.6 Điều khoản trái phiếu:

Một phần của tài liệu Phá sản - Con đường sống cho các doanh nghiệp kiệt quệ tài chính (Trang 32 - 35)

MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT

3.1 .6 Điều khoản trái phiếu:

- Mục đích phát hành trái phiếu: với các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa

nêu rõ, cụ thể phương án phát hành trái phiếu. Chưa hề có một tổ chức nào đứng ra định giá hay thẩm định các dự án đầu tư của doanh nghiệp.

- Phương thức trả lãi: đa phần các doanh nghiệp trả lãi định kỳ hằng năm.

- Đối với loại trái phiếu zero-coupon thì việc thanh toán được thực hiện vào

ngày đáo hạn, không trả lãi định kỳ.

- Nguồn thanh toán lãi: việc thanh toán lãi cho người nắm giữ trái phiếu được

doanh nghiệp lấy từ hoạt động có lời của dự án.

Riêng đối với trái phiếu phát hành có tài sản đảm bảo thì thực trạng hiện nay cho thấy các doanh nghiệp chưa công khai các bản báo cáo về việc sử dụng tài sản, các

tỷ số đánh giá mức độ sử dụng hiệu quả.

- Vấn đề tỷ giá: khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế thì đây là vấn đề gay nhiều “nhức nhối” do tỷ giá VND biến hóa khôn lường trước những biến động thị trường. Trong năm 2007, VND được coi là bị đánh giá cao so với USD.

Nguyên nhân chính là từ thị trường cho vay cầm cố của Mỹ. Do đó mà kết quả điều tra cho thấy, (theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)), giao dịch trái

phiếu của các nhà ĐTNN tăng 55% trong năm 2007. So với lãi suất 4 - 5%/năm ở nước ngoài, lãi suất 8,5%/năm của trái phiếu chính phủ Việt Nam được coi là rất

hấp dẫn, nhất là trong bối cảnh VND đang lên giá so với USD. Khi trái phiếu đáo

hạn, chuyển từ VND sang USD sẽ có lợi, như thế nhà ĐTNN mua trái phiếu được

lợi cả đôi đường. Mặt khác cũng từ nguyên nhân trong nước, những mặt yếu kém

trong cách quản lý và hành xử trước biến động thị trường của cấp quản lý.

Tình trạng nhập siêu của nền kinh tế.

 Các doanh nghiệp có vốn FDI chuyển lợi nhuận về nước do kết thúc niên

 Cung USD giảm do Ngân hàng nhà nước đã mua số lượng lớn USD

từ các doanh nghiệp xuất khẩu và vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường

chứng khoán vẫn chưa giải ngân do diễn biến thị trường bất lợi.

 Bên cạnh đó, việc mở rộng biên độ giao dịch cho tỷ giá, thực hiện thí điểm

mua ngoài tệ theo phương thức thỏa thuận ở ngân hàng thương mại,…cũng đã có những tác dụng nhất định, giúp cho thị trường tiền tệ được linh hoạt hơn và phản

ánh tốt hơn đối với sự thay đổi chung của thị trường tiền tệ quốc tế.

- Tiềm lực tài chính doanh nghiệp: do tốc độ tăng trưởng nền kinh tế mà số lượng thành lập các công ty ngày càng tăng, đặc biệt là các công ty TNHH.

Trước những diễn biến phức tạp trên thị trường tài chính Việt Nam,nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng nắm giữ trái phiếu ngày càng nhiều. Điều này càng thấy rõ tiềm năng phát triển của thị trường trái phiếu trong tương lai.

- Dòng tiền doanh nghiệp: Đối với trái phíêu doanh nghiệp, có các nhân tố

khác : tình hình tài chính công ty và dòng tiền hoạt động. Các nhà phân tích trái phiếu xem doanh nghiệp có đủ tiền mặt để thanh tóan khỏan nợ cho chủ nợ. Nếu

một trong những tổ chức xếp hạng cho rằng tình hình tài chính tín dụng của công ty nằm dưới mức đầu tư (BBB), giá trái phiếu gần như giảm.

Mặt khác đặc biệt đối với các nhà phát hành, Nghị định 52 chưa có thông tư hướng dẫn, tuy nhiên theo thông lệ, việc bảo lãnh phát hành thường là bảo lãnh với nỗ lực tối đa, theo đó tổ chức bảo lãnh bằng khả năng và nỗ lực của mình chào bán trái phiếu cho nhà đầu tư và bảo lãnh khối lượng trái phiếu mà nhà đầu tư đăng ký mua. Cách thức này hạn chế nhiều rủi ro cho tổ chức bảo lãnh vì họ

không phải cam kết ngay từ đầu về việc bảo lãnh toàn bộ khối lượng trái phiếu

phát hành, thay vì họ chỉ phải xác định nghĩa vụ bảo lãnh của mình sau khi đã xác

định khối lượng đặt mua và lãi suất mong muốn của nhà đầu tư. Để đợt phát hành thành công, có nhiều yếu tố chi phối, tuy nhiên năng lực của tổ chức bảo lãnh là rất quan trọng, đòi hỏi phải là những tổ chức uy tín, có nhiều kinh nghiệm, và đặc

biệt có hệ thống khách hàng là các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm rộng

khắp.

Ngoài ra, tài liệu chào bán phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và thường được xây

dựng theo tiêu chuẩn Eurobond. Đặc biệt là bản công bố thông tin phát hành, giới

thiệu về quá trình hình thành và phát triển DN, rủi ro, hoạt động kinh doanh, chiến lược, tình hình tài chính, các dự án đầu tư... Đây là nguồn thông tin rất quan trọng để nhà đầu tư đánh giá về DN và trái phiếu. Để đảm bảo số liệu cung cấp trong

bản công bố thông tin là trung thực, tổ chức thu xếp thường yêu cầu một tổ chức

kiểm toán kiểm tra và xác nhận những số liệu trên bản công bố thông tin nhằm gia tăng sự tin tưởng của nhà đầutư.

Phát hành trái phiếu còn giúp DN tiết kiệm chi phí trả lãi so với cách huy động

vốn bằng đi vay và phát hành cổ phiếu. Lãi suất cho vay bình quân của khối NHTM

hiện vào khoảng 11 - 15%/năm đối với các kỳ hạn trên 1 năm tuỳ từng đối tượng

khách hàng. Cổ tức chi trả cho các cổ đông nắm giữ trái phiếu bình quân khoảng 12

- 14%/ năm. Trong khi lãi suất coupon trái phiếu có kỳ hạn 5 năm cao nhất hiện nay

trên thị trường là 10,5%/năm (trái phiếu Sông Đà phát hành tháng 8/2006), thấp

nhất là 8,15%/năm (trái phiếu BIDV phát hành tháng 7/2007). Như vậy, phát hành trái phiếu là kênh huy động vốn có chi phí trả lãi thấp.

Hơn nữa, phát hành trái phiếu đòi hỏi thời gian ít hơn so với thời gian đi vay

hoặc phát hành cổ phiếu. Thời gian cần thiết để phát hành trái phiếu từ khâu chuẩn

bị đến khi hoàn tất giao dịch mất bình quân 6 - 8 tuần. Tuy nhiên, nếu đi vay ngân

hàng hay phát hành cổ phiếu, DN sẽ mất nhiều thời gian hơn cho khâu chuẩn bị và xét duyệt hồ sơ.

Một ưu điểm khác của trái phiếu là cho phép DN huy động được khối lượng

vốn lớn. Rõ ràng, nếu DN có nhu cầu trên 1.000 tỷ đồng thì họ có thể tiếp cận

phiếu. Khó khăn trong việc bán trái phiếu một phần là do đầu tư bất động sản có

lợi hơn nhiều.

Một vài động thái của chính phủ trước diễn biến phức tạp của thị trường: nâng biên độ dao động tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ lên mức +/- 2%:

Biên độ dao động mới được nới rộng thêm 1,25% theo yêu cầu từ các ngân hàng và các thành viên tham gia thị trường ngoại hối nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro về biến động tỷ giá để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh và giúp nhiều ngân hàng thương mại chủ động hơn trong việc đưa ra một tỷ giá linh hoạt

hằng ngày.

Trái phiếu Chính phủ trong nước bằng đồng tiền Việt Nam, Trái phiếu Chính

phủ bằng ngoại tệ sẽ được triển khai để hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh

tế, hút bớt tiền nhàn rỗi, giảm áp lực lạm phát và tăng dự trữ quốc gia hoặc đầu tư ra nước ngoài; không hạn chế các nguồn cung chứng khoán hiện tại trên thị trường, Chính phủ đã chỉ đạo các ban ngành có kế hoạch thực hiện các đợt

IPO, không hạn chế số lượng các công ty niêm yết, đồng thời tiếp tục thực hiện

quyết định 03 về cho vay chứng khoán.

Bên cạnh đó, chính phủ cũng đang xem xét việc thành lập công ty quản lý

quỹ 100% vốn nước ngoài, cũng như tăng tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài

đối với các công ty đại chúng chưa niêm yết.

Một phần của tài liệu Phá sản - Con đường sống cho các doanh nghiệp kiệt quệ tài chính (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)