Với diện tích nhỏ hẹp hơn so với các huyện, thị khác trong tỉnh thì dân số của Thị xã Phúc Yên cũng chỉ vào khoảng 88.650 người (Theo số liệu dân số tính đến quý 3/2007 tại Cục Thống kê tỉnh). Nên ngành tập trung phát triển mũi nhọn chủ yếu của Thị xã cũng theo chiến lược của tỉnh là tập trung vào phát triển công nghiệp và dịch vụ để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Một số thành tựu kinh tế- xã hội của thị xã Phúc Yên năm 2008
- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 6.564 tỷ đồng,chiếm 71% tổng thu ngân sách của tỉnh, bằng 118,6% so với dự toán và bằng 152,66% so với cùng kỳ;
- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 26.423 tỷ đồng ( theo giá cố định 1994) tăng 21,1% so với cùng kỳ và đạt chỉ tiêu kế hoạch năm;
- Giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 199 tỷ đồng ( theo giá cố định năm 1994), đạt 57% kế hoạch năm và bằng 72% so với cùng kỳ;
- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thực hiện 102 tỷ đồng (theo giá cố định năm1994) ,đạt 103,3% so với kế hoạch, tăng 5% so với cùng kỳ;
- Doanh thu về dịch vụ bán lẻ hàng hóa- du lịch thực hiện 954 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch, tăng 16,3% so với cùng kỳ, trong dó doanh thu ngành du lịch ước đạt 11,5 tỷ đồng, bằng 100% so với cùng kỳ và đạt 90% kế hoạch;
- Nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển giáo dục trên địa bàn là 6,178 tỷ đồng;
- Các mặt như văn hóa xã hội- thể thao tiếp tục phát triển. Trong năm, toàn thị xã phát triển thêm được 2.624 thuê bao, vượt 12% kế hoạch, đạt bình quân 23 máy/100dân. Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn chuyển biến tích cực. Toàn thị xã đã có 19/44 trường học, 7/10 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia;
- Giải quyết việc làm cho 2.367 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45,2% tăng 12,2% so với năm 2007;
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,24%, giảm 0,65% so với 2007, vượt 0,15% so với mục tiêu đề ra;
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 16%, giảm 0,5%so với năm 2007;
Theo thống kê của Chi cục thuế TX thì tính đến hết năm 2008, trên toàn TX số hộ kinh doanh nộp thuế theo hình thức khoán là 10.711 lượt hộ, trong đó có 49 hộ mới được đưa vào quản lý thu thuế trong năm 2008; số hộ nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT là 29 hộ, trong đó hộ kế toán 2 sổ là 17 hộ, hộ kế toán 6 sổ là 12 hộ, có 6 hộ kinh doanh nộp thuế theo phương thức khấu trừ. Trong năm 2008 toàn TX có 293 DN đang hoạt động, 3 DN bỏ chốn do làm ăn thua lỗ, 56 DN bị giải thể và phá sản, 12 DN xin nghỉ kinh doanh, số DN đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa hoạt động là 39 DN.
2.2.2, Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Chi cục thuế TX Phúc Yên:
Chi cục thuế thị xã Phúc Yên là một đơn vị hành chính sự nghiệp nằm trên địa bàn thị xã Phúc Yên thuộc cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, Chi cục thuế Thị Xã đã được thành lập.
Căn cứ Nghị định số: 153/2003/NĐ-CP ngày 09/12/2003 của Chính phủ về việc thành lập thị trấn Phúc Yên và huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Căn cứ Quyết định số: 218/2003/QĐ-CP ngày 28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục thuế trực thuộc Bộ Tài Chính.
Chi cục thuế thị xã Phúc Yên được thành lập theo Quyết định số: 04/2004/QĐ/BTC ngày 05 tháng 01 năm 2004 của Bộ Tài Chính.
Trụ sở của chi cục thuế thị xã Phúc Yên được đặt tại trung tâm của thị xã, và nằm trên đường quốc lộ 2, gần các cơ quan quan trọng của thị xã như: Kho bạc nhà nước, Viên kiểm sát nhân dân, Công an...nên rất thuận lợi cho công tác thu nộp thuế trên địa bàn.
Chi cục thuế Phúc Yên được chia làm 12 đội. Gồm 58 cán bô.
- Các bộ phận văn phòng giúp cho Chi cục trưởng Chi cục thuế là tổ. - Các bộ phận giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm: Các hộ kinh doanh dịch vụ, hộ nộp thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên,...) là đội. Đội có 2 loại đội:
- Quản lý theo vùng, miền là đội liên phường, xã hiện có 5 đội.
- Quản lý theo nhóm đối tượng hoặc sắc thuế: Có 2 đội là Quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ và đội Trước bạ và thu khác.
2.2.3, Công tác tổ chức thu thuế GTGT ở thị xã Phúc Yên:
* Vai trò của Chi cục thuế và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác trong công tác thu thuế:
- Chi cục thuế trực tiếp quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân nộp thuế trong địa bàn TX, cụ thể là tiến hành thu thuế, cấp mã số thuế, quản lý hồ sơ kê khai thuế, phát hiện ngăn chặn và xử phạt các vụ gian lận thuế,…
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân TX: Chỉ đạo các cơ quan có liên quan tại địa phương như: phòng Tài chính- Kế hoạch, phòng Tài nguyên- Môi trường, phòng Kinh tế- Nông nghiệp,…phối hợp với cơ quan
thuế lập dự toán thu Ngân sách và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu NSNN nhà nước trên địa bàn.
- Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị xã: là cơ quan tư vấn giúp cho cơ quan thuế xác định mức thuế của các hộ, gia đình, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn, bảo đảm đúng pháp luật, dân chủ, công khai, công bằng. Thống kê hộ, gia đình, cá nhân kinh doanh mới phát sinh hoạt động kinh doanh, hay là thay đổi quy mô. Phối hợp với cơ quan thuế trong việc thực hiện cưỡng chế đối với các hộ, cá nhân kinh doanh chây ỳ, không nộp thuế. Phối hợp với cơ quan thuế để tuyên truyền, phổ biến các điều luật, pháp lệnh về thuế tới các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn phường, xã.
- Đài truyền thanh TX có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách Pháp luật về thuế, nêu gương tổ chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật về thuế.
- Cơ quan công an, quản lý thị trường: phối hợp với cơ quan thuế đấu tranh phòng chống tội phạm kinh tế, trao đổi thông tin về các đối tượng kinh doanh, tình hình của các DN, kiểm tra các đối tượng kinh doanh trái pháp luật và đối tượng kinh doanh không chấp hành chính sách thuế.
- Kho bạc có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan thuế về số tiền thuế đã nộp, đã hoàn của người nộp thuế.
- Phòng tài nguyên môi trường quản lý nhà nước về nhà đất có trách nhiệm cung cấp thông tin thay đổi về hiện trạng sử dụng đất, sở hữu nhà của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình liên quan khi có đề nghị của cơ quan thuế.
- Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác khi có yêu cầu của cơ quan thuế có trách nhiệm cung cấp: hồ sơ, thông tin giao dịch qua tài khoản ngân hàng của ĐTNT, thông tin về số tiền bảo lãnh cho người nộp thuế của ngân hàng. Hồ sơ, chứng từ, số tài khoản thanh toán, bản sao sổ kế toán chi tiết tài khoản thanh toán. Khi ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhận được quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp
trích tiền từ tài khoản của ĐTNT thì ngân hàng và tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích số tiền ghi trong quyết định từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế và chuyển sang tài khoản ngân sách nhà nước tại kho bạc.
- Đối tượng nộp thuế: tự bản thân phải có trách nhiệm với nghĩa vụ nộp thuế của mình nộp thuế đúng thời hạn, đủ số lượng; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, pháp luật về thuế. Phối hợp với cơ quan thuế trong điều tra, kiểm tra và làm rõ các hành vi vi phạm hay trốn thuế, tạo ra sự công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế.