Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 77)

III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

2. Nguyên nhân của thực trạng

2.1 Khủng hoảng kinh tế

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đang lan rộng ra lĩnh vực sản xuất, các quốc gia dường như đang phải đối mặt với nguy cơ tái lập hàng rào bảo hộ mậu dịch, điều mà thế giới đã phải đấu tranh để dỡ bỏ trong thời gian trước đây. Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc khủng hoảng này và do vậy việc nâng thuế nhập khẩu nhằm bảo hộ các ngành sản xuất nội địa trước tình hình kinh tế hiện nay được coi là cần thiết nhằm duy trì công ăn việc làm cho lực lượng lao động trong nước trước nguy cơ thất nghiệp cao. Chính tình hình khủng hoảng kinh tế mang tính chất toàn cầu hiện nay có ảnh hưởng đến Việt Nam và buộc Việt Nam phải thiết lập hàng rào bảo hộ mà trước hết là việc tác động đến chính sách thuế đối với hàng hoá nhập khẩu. Việt Nam cũng phải tiến hành hỗ trợ xuất khẩu trong nước nhằm hi vọng giúp các doanh nghiệp trong nước có khả năng cạnh tranh và sớm thoát khỏi những khó khăn hiện nay. Tác động của khủng hoảng kinh tế là không thể tránh khỏi, do vậy Việt Nam cần có những chính sách thuế phù hợp vừa đảm bảo hộ trợ các doanh nghiệp trong nước vừa tránh được các biện pháp trả đũa từ các quốc gia khác.

2.2 Khung pháp lý còn chưa được hoàn thiện, vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình thực thi các chính sách liên quan đến việc áp dụng các biện trong quá trình thực thi các chính sách liên quan đến việc áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại

Trước tiên là việc ban hành các chính sách thuế nâng thuế nhập khẩu chưa phù hợp. Như ví dụ đã đưa trên đây về ngành thép, do Nhà nước có

những chính sách thuế không phù hợp tại các thời điểm quan trọng như khi giá phôi thép trên thị trường thế giới tăng nhanh, Bộ tài chính lại quyết định tăng thuế xuất khẩu phôi thép khiến cho các doanh nghiệp trong nước lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Và hiện nay khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế, ngành thép đang xin sự hỗ trợ của Nhà nước, tuy nhiên vẫn đang trong thời gian xem xét trong khi thép nhập khẩu hiện đang tràn ngập trên thị trường nội địa với giá thành rẻ đã một lần nữa đẩy các doanh nghiệp sản xuất thép vâo tình thế khó khăn.

Thêm nữa, chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ dường như tỏ ra không mấy hiệu quả. Thứ nhất là vì phần lớn doanh nghiệp trong nước sản xuất hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp này nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu. Đầu ra của hàng hóa các doanh nghiệp này nằm ở nước ngoài chứ không phải trong nước. Cũng vậy, phần lớn hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu, là yếu tố đầu vào của sản xuất. Chính vì vậy, phạm vi ảnh hưởng của chính sách này là không đáng kể. Thứ hai, các hàng hóa thuộc diện đã tiên phong giảm thuế nhập khẩu trong tổng hàng hóa nhập khẩu chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và hành động bảo hộ này có thể gây ra một số hậu quả phản tác dụng như kích thích các nước khác có phản ứng "trả đũa" bằng việc tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Thứ ba, do bối cảnh suy giảm kinh tế là không riêng gì ở Việt Nam. Đó là tình trạng chung buộc các hãng sản xuất trên toàn cầu giảm giá bán hàng hóa, nhất là các hãng của Trung Quốc. Mức độ giảm giá này có thể đủ lớn để triệt tiêu những nỗ lực tăng thuế của Việt Nam. Thứ tư, Việt Nam vốn được biết đến là quốc gia kiểm soát tình trạng buôn lậu hàng hóa rất yếu kém. Do vậy, việc tăng thuế nhập khẩu chỉ càng kích thích hàng hóa tuồn vào trong nước qua đường lậu - tình trạng vẫn đang diễn ra một cách nhức nhối đối với hàng hóa ngày một rẻ của Trung Quốc. Kết cục là mục tiêu bảo hộ vẫn không đạt được. Và, vấn đề đặt ra là Việt Nam phải chống buôn lậu có hiệu quả. Ngoài ra, tâm lý tiêu

dùng hàng ngoại đã được nuôi dưỡng bởi một thời kỳ sống bằng viện trợ nước ngoài và tính chất sản xuất để xuất khẩu, nhập khẩu để tiêu dùng của nền kinh tế Việt Nam. Tâm lý này cũng sẽ hạn chế hiệu quả của chính sách bảo hộ đối với một số hàng hóa nhất định.

2.3 Hiệu quả quản lý của Nhà nước, các bộ ngành còn chưa cao

Trong thời gian qua những điểm yếu trong bộ máy quản lý của Nhà nước đã dần được bộc lộ. Một thực tế là sự hoạt động của các bộ ngành còn kém hiệu quả và chính điều này cũng là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến việc làm giảm hiệu quả của các biện pháp bảo hộ thương mại. Như việc ứng dụng Hải quan điện tử trong công tác xác định trị giá hải quan vừa qua vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại như phần mềm ứng dụng điện tử hải quan chưa đạt tiến độ, vẫn còn phải hiệu chỉnh nhiều trong quá trình triển khai, mới chỉ tiến hành thí điểm ở một số địa bàn nhất định, quy mô thông quan vẫn còn chỉ giới hạn ở 3 loại hình hàng hoá xuất nhập khẩu (xuất nhập khẩu kinh doanh, hàng nguyên liệu sản xuất, xuất nhập khẩu gia công, chưa có sự đồng bộ giữa quy trình thủ tục hải quan và quy trình thủ tục hải quan điện tử...Việc nâng thuế nhập khẩu trong thời gian qua cũng đã khiến làm gia tăng tình hình buôn lậu. Điều này cho thấy lợi ích từ chính sách này không lớn, tuy nhiên bất cập thì khá nhiều. Những quy định về cấp phép nhập khẩu của bộ công thương cũng tỏ ra không hiệu quả, gây nhiều tranh cãi khi mà hàng hoá thì ách tắc gây khó khăn cho doanh nghiệp,thủ tục phiền hà...

2.4 Khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước còn kém

Như đã phân tích ở phần trước về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn kém, do vậy không thể tránh khỏi hàng hoá của Việt Nam đã bị thua trên chính sân nhà. Hàng hoá nhập khẩu với kiểu dáng phong phú, chất lượng tốt, giá cả phù hợp đã chinh phục người tiêu dùng trong nước, khiến cho hàng hoá nội địa mất đi chỗ đứng tại thị trường đáng nhẽ sẽ có khả năng cạnh tranh tốt. Điều này đã hạn chế Chính phủ ban hành các biện pháp bảo hộ

thương mại như các rào cản kỹ thuật, các tiêu chuẩn, quy định về chất lượng hàng hoá...bởi không những sẽ không thoả mãn được nhu cầu trong nước, người tiêu dùng sẽ phải mua với mức giá cao hơn, các doanh nghiệp trong nước sẽ thụ động, giảm bớt nỗ lực cạnh tranh và có thể gây ra những biện pháp trả đũa từ các quốc gia khác có hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam chịu tác động của chính sách này.

2.5 Nhận thức của doanh nghiệp về các biện pháp bảo hộ thương mại tạm thời còn kém tạm thời còn kém

Mặc dù các biện pháp tự vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đã được rất nhiều quốc gia áp dụng có hiệu quả trong việc bảo vệ hàng hoá nội địa trước nguy cơ cạnh tranh mạnh mẽ của hàng nhập khẩu thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất lúng túng, phải chấp nhận bị khởi kiện rất nhiều trong khi đi khởi kiện thì rất ít. Nguyên nhân của thực trạng này chính là do các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa chủ động, tích cực tìm hiểu các kiến thức liên quan các vụ kiện. Các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết còn e dè, né tránh, chỉ tìm cách “chống đỡ” trước các đơn kiện của doanh nghiệp nước ngoài thay vì chủ động tìm hiểu về đối phương, về thị trường xuất khẩu nhằm có những thay đổi giá cho phù hợp và những chuẩn bị cần thiết để tiến hành các vụ kiện. Các doanh nghiệp Việt Nam cần thu thập thông tin và tìm hiểu luật pháp…nhằm đâm đơn kiện những doanh nghiệp bán phá giá vào thị trường vào Việt Nam. Do vậy, việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp đối với vấn đề áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại là hết sức cần thiết.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w