Tình hình nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây:

Một phần của tài liệu Phá sản - Con đường sống cho các doanh nghiệp kiệt quệ tài chính (Trang 35 - 39)

MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT

3.1.8 Tình hình nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây:

* Về tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP tương đối ổn định và

có xu hướng tăng. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, để có thể hoàn thành mục

tiêu kiểm soát lạm phát thì tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2008 sẽ chậm lại.

Nhìn chung so với các thị trường trong khu vực, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao (8.5% vào năm 2006).

* Về lãi suất:

Trước tiên, chúng ta sẽ thấy mối quan hệ giữa giá cả, lãi súât và suất sinh lợi khi đầu tư vào trái phiếu như sau:

Những nhà đầu tư sẵn lòng trả cho 1 trái

phiếu bị ảnh hưởng nhiều bởi LS lưu hành. Người mua tìm kíêm mức giá thấp

TSSL trên 1 trái phiếu là suất sinh

lợi hàng năm, bị ảnh hưởng phần

lớn bởi giá cả mà người mua trả cho nó. Người mua tìm kiếm những

trái phiếu có TSSL cao

Nhìn chung là trả lãi sau với phương thức trả lãi hàng năm với lãi suất cố định. Riêng chỉ có tổng công ty Sông Đà và tập đoàn Điện lực phát hành trái phiếu

có lãi suất được điều chỉnh căn cứ vào lãi suất trái phiếu Chính phủ hoặc lãi suất

trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Ngoài lãi vay, các doanh nghiệp phát hành còn phải trả một khoản phí hay hoa hồng cho các dịch vụ tư vấn bảo lãnh phát hành và bảo lãnh thanh toán. Chi phí này có thể tăng lên rất cao, phụ thuộc vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành. Khả năng trả nợ càng thấp, chi phí phát hành càng cao. Đây cũng là một trong những rào cản chính với việc phát

hành trái phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, kể từ năm thứ hai trở đi trả theo lãi suất thả nổi theo biến động thị trường. Doanh nghiệp sẽ điều chỉnh theo sự biến động thị trường để đưa ra mức lãi suất hợp lý. Cụ thể đó là việc gắn chặt thay đổi lãi suất với biến động lạm phát.

Giá

Lãi súât Giá

Lãi súât

Giá

Đặc điểm kinh tế nổi bật ở Việt Nam là sự thay đổi từng ngày trong chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát đã tăng lên mức 2 con số. Do vậy chính phủ đã thực hiện chính

sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát. Ngân hàng Nhà nước đã quyết định tăng gấp 2 lần tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thu hút một khối lượng lớn tiền từ lưu thông về thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

Một cách nhìn nhận cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam là lãi suất thị trường luôn luôn biến động; các khoản vay dài hạn thường phải gánh chịu

rủi ro về lãi suất bất kể lãi suất được áp dụng là cố định hay thả nổi.

Nếu phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi thì rủi ro xuất hiện theo xu hướng

thị trường, nghĩa là các nhà đầu tư cũng như tổ chức phát hành khó có thể kiểm soát được mức lãi suất tương lai. Nhưng bù lại rủi ro này là tổ chức phát hành luôn

có được mức chi phí vay hợp lý của thị trường.

Ngược lại, nếu trái phiếu phát hành có lãi suất cố định hay trái phiếu zero- coupon thì rủi ro xuất hiện theo hướng ngược lại với thị trường. Nghĩa là khi lãi suất thị trường lên cao hơn mức lãi suất trong hợp đồng vay thì đây là loại rủi ro

có lợi cho phía người đi vay, vì người đi vay được mức chi phí vay thấp hơn mức đáng lẽ phải chịu từ thị trường. Còn nếu lãi suất thị trường giảm xuống thì người đi vay phải chịu một chi phí cao hơn mức lãi hợp lý (mức lãi suất của thị trường). Tuy nhiên, thông thường với trái phiếu lãi suất thả nổi, tổ chức phát hành cam kết

sẽ điều chỉnh tăng lãi suất trái phiếu khi lãi suất huy động vốn trên thị trường tăng,

ít nhất phải thay đổi lãi suất cao hơn lãi suất trái phiếu chính phủ; còn ngược lại

nếu lãi suất huy động vốn giảm thì mức lãi suất mà người sở hữu trái phiếu hưởng

sẽ được giữ nguyên.

Hơn nữa, để có thể xác định mức giá của trái phiếu thì rất khó. Với cổ phiếu

mà bạn sở hữu, bạn biết những nhà đầu tư khác sẵn lòng trả nó bao nhiêu, vì nhìn chung cổ phiếu của công ty được bán suốt ngày và cổ phiếu được niêm yết trên sàn.

Nhưng với trái phiếu, tình huống này không đơn giản. Và trong thực tế, giá cả trên các báo cáo có thể không giống như mức giá mà bạn đã trả.

Giá mà bạn nhìn thấy trên một báo cáo đối với những chứng khoán có thu

nhập ổn định, đặc biệt những chứng khoán mà ko được giao dịch, là một mức giá

lấy từ những nhà cung cấp giá cả của ngành, chứ ko phải mức giá trong phiên giao dịch cuối. Mức giá lấy từ nguồn trên giải thích cho những nhân tố như là lãi súât coupon, kỳ đáo hạn và việc đánh giá chất lượng. Giá cả cũng được dựa trên những

lô giao dịch lớn. Nhưng giá cả không thể giái thích cho nhân tố ảnh hưởng đến giá

thực mà bạn sẽ được đưa ra nếu bạn thực sự bán trái phiếu.

Bên cạnh đó, hầu hết trái phiếu không được niêm yết. Thông thường, để đánh giá mức giá hỏi mua, bạn thường nhận cách đánh giá từ người giao dịch trái

phiếu. Trong thực tế, hai trái phiếu với cùng tỷ suất sinh lợi sẽ chi trả lãi súât khác nhau. Nếu bạn đang mua một trái phiếu chủ yếu vì nguồn thu nhập thường xuyên, không chỉ chú ý đến suất sinh lợi đáo hạn mà còn lãi súât coupon, vì vậy sẽ xác định bạn thực sự nhận bao nhiêu tiền mỗi năm.

* Lạm phát: Lạm phát có ảnh hưởng tương tự như lãi súât. Khi lạm phát tăng, giá

của 1 trái phiếu có xu hứơng giảm vì trái phiếu ko thể trả đủ lãi súât để giữ theo

lạm phát. Nhớ rằng lãi súât coupon của trái phiếu nhìn chung ko đổi trong vòng

đời của trái phiếu

Kỳ đáo hạn của trái phiếu càng dài, có nhiều cơ hội rằng lạm phát sẽ tăng

nhanh tại vài điểm và giá trái phiếu thấp hơn. Đó là lý do mà trái phiếu có kỳ đáo

hạn dài đưa ra mức lãi súât cao hơn. Chúng cần làm vậy để thu hút những người

mua trái phiếu đang lo sợ tỷ lệ lạm phát tăng.

Nhìn chung, lạm phát ở Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng đặc biệt là từ năm 2007 đến tháng 3/2008, tốc độ tăng rất mạnh. Nếu so với Malaysia thì Việt

Nam có lạm phát tăng rất cao.

So với các nước trong khu vực, Việt Nam là nước có tỷ lệ lạm phát cao thứ

hai.(khoảng 19.4%/tháng ) và có thể nói đây là tỷ lệ cao gấp hơn hai, ba lần so với các nước khác.

Vào tháng 12/2006 tỷ lệ lạm phát tăng từ 6.6% lên mức 15,7% tính đến tháng 2/2008. Năm 2007 đã ghi nhận cán cân vãng lai thâm hụt ở mức đáng lo ngại, ước

khoảng 9,3% - 9,7% GDP. Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng gấn 40%, trong đó

máy móc thiết bị tăng 56,5% do nhu cầu đầu tư của các dự án lớn trong nước. Mức tăng nhập khẩu cũng cao tương tự đối với nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu dùng trong sản xuất hàng may mặc và giày dép xuất khẩu, hoá chất, sản xuất thức ăn giá súc… ước tăng khoảng 40%.

Cũng đồng thời trong khoảng thời gian này, giá tài sản tại Việt Nam tăng cao

nhất trong vòng vài chục năm trở lại đây, khi mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN)

Việt Nam là xúc tác, trợ lực cho giá cổ phiếu những tháng đầu năm 2007 tăng phi

mã, đã có lúc VN-Index lên đến trên 1.200 điểm. Tuy nhiên, cơn sốt cổ phiếu lập

tức chuyển qua kênh bất động sản vào những tháng cuối năm 2007, giá nhà đất tăng đột biến, gây ra tình trạng bong bóng trên thị trường bất động sản.

* Về thuế:

Thuế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chính sách điều tiết của nhà

nước. Đặc biệt, hiện nay đang có tranh luận về việc nên hay không nên đánh thuế

thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư trái phiếu chính phủ. Như chúng ta đã biết, nếu đánh thuế thì lãi súât trái phiếu phải cao đủ để thu hút nhà đầu tư

mua trái phiếu. Mặt khác, nhà nước khi phát hành trái phiếu phải đưa ra mức lãi súât cạnh tranh, đủ mức hấp dẫn nhà đầu tư so với mức lãi suất huy động vốn

ngân hàng. Chính vì thế, một khi quyết định đánh thuế thì sẽ làm tăng mức lãi

huy động của ngân hàng.

Do đó, nếu đánh thuế vào trái phiếu thì nhà nước sẽ đứng trước những khó khăn: khi lãi súât giữ nguyên (khoảng 8-8.5% như hiện nay) thì trái phiếu sẽ

không hấp dẫn người mua, lúc đó thị trường trái phiếu không có tính thanh khoản

và phát triển. Nhưng khi tăng lãi súât thì mặt bằng lãi súât huy động vốn ở NHTM tăng cao, lúc đó sẽ còn có nhiều vấn đề phát sinh.

Một phần của tài liệu Phá sản - Con đường sống cho các doanh nghiệp kiệt quệ tài chính (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)