Mặt tích cực

Một phần của tài liệu Xây dựng và hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nước trong điều kiện VN hội nhập WTO (Trang 66 - 68)

III. Đánh giá tác động của các biện pháp bảo hộ phi thuế

1.Mặt tích cực

Các NTM đã góp phần tạo điều kiện cho nhiều ngành sản xuất tuy có sức cạnh tranh kém hơn so với nớc ngoài tiếp tục duy trì và phát triển. Một số ngành đã nâng dần khả năng cạnh tranh nhờ nâng cao trình độ quản lý, đổi mới công nghệ. Tiêu biểu là ngành ximăng, mía đờng. Giá thành sản phẩm đầu ra của các ngành này cao hơn mặt bằng giá chung của khu vực từ 20-50%, nhng nhờ

Chính phủ áp dụng các NTM nên đã giúp các ngành giảm bớt áp lực cạnh tranh từ bên ngoài và có lợi thế thu hút đầu t phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Các NTM đã tạo điều kiện cho nhiều sản phẩm sản xuất trong nớc tuy có chất lợng cha tốt và giá cả còn cao có thể cùng tồn tại với hàng nhập khẩu. Nói cách khác là đã đảm bảo cho sự tồn tại của một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ trình độ công nghệ trung bình. Điều này thể hiện rất rõ ở ngành ximăng, rau quả chế biến. Đa số các doanh nghiệp thuộc các ngành này là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng công nghệ ở trình độ trung bình, nhờ có các NTM nên các doanh nghiệp này mới trụ vững và từng bớc đổi mới công nghệ theo hớng hiện đại hoá.

Ngoài ra còn hỗ trợ xây dựng một số ngành công nghiệp quan trọng cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời gian qua, Chính phủ đã sử dụng khá nhiều NTM bảo hộ cho ngành sản xuất, gia công một số sản phẩm thép xây dựng và ngành lắp ráp, chế tạo ô tô. Dự kiến trong 10 – 15 năm tới sẽ có ô tô mang thơng hiệu Việt Nam đợc sản xuất hoàn toàn ở trong nớc.

Góp phần ổn định xã hội, tạo công ăn việc làm thông qua các biện pháp hỗ trợ cho một số ngành, một số địa bàn. Đơn cử nh ngành mía đờng, nhờ việc áp dụng các NTM để duy trì sự tồn tại và phát triển ngành mía đờng, nên hàng năm ngành này đã tạo việc làm cho hàng vạn hộ nông dân trồng mía và hàng ngàn công nhân trong các nhà máy sản xuất đờng.

Việt Nam đã cam kết bãi bỏ dần các hàng rào phi thuế quan trong nhiều thoả thuận quốc tế. Quan trọng nhất là việc bãi bỏ các hạn chế định lợng và mở rộng quyền hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó là việc thuế hóa các

biện pháp phi thuế và giảm dần các mặt hàng phải xin giấy phép xuất nhập khẩu. Hiện nay những biện pháp bảo hộ phi thuế quan không phù hợp với quy định của WTO đã đợc bãi bỏ gần hết. Đáng lu ý là hạn ngạch nhập khẩu đã đợc bãi bỏ hoàn toàn, chuyển sang hạn ngạch thuế quan hoặc hình thức khác đợc WTO cho phép.

Việt Nam đã bớc đầu xây dựng một số các qui định về quản lý nhập khẩu đợc chấp nhận theo thông lệ quốc tế nh hạn ngạch thuế quan, Luật thuế chống bán phá giá, các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật. Trong năm 2005, nhiều văn bản pháp luật mới đợc ban hành thay thế những văn bản cũ, nhiều bất cập, lạc hậu, không phù hợp với quy định của quốc tế. Phần lớn các văn bản này có hiệu lực trong năm 2006, những quy định mới đợc điều chỉnh cho phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và áp dụng các biện pháp phi thuế quan bảo hộ hợp lý phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhiều quy định mới về tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trờng, vệ sinh an toàn thực phẩm đ… ợc ban hành không chỉ nhằm bảo hộ sản xuất hiệu quả mà còn góp phần bảo vệ môi trờng, bảo vệ sức khoẻ ngời tiêu dùng đợc tốt hơn.

Một phần của tài liệu Xây dựng và hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nước trong điều kiện VN hội nhập WTO (Trang 66 - 68)