KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị thi công xây dựng dự án nhà ở (Trang 79 - 88)

g) Một số giải pháp khác

KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Giải pháp cho vấn đề Giải phóng mặt bằng (GPMB)

Thông lệ hiện nay là, lập dự án trước, GPMB sau. Thông lệ này đã tạo ra một tiền lệ không cách cứu chữa: Khi có dự án quy hoạch, giới đầu cơ tập trung mua đất ở khu vực lân cận đẩy giá đất lên cao. Dự toán chi phí đền bù GPMB trở nên một con số nhỏ bé, vô nghĩa so với giá trị thực của đất thời điểm triển khai. Nhiều dự án tưởng như trong tầm tay nhưng khi triển khai do thiếu tiền đền bù đã phải chững lại để điều chỉnh theo phương án mới khả thi hơn. Để chữa trị căn bệnh này, em xin phép đưa ra giải pháp mà các nhà xây dựng đô thị Trung Quốc đã thực hiện : GPMB trước, lập dự án sau. Nếu không giải phóng được mặt bằng thì không có dự án. Nói như vậy không có nghĩa là cứ GPMB rồi lập dự án sau. Khi ra thông báo GPMB, giá đền bù phải có thời hiệu để phù hợp với giá cả thị trường thời điểm đó. Tình trạng

thông báo GPMB, nhưng mãi không thấy tiến hành đã làm cho người dân khổ sở và phiền hà. Nhà cửa hư hỏng, dột nát không dám sửa chữa, chật chội không dám cơi nới mà nơm nớp lo chuẩn bị di dời. Có trường hợp người dân phải chờ đợi hàng chục năm trời mà vẫn không được di dời, khiến họ khủng hoảng lòng tin và không thành tâm ủng hộ Nhà nước. Trung Quốc thường lập quy hoạch tổng thể cho cả một khu đô thị lớn hàng trăm héc ta, hay chí ít cũng trên 50 ha. Những khu đô thị nhỏ bé, manh mún sẽ dễ mâu thuẫn với quy hoạch tổng thể. Thêm vào đó, cùng với quy hoạch khu đô thị mới sẽ tạo cơn sốt đất cho những khu vực lân cận. Đây là mầm họa cho công tác GPMB cho những dự án tiếp theo.

Giải pháp cho vấn đề cấp phép xây dựng (CPXD)

Với nội dung được quy định trong Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 09/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng, và gần đây là Thông tư số 02/2007/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 112/2006/NĐ-CP, việc CPXD cho những công trình quy mô lớn từ cấp I trở lên, nhờ đó đã giảm được thời gian đi lại, chờ đợi của các chủ đầu tư. Người xin phép xây dựng chỉ cần nộp hồ sơ tới cơ quan CPXD mà không phải xin ý kiến thỏa thuận của cac cơ quan về những vấn đề liên quan đến công trình mà việc này là thuộc trách nhiệm của cơ quan CPXD. Với mục tiêu tiếp tục phân cấp mạnh cho chính quyền các cấp tổ chức thực hiện CPXD trên địa bàn, Sở Xây dựng chỉ cấp giấy phép xây dựng đối với những công trình lớn, những công trình trên các trục đường phố chính và tập trung thực hiện chức năng hướng dẫn, quản lý và kiểm tra thực hiện, nên thời gian qua số giấy phép xây dựng do các Sở Xây dựng cấp tiếp tục giảm, chỉ chiếm dưới 10%.

Đồng thời với việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, công khai các quy định; chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc và nâng cao nhận thức về chuyên môn, pháp luật của cán bộ, công chức, cũng như nhận thức của nhân dân nên số lượng chủ đầu tư chấp hành việc xin phép xây dựng đã tăng lên.

- Quy định công khai các thủ tục hành chính và thái độ tác phong của cán bộ công chức trong việc CPXD và tăng cường công tác CPXD và quản lý trật tự xây dựng.

Ngoài việc ban hành các quy định và tổ chức việc cấp phép, thời gian qua một số địa phương đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật về xây dựng, cũng như đã tổ chức các lớp hoặc cử những người trực tiếp thực hiện công tác CPXD tham gia các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ hoặc bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến công tác này. Nhờ trình độ cán bộ cấp cơ sở đã được nâng cao, nhận thức của nhân dân đã được chuyển biến.

 Giải pháp khắc phục :

- Đẩy nhanh hơn nữa công tác lập quy hoạch chi tiết xây dựng, công tác cấp hoặc xác nhận các giấy tờ về quyền sử dụng đất.

- Tiếp tục phân cấp mạnh đi đôi với việc xây dựng bộ máy đủ về số lượng và chất lượng cũng như trang bị cơ sở vật chất đủ để thực hiện nhiệm vụ cho các cơ quan CPXD đồng thời quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan cấp phép và chính quyền địa phương nơi xây dựng công trình.

- Thực hiện cải cách hành chính triệt để, khẩn trương rà soát loại bỏ các thủ tục không cần thiết, xây dựng quy trình thực hiện cơ chế “một cửa” liên thông giữa các cơ quan có liên quan đến công tác CPXD để đảm bảo thời gian cấp phép theo đúng quy định. Các Sở Xây dựng đã bố trí cơ sở vật chất và nhân lực để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và

trả kết quả tại phòng “một cửa”, niêm yết công khai các thủ tục, hồ sơ, điều kiện, thời gian cấp phép. Một số Sở Xây dựng đã quy định những người thực hiện công việc này phải đeo thẻ công chức, có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn người xin giấy phép thực hiện đúng các quy định, không được gây phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực khi thực hiện công việc, tuyệt đối không được lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi và phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện chậm trễ không đúng theo quy định, nếu có hành vi tiêu cực sẽ bị xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Đồng thời với chức năng là cơ quan quản lý ngành, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục rà soát các quy định để đề xuất điều chỉnh hoặc điều chỉnh các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế. Tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan báo cáo đề xuất Chính phủ bổ sung, sửa đổi cho phù hợp, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện: Căn cứ các quy định của Thành phố và Trung ương về cấp phép xây dựng, quản lý xây dựng và đầu tư xây dựng. Các đơn vị và UBND rà soát lại các văn bản đã có, ban hành các hướng dẫn mới cho phù hợp với yêu cầu mục tiêu đặt ra và phù hợp với tình hình mới nhằm thực hiện tốt hơn việc quản lý đất sử dụng, cấp phép xây dựng, đầu tư xây dựng và quản lý trật tự xây dựng theo đúng quy định.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Bên cạnh những giải pháp cụ thể cho từng công việc nêu trên, em xin phép đưa ra một số kiến nghị bổ sung thêm nhằm hoàn thiện công tác chuẩn bị thi công công trình xây dựng nhà ở như sau :

Đối với lãnh đạo Thành phố và lãnh đạo các Sở, Ban, ngành hữu quan:

- Phải có trách nhiệm chủ động, sáng tạo cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển Thủ đô trong việc tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội; tổ chức thực hiện các kế hoạch, quy hoạch, các dự án đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng được phê duyệt.

- Tập trung tháo gỡ những khó khăn, thực hiện biện pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy, kích cầu đầu tư xây dựng, tạo môi trường thuận lợi để khai thác và phát huy các tiềm năng kinh tế tài chính của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế.

- Chủ động sáng tạo tìm kiếm các giải pháp tạo vốn, khai thác tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước.

- Trước hết tập trung hoàn thiện thị trường tiền tệ, lành mạnh hóa tài chính các Ngân hàng thương mại, nghiên cứu sớm thành lập mới các tổ chức trung gian..

- Chú trọng đến kĩ năng phát triển dự báo kinh tế - tài chính đề phục vụ cho dự báo về quy hoạch phát triển Thủ đô qua các thời kỳ trong tương lai.

Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở

- Bãi bỏ các quy định tại các văn bản của địa phương và Bộ, ngành không phù hợp với quy định của các luật và Nghị định của Chính phủ.

- Bên cạnh đó, em xin kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại các Nghị định của Chính phủ, bao gồm :

+ Quy định về điều kiện để giao đất, cho thuê đất tại Điều 30 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai theo hướng tạo thuận lợi cho Chủ đầu tư, nên nghiên cứu hình thức tạm giao đất để Chủ đầu tư có điều kiện tiến hành các công việc khảo sát, nghiên cứu lập dự án.

+ Quy định về các dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Điều 6, Điều 7 và Phụ lục I, Phụ lục II của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP theo hướng hạn chế bớt đối tượng các dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường để giảm bớt thủ tục và thời gian cho Chủ đầu tư. Những dự án có lượng chất thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thì mới cần thiết phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

+ Quy định về thủ tục thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy tại Điều 16 và Phụ lục số 3 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Phòng cháy, chữa cháy theo hướng: Những công trình có nguy cơ gây thảm họa khi xảy ra cháy như: nhà cao tầng, công trình văn hóa, thương mại tập trung đông người, bãi đỗ xe ngầm, kho hàng dễ cháy, nổ…thì mới cần thiết phải có phương án phòng chống cháy, nổ khi thẩm định thiết kế cơ sở. Các công trình còn lại khi thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công mới yêu cầu phải có thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy.

- Các UBND Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương phải chủ động rà soát các văn bản của địa phương mình để kịp thời loại bỏ các thủ tục do địa phương tự đặt ra trái pháp luật hoặc không phù hợp với thự tế, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức tự đặt ra các yêu cầu sai quy định. Tăng cường phân công, phân cấp trong quản lý xây dựng cho quận, huyện, xã, phường, phối hợp tốt với các cơ quan liên quan trong quản lý xây dựng, thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” liên thông.

- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị để chấn chỉnh, khắc phục các vấn đề tồn tại và thực hiện các giải pháp nêu trên. Trong đó, yêu cầu các địa phương tập trung nguồn lực và chỉ đạo đẩy nhanh công tác lập Quy hoạch xây dựng; xây dựng kế hoạch cụ thể và xác định rõ lộ trình phủ kín Quy hoạch chi tiết xây dựng để làm cơ sở cho quản lý xây dựng trên địa bàn.

- Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục tạo ra hành lang cơ chế pháp lý huy động nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia đầu tư từ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chứ không phải chỉ tập trung vào một vài doanh nghiệp nhà nước hay một vài công ty trực thuộc.

Xây dưng một mô hình quản lý đầu tư xây dựng các dự án xây dựng theo hướng tích cực, năng động hơn

Mô hình mới không chỉ quan tâm đến đầu tư xây dựng mà cần quản lý khai thác công trình một cách hiệu quả nhất. Mô hình là sự liên kết hữu cơ (có thực hiện, có phản hồi, điều chỉnh hoàn thiện) giữa các mô dun QUY HOẠCH - ĐẦU TƯ XÂY DỰNG - QUẢN LÝ KHAI THÁC. Từ mô hình tổng thể, căn cứ vào Luật xây dựng và các văn bản dưới luật để thiết kế một hệ thống thực hiện. Hệ thống này cần thể hiện rõ các công đoạn của công việc, chỉ ra ai (hay cơ quan nào) có trách nhiệm giải quyết, nội dung, phạm vi , thời gian của mỗi công đoạn cần được chỉ ra rõ ràng và yêu cầu về cán bộ, trang thiết bị.. để hoàn thành nhiệm vụ; khi vận hành hệ thống sẽ bộc lộ các khâu yếu, các cán bộ không đủ năng lực.

Trong mô hình, hệ thống như đã nêu các quy định, cơ chế về các chủ thể tham gia xây dựng công trình như Chủ đầu tư, Tư vấn, Nhà thầu xây dựng, Giám sát đầu tư... sẽ được quy định rất rõ ràng. Để thiết lập Mô hình

và cung cách quản lý hệ thống đòi hỏi sự quyết tâm cao của Lãnh đạo bộ và các cơ quan chức năng.

Tổ chức cán bộ

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý trong bộ máy quản lý Nhà nước là nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo các dự án đầu tư được thực hiện một cách có hiệu quả, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Có thể nói, hiệu quả quản lý Nhà nước về đầu tư tại Bộ Xây dựng phụ thuộc phần lớn vào năng lực trình độ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý. Nhận thức được vai trò đó, Bộ Xây dựng và các Sở ban ngành nên tập trung triển khai, đào tạo, tập huấn cho các cán bộ lãnh đạo và cán bộ dự án về các văn bản mới trong quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản. Em xin kiến nghị một số giải pháp sau:

- Tiếp tục củng cố, đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ trong bộ máy quản lý đô thị ở cấp quận và chính quyền địa phương. Công tác cán bộ (nhân sự) cũng được lựa chọn nhằm đáp ứng việc vận hành hệ thống đã được thiết kế.

- Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý xây dựng. Xây dựng lực lượng cán bộ công chức đủ mạnh để hoàn thành nhiệm vụ quản lý xây dựng trên địa bàn theo yêu cầu mới, làm tốt chế độ đào tạo thường xuyên, tập huấn kịp thời cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý xây dựng tại địa phương.

- Có hình thức khen thưởng các cán bộ công chức thực hiện tốt các quy định. Phê bình, nhắc nhở và xử lý kỷ luật các công chức cán bộ có thái độ gây nhũng nhiễu, cố tình trì hoãn công việc được giao.

- Kiện toàn và nâng cao năng lực quản lý trật tự xây dựng của Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận theo đề án tổ chức lực lượng Thanh tra xây dựng của UBND Thành phố Hà Nội.

- Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền pháp luật cũng cần được tăng cường phổ biến sâu rộng, nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người để nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật nói chung, Luật Đất đai nói riêng, bảo đảm việc quản lý và sử dụng đất đạt hiệu quả, tiết kiệm.

Quy định rõ năng lực, quyền hạn, trách nhiệm về :

- Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân

- Chứng chỉ hành nghề

- Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư

- Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề Kỹ sư

- Điều kiện năng lực của giám đốc tư vấn quản lý dự án

- Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quán lý dự án

- Điều kiện năng lực chủ nhiệm khảo sát xây dựng

- Điều kiện năng lực chủ nhiệm thiết kế công trình

- Điều kiện năng lực chủ trì thiết kế xây dựng công trình

- Điều kiện năng lực tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình

Một phần của tài liệu Công tác chuẩn bị thi công xây dựng dự án nhà ở (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w