Một số biện pháp của chi cục thuế thị xã Phúc Yên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chống thất thu thuế GTGT tại thị xã Phúc Yên (Trang 60)

b, Thực trạng thất thu thuế GTGT tại thị xã Phúc Yên một vài năm

3.2,Một số biện pháp của chi cục thuế thị xã Phúc Yên

3.2.1, Phương hướng tăng thu trong thời gian tới:

Kế hoạch pháp lệnh mà Cục thuế Vĩnh Phúc đặt ra cho Chi cục thuế TX Phúc Yên trong năm 2009 là thu từ thuế GTGT: 12.400 triệu đồng, trong khi tổng thu thuế GTGT trong năm 2008 chỉ có 9.308 triệu đồng. Đặt trong bối cảnh hiện nay, khi mà giá cả vẫn còn đang ở mức cao, khủng hoảng kinh tế thế giới có ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam, các DN nhất là các DN vừa và nhỏ làm ăn ngày càng khó khăn hơn, người dân thắt chặt chi tiêu thì đây thực sự là một nhiệm vụ khó khăn. Để đạt được nhiệm vụ trên bên cạnh các biện pháp “truyền thống” của ngành thuế như: Tăng cường công tác quản lý để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản vào NSNN, đẩy mạnh việc cấp mã số thuế theo cơ chế liên thông giữa Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phối hợp cùng công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, công việc này không nhằm tìm ra các sai phạm của DN để phạt hay xử lý hành chính mà là nhằn giúp các DN làm tốt công tác tài chính, hạch toán từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đi đúng hướng. Ngoài các biện pháp nêu trên, trong thời kỳ khó khăn hiện nay, Chi cục thuế sẽ áp dụng nhiều biện pháp tích cực hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi hơn, giúp các DN ổn định và phát triển sản suất kinh doanh, như là: qua xác minh nếu DN thực sự đang lâm vào tình trạng khó khăn, chi cục sẽ xem xét để gia hạn nợ, lên lộ trình trả nợ phù hợp với năng lực của họ, hay là các biện pháp liên quan đến thuế TNDN như là giảm, giãn thời hạn nộp thuế TNDN theo đúng quy định của Bộ Tài chính,…và còn nhiều biện pháp khác.

3.2.2, Các biện pháp cụ thể:

- Chủ động tham mưu với Thị ủy, UBND Thị xã chỉ đạo các Ban, Ngành, UBND các phường xã phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế tập trung

khai thác, đôn đốc các nguồn thu phát sinh trên địa bàn, đặc biệt là đối với lĩnh vực thu thuế CTN- DV- NQD trong đó có thuế GTGT.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như: báo chí, đài truyền hình Trung ương, địa phương, Đài truyền thanh TX, Ban tuyên giáo thị ủy, phòng văn hóa TX để tổ chức tuyên truyền chính sách thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kẻ các biển quảng cáo, Panô, áp phích tại các trục đường giao thông chính và các tụ điểm kinh doanh trong TX. Thực hiện tốt công tác tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đúng quy định các đơn thư khiếu nại, thắc mắc hay tố cáo của người dân một cách thỏa đáng, hợp tình hợp lý.

- Tiếp nhận và giải quyết tốt các thủ tục hành chính thuế theo quy chế một cửa tại cơ quan thuế. Như trong năm 2008 bộ phận một cửa đã tiếp nhận 3.000 hồ sơ khai thuế hàng tháng, 500 hồ sơ khai thuế theo quý, 250 hồ sơ khai thuế năm, cấp và bán hóa đơn lẻ cho 165 lượt hộ có nhu cầu sử dụng hóa đơn.

- Đối với công tác kiểm tra: Tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế, chú trọng đến công tác phân tích số liệu trên hồ sơ khai thuế, trong báo cáo thuế và báo cáo tài chính của DN để lựa chọn, lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm 2009. Kiểm tra, rà soát các hộ kinh doanh trên địa bàn, tổ chức điều tra doanh thu để xác định chính xác doanh thu, thu nhập thực tế của hộ kinh doanh để tiến hành điều chỉnh thuế và đưa hộ vào quản lý thu thuế đối với các hộ nộp thuế theo phương pháp ấn định thuế. Tổ chức kiểm tra thuế đảm bảo theo đúng kế hoạch đề ra. Tổ chức kiểm tra các đội thuế trong Chi cục về việc chấp hành quy trình quản lý thuế, chấp hành công vụ của cán bộ công chức thuế. Ngoài ra cần phải phối hợp với các cơ quan thuế khác trong, ngoài tỉnh để đẩy mạnh công tác xác minh hóa đơn nhằm phát hiện kịp thời những hóa đơn bất hợp pháp và hóa đơn giả.

- Đồng thời công tác tuyên truyền hỗ trợ được Chi cục coi là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thời kỳ cải cách hành chính, hiện đại hoá ngành thuế góp phần xoá bỏ các thủ tục phiền hà gây tốn kém cho người nộp thuế, giúp người dân tiếp cận tốt hơn, dễ dàng hơn đối với các thủ tục, quy định, pháp luật hay chính sách về thuế. Trong năm 2008 đã hướng dẫn và giải đáp chính sách thuế cho 04 lượt người đề nghị trả lời bằng văn bản, 183 lượt người trả lời trực tiếp tại cơ quan thuế và qua điện thoại. Tổ chức 02 buổi tọa đàm, đối thoại với DN để nắng nghe ý kiến của DN đề xuất về những vướng mắc trong việc thực hiện chế độ chính sách thuế và việc thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế như: thủ tục đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, thủ tục mua bán hóa đơn,…

- Thực hiện tốt công tác quản lý nợ thuế đối với các tổ chức, cá nhân nợ thuế theo đúng quy định của Luật quản lý thuế. Đối chiếu kết quả thu nộp với số thuế phát sinh hàng tháng xác định chính xác số thuế còn nợ đọng của từng DN, hộ kinh doanh, đánh giá, phân loại nợ thuế theo từng nguyên nhân nợ thuế để có biện pháp chỉ đạo thu nợ và thực hiện cưỡng chế thuế đối với các trường hợp cố tình dây dưa không nộp. Phối hợp với các cơ quan như kho bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng và UBND các phường, xã trong công tác tổ chức thu nợ thuế đảm bảo theo đúng quy định của Luật quản lý thuế.

- Công tác tin học cũng giữ một vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế. Trong năm 2008 bộ phận tin học đã tiếp nhận, cài đặt và vận hành tốt chương trình ứng dụng quét mã vạch hai chiều trong kê khai thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và cơ quan thuế trong việc kê khai thuế và nhập giữ liệu trên tờ khai thuế hàng tháng. Thực hiện tốt công tác hỗ trợ cán bộ thuế và người nộp thuế vận hành, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý thuế: như nhập dữ liệu và xử lý hồ sơ khai thuế, hồ sơ miễn, giảm thuế, đặc biệt là ứng dụng những tiện ích của công nghệ

thông tin vào công tác xác minh hóa đơn…Năm 2009 sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng thông tin trong công tác quản lý thuế.

- Phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn cơ quan, có hình thức khen thưởng kịp thời đối với tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ thu nộp thuế trong năm. Tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các lớp học bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về tin học nhằm đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Thực hiện công tác luân phiên, luân chuyển cán bộ trong các đội cho phù hợp với khả năng và nhiệm vụ cụ thể của từng cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy được năng lực chuyên môn.

3.3, Một số kiến nghị:

- Để tạo được thói quen lấy hóa đơn sau khi mua hàng cho người dân, Nhà nước cần công bố giá trị pháp lý của hóa đơn bán hàng như là phiếu bảo hành bắt buộc của DN, điều này buộc các DN có ý thức hơn trong khi xuất hóa đơn và sự tin tưởng của người tiêu dùng vào hóa đơn của người bán. Tổng cục thuế cũng có thể nghiên cứu để có hình thức thưởng bằng lợi ích vật chất đối với hóa đơn mua hàng của người tiêu dùng cuối cùng, ví dụ như nếu mua hàng mà lấy hóa đơn thì sẽ được giảm giá, giả định như họ được giảm 2% trên giá hàng mua vào (đã tính thuế) điều đó sẽ khuyến khích họ yêu cầu người bán hàng phải lập hóa đơn. Đây là biện pháp tăng thu, chống khai man, trốn thuế và có tác dụng tích cực trong việc giáo dục ý thức chấp hành chính sách thuế đối với người dân. Cách thứ hai là biến hóa đơn thành một tấm sổ xố, ví dụ tại Trung Quốc trong nỗ lực chống thất thu thuế, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã thực hiện một biện pháp khuyến khích người tiêu dùng yêu cầu các doanh nghiệp phải cấp hóa đơn bán hàng. Người ta đã đưa vào một ô nhỏ trong hóa đơn để biến hóa đơn thành một vé xổ số, khách hàng cào vào ô đó có thể trúng thưởng từ 100 đến 5.000 nhân dân tệ. Để ngăn ngừa sự giả mạo, một ô thứ

hai với mã số cho phép khách hàng có thể kiểm tra thông qua Internet về việc công ty đưa cho họ hóa đơn có giá trị hay không. Trong một chương trình thử nghiệm, một thị trấn nhỏ ở ngoại ô Bắc Kinh đã tăng thuế lên tới 732 ngàn USD trong khi chỉ phải chi ra 17 ngàn USD tiền thưởng (theo Báo cáo Phát triển thế giới 2005 của WB, trích dẫn thông tin từ The Economist). Hay ở một số nước khác trên thế giới đi mua hàng ở bất kỳ đâu, dù với bất kỳ hoá đơn nhỏ nhất nào đều có biên lai in từ máy tính tiền và có số seri. Sau đó Nhà nước quay số trúng thưởng cho các seri đó, mọi người đi mua hàng đều chú ý lấy biên lai mua hàng. Số tiền tuy rất nhỏ nhưng khả năng phát hiện gian lận là rất lớn

- Cơ quan thuế ở mỗi địa phương có thể thành lập các website riêng để phổ biến chính sách thuế, trả lời các mail thắc mắc, hay các câu hỏi của người dân, mà không cần phải trực tiếp đến trụ sở thuế. Thiết lập hệ thống điên thoại tự động, cài đặt trước các thông tin cơ bản của các sắc thuế, giải đáp các vấn để cần thiết, để khi các đối tượng nộp thuế cần tìm hiểu có thể liên hệ theo kênh này một cách thuân tiện (tương tự dịch vụ 1080 của ngành bưu điện), hình thức thứ hai là liên hệ trực tiếp qua số điện thoại của cơ quan thuế để được giải đáp vướng mắc.

- Thông thường thuế suất là linh hồn của một sắc thuế và là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế. Hiện nay thuế GTGT có ba mức thuế suất 0%, 5%, 10%. Việc quy định nhiều mức thuế suất trong một sắc thuế trên thực tế cũng là một kẽ hở, dễ nhập nhằng và tùy tiện khi áp dụng, tạo cơ hội cho trốn lậu thuế, tăng chi phí thanh tra, đặc biệt với các DN kinh doanh nhiều mặt hàng với mức thuế suất khác nhau. Về phương diện lý thuyết cũng như thực tế, việc quy định mức thuế suất cao hay thấp, nhiều hay ít có tính chất quyết định sự thành công hay thất bại của một chính sách thuế. Nếu số lượng các mức thuế suất ít sẽ dễ quản lý, dễ hiểu và dễ áp dụng, hạn chế được tình trạng lách luật qua thuế suất. Còn nếu có nhiều mức thuế suất sẽ thể hiện được khả năng điều tiết linh hoạt về chính sách

xã hội, nhưng sẽ làm cho chính sách thuế phức tạp, dễ bị lợi dụng. Do đó trong tương lai chỉ nên áp dụng 2 mức thuế suất: một mức thuế suất duy nhất áp dụng cho các loại hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước là 10% hoặc 7%, hàng xuất khẩu áp dụng mức thuế suất 0%.

- Trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý thu thuế nói riêng, việc quy định các chế tài xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng cơ chế tự kê khai-tự tính thuế, các chế tài pháp luật nghiêm minh càng trở nên cần thiết trong bối cảnh khả năng lợi dụng sự cho phép tự giác của Nhà nước để trốn lậu thuế là khá lớn. Theo hướng này cần giao thêm quyền cho cơ quan Thuế trong việc xử lý các vi phạm về thuế, định nghĩa rõ hành vi trốn thuế trong Bộ luật hình sự và nâng mức hình phạt nặng hơn đối với tội trốn thuế ( Điều 161 Bộ luật hình sự: “phạm tội chốn thuế với số tiền từ năm trăm

tiệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm”) 7 năm tù có lẽ là hình phạt quá nhẹ đối với

các vụ gian lận thuế GTGT nên đến vài tỷ đồng vì rất nhiều vụ gian lận hoàn thuế bản chất là chiếm đoạt tiền từ Ngân sách Nhà nước. Ngoài nâng mức hình phạt chúng ta cũng có thể thưởng tiền ở mức hợp lý cho các vụ tố cáo hành vi gian lận.

Qua thực tế áp dụng thuế GTGT ở nước ta trong những năm vừa qua cho thấy pháp luật thuế GTGT ở nước ta về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu về lý luận của pháp luật thuế GTGT cả về cấu trúc bên trong lẫn hình thức biểu hiện bên ngoài, cụ thể có đầy đủ các bộ phận (các nhóm quy phạm pháp luật) hợp thành của pháp luật thuế GTGT và các nhóm quy phạm pháp luật này được biểu hiện dưới các hình thức: luật, nghị quyết, nghị định, thông tư, công văn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các quy định của thuế GTGT phản ánh đúng những nội dung, yêu cầu của chính sách tài chính nói chung và chính sách thuế nói riêng cũng như thể hiện được mục tiêu, định hướng cơ bản trong chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Đảng.

Trong quá trình xây dựng, triển khai luật thuế GTGT ở nước ta thể hiện sự nhận thức đúng đắn, tính phức tạp của thuế GTGT, nhất là kỹ thuật tính và thu thuế GTGT, nên bước đầu về cơ bản đã xác định được một cơ chế điều chỉnh thích hợp trong bối cảnh và điều kiện của nước ta để phát huy hiệu quả của sắc thuế này là chưa thực sự đầy đủ, trong quá trình xây dựng cũng như triển khai thực hiện đã có nhiều vấn đề vướng mắc phát sinh. Vì lẽ đó mà các văn bản pháp luật thuế GTGT không ngừng được sửa đổi, bổ sung liên tục để đáp ứng những yêu cầu của đời sống xã hội luôn vận động phát triển cũng như yêu cầu của công tác quản lý thuế GTGT.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Tổng cục Thuế- Tạp chí Thuế nhà nước: Hệ thống văn bản pháp luật về thuế GTGT, NXB Tài chính 2007;

2 Nghị định Chính phủ ngày 13/2/ 2009: 13/2009/NĐ-CP; 3 Giáo trình kinh tế thương mại, trường ĐH kinh tế quốc dân; 4 Học viện tài chính: giáo trình thuế, NXB Tài chính, Hà Nội 2002; 5 Học viện tài chính: Cải cách hành chính thuế Việt Nam, NXB Tài

chính, Hà Nội 2006;

6 Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc- Chi cục Thuế Phúc Yên: Các báo cáo về tình hình thu các loại thuế tại thị xã Phúc Yên 2005, 2006, 2007, 2008;

7 Thời báo kinh tế Việt Nam 2006, 2007, 2008;

8 Thuế Hà Nội, tháng 4/2001, Huỳnh Huy Quế: Tăng cường giải pháp chống thất thu thuế; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 Tạp chí thuế Nhà nước, tháng 12/2006, Mạnh Hà: Chống thất thu thuế những ngày cuối năm tại chi cục thuế thị xã Phú Thọ;

10 Tạp chí thuế Nhà nước, tháng 8/2006, Linh Nhung: Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng số thu từ hộ nộp thuế theo kê khai;

11 Tạp chí thuế Nhà nước, tháng 5/2006, Nguyễn Hưng Phấn: Đổi mới cơ chế khoán thuế đối với hộ kinh doanh;

12 Thời báo tài chính, tháng 12/2006, Thanh tra, kiểm tra thế- hướng tới chiều sâu; - website: + Tổng cục thuế: tct.vn + Vneconomy.vn + index.php.htm + Tổng cục thống kê: gso.gov.vn + hids.hochiminhcity.gov.vn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chống thất thu thuế GTGT tại thị xã Phúc Yên (Trang 60)