chuyên môn (nhất là các nhân viên mới) để họ có năng lực vững vàng trong công tác và đối phó tốt với sự biến động của môi trường (đặt biệt là khi hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO).

• Cần tập trung đào tạo vào các chuyên ngành: marketing, xây dựng thương hiệu, tin học, anh văn, kiểm toán nội bộ, quản trị hành chính…  Tuyển dụng và giữ chân nhân tài

Các nhân viên giỏi và có năng lực thật sự là nguồn lực để các công ty phát triển thuận lợi và bền vững, đồng thời giúp công ty có các phát kiến nhằm đối phó tốt với diễn biến của thị trường. Do vậy công ty cần có chính sách thu hút và giữ nhân tài bằng các biện pháp sau đây:

• Tuyển đúng người cho đúng vị trí, người đó phải am hiểu đầy đủ về lĩnh vực đó, có trình độ nghiệp vụ tốt và có kinh nghiệm thực tế. Đồng thời cũng không bỏ qua nguồn nhân lực là sinh viên mới ra trường (cần được ưu tiên hàng đầu).

• Tuyển dụng thêm nhân viên có kinh nghiệm cho bộ phận marketing, kinh doanh, quản lý chất lượng và nghiên cứu phát triển.

• Khen thưởng thích đáng bằng hình thức tăng lương hoặc tăng chức vụ cho các nhân viên có đóng góp lớn cho công ty.

• Có các chế độ phụ cấp thích hợp: phụ cấp độc hại, phục cấp thai sản, đau ốm... và xây dựng nhà tập thể cho nhân viên ở xa để nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động, nhằm động viên họ làm việc tốt.

• Tiếp tục duy trì và nâng cao chế độ lương, thưởng vượt chỉ tiêu cho các xí nghiệp chế biến để khuyến khích họ tăng cường thi đua, mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty.

3.4.1.6. Giải pháp về xúc tiến thương mại

Việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm gạo của công ty trên thị trường quốc tế là một vấn đề quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Đây luôn là vấn đề hết sức khó khăn đối với mọi doanh nghiệp. Do công tác xúc tiến thương mại cho mặt hàng gạo của công ty trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, vì vậy, để thực hiện thành công các chiến lược đã đề ra, công ty cần tiến hành chấn chỉnh công tác xúc tiến thương mại theo hướng sau:

 Tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo chuyên ngành

• Liên hệ và phối hợp với Hiệp Hội lương thực Việt Nam để đăng ký tham gia các chương trình hội chợ, triển lãm nông sản quốc tế, bởi đây là cơ hội để công ty có điều kiện đi vào thực tế, trực tiếp tìm hiểu và tiếp cận với các khách hàng của mình, qua đó tìm kiếm đối tác kinh doanh mới, góp phần tăng thị phần xuất khẩu gạo của công ty.

• Để tạo ấn tượng tốt với khách hàng, công ty cần thiết kế bao bì của sản phẩm một cách nghệ thuật và đẹp mắt. Bao bì phải thể hiện được rõ nhãn hiệu sản phẩm, thương hiệu công ty, chất lượng của gạo…, đồng thời phải đa dạng chủng loại bao bì để khách hàng tiện lựa chọn. Đặc biệt, công ty cần chú trọng vào việc thiết kế gian hàng thật hấp dẫn, bắt mắt và tập trung vào giới thiệu các sản phẩm giá trị gia tăng của công ty như: gạo Jasmine, gạo Nàng Thơm Bảy Núi , nếp…. Bên cạnh đó, công ty cần tổ chức nhiều cuộc găp gỡ với các đối tác tạo mối thân tình, gây dựng

quan hệ làm ăn lâu dài với các khách hàng truỳên thống như: Cuba, Inđonesia, Philipines, Singapore.. và tạo lập quan hệ tốt với các đối tác, bạn hàng mới.

• Tham gia các cuộc hội thảo chuyên ngành trong nước và quốc tế nhằm nắm bắt thông tin chung về tình hình, diễn biến thị trường gạo, về các nước xuất nhập khẩu gạo trên thế giới. Từ cơ sở đó, công ty sẽ đề ra các chiến lược giữ vững và phát triển thị trường, đối phó kịp thời với những biến động trong tương lai.

 Quảng cáo

Thời gian qua, công ty đã tiến hành quảng cáo về sản phẩm gạo thông qua website của mình (www.vilexim.com.vn), song thiết kế quảng cáo còn quá sơ sài và thông tin trên trang web vẫn chưa được cập nhật thường xuyên, hiệu quả còn thấp. Bởi vậy, để phát triển hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của mình, công ty cần chú trọng đến công tác quảng bá hình ảnh thông qua các kênh:

• Các loại báo chí như: báo nông nghiệp, báo nông nghiệp và phát triển nông thôn, tạp chí thương mại, báo tiếp thị…

• Internet: Đưa hình ảnh và thông tin về sản phẩm gạo, về công ty lên các trang web: www.thitruong.vnn.vn, www.vneconomy.com.vn, www.vnexpress.net... nâng cấp, thiết kế trang web của công ty cho thật hấp dẫn, bắt mắt và cập nhật thông tin thường xuyên hơn. Đồng thời, gắn trang web của công ty với các trang web về nông nghiệp và xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam như: www.agroviet.gov.vn, www.viettrade.gov.vn …bằng cách đặt đường dẫn ở trang web đó tới trang chủ của công ty.

 Nghiên cứu thị trường

Thuê chuyên gia nghiên cứu thị trường, tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường hàng năm nhằm tìm hiểu một cách kịp thời thị hiếu tiêu dùng, nắm bắt

thông tin về từng khách hàng, từng thị trường trọng điểm và các thị trường tiềm năng mà công ty đang có kế hoạch hướng đến như: Châu Âu, Châu Úc, EU… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tài trợ

Tiếp tục tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa và tài trợ học bổng cho sinh viên ngành nông nghiệp, quản trị kinh doanh đạt thành tích cao trong học tập, những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tạo cơ hội thực tập, thu hút nhân tài về làm việc cho công ty.

 Xây dựng thương hiệu

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo ngày càng chịu áp lực lớn về cạnh tranh trong nước và quốc tế. Do vậy công ty cần có kế hoạch xây dựng thương hiệu rõ ràng, cụ thể, định hướng trong dài hạn và cần được tiến hành nhanh chóng để nâng cao thương hiệu gạo của công ty. Bởi lẽ thương hiệu chính là bàn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở công ty VILEXIM (Trang 64 - 78)