Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Vận tải biển Vinalines

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại Công ty vận tải biển Vinalines. (Trang 40 - 43)

Trong những năm vừa qua Công ty Vận tải biển Vinalines với đội ngũ trẻ và đội tàu hiện đại đã đạt được những bước tiến đáng kể.

• Đầu tiên phải nói tới quy mô của công ty: Từ chỗ chỉ là một Phòng quản lý kỹ thuật của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Công ty đã phát triển thành một công ty có đội tàu lớn và hiện đại đứng thứ hai Việt Nam. Số lượng lên 20 tàu, tổng trọng tải lên tới 272 nghìn DWT, chiếm khoảng 50% tổng trọng tải của đội tàu. Dịch vụ của Công ty ngày càng được đa dạng hóa: Công ty từ chỗ chỉ tập trung vào một số dịch vụ như vân tải container thì đến nay công ty đã cung cấp rất nhiều dịch vụ mới. Về thị trường kinh doanh khi mới thành lập Công ty chỉ đáp ứng được nhu cầu vận tải nội địa thì đến nay công ty đã phát triển ra vận tải quốc tế. Để có cái nhìn rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty chúng ta xem xét một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng thông qua bảng sau: (số liệu trích trên các Báo cáo tài chính tại thời điểm 31/12 các năm)

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu trên BCĐKT các năm 2004, 2005, 2006

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

1. Tổng tài sản 577,75 924,74 1.015,11

3. Doanh thu 4. Giá vốn hàng bán 368,43 315,56 623,47 556,64 756.96 661,51 4. Chi phí 32,19 41,62 65,52 5. Lợi nhuận 20,68 25,21 29,93

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2004, 2005, 2006)

Về tổng tài sản và nguồn vốn.

Qua bảng trên cho thấy tổng tài sản và nguồn vốn của công ty qua các năm tăng lên. Điều đó được giải thích do công ty mua thêm các tàu. Năm 2004 tổng tài sản là 577,75 tỷ đồng thì tới năm 2005 con số này đã lên tới 924,74 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 41,33%. Và con số này chưa dừng tại đây, qua các năm đều tăng lên. Tính trong năm 2007 với việc công ty đầu tư mua mới thêm 2 tàu, đồng thời bán đi 3 tàu trọng tải và tổng tài sản không những không giảm mà vẫn tăng lên. So với thời điểm thành lập cho tới nay thì tổng tài sản của công ty tăng hơn 58 lần từ 20 tỷ lên tới trên 1100 tỷ đồng. Về tổng số vốn kinh doanh của Công ty (chỉ tính riêng vốn chủ sở hữu và vốn do Tổng công ty giao) đã tăng lên 6,43 lần từ 20 tỷ lên trên 128 tỷ đồng. Tài sản của công ty phát sinh tăng trong năm 2005 chủ yếu là do vốn điều chuyển của Tổng công ty, còn ở các năm sau là do việc mua tàu mới. Điều đó chứng tỏ công ty có tốc độ tăng trưởng rất mạnh về quy mô tài sản và nguồn vốn. Đây là tin hiệu đáng mừng cho công ty.

Về tình hình doanh thu.

Doanh thu của công ty tăng liên tục qua các năm. Năm 2005 tăng mạnh so với năm 2004, cụ thể tăng 255,04 tỷ đồng. Tuy nhiên con số này ở 2006 so với năm 2005 chỉ tăng lên 133,49 tỷ đồng.

Về lợi nhuận.

Lợi nhuận là kết quả cuối cùng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bảng 1 ta thấy lợi nhuận của Công ty qua các năm đều tăng. Về tổng mức lợi

nhuận của năm 2005 đã tăng so với năm 2004 là 4,53 tỷ đồng hay tăng 21,9%. Lợi nhuận của năm 2006 so với năm 2005 tăng lên nhưng với tỷ lệ thấp hơn, chỉ đạt 18,72%. Điều này phần nào cho thấy hiệu quả của việc mở rộng quy mô hoạt động của công ty từ việc khai thác có hiệu quả các tàu đồng thời mở rộng loại hình dịch vụ. Đó cũng thể hiện việc sử dụng hiệu quả vốn của công ty. Tuy nhiên tỷ lệ tăng nhưng chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty tăng lên rất nhanh nhưng tương ứng với đó là chi phí cũng tăng lên nhanh không kém. Do đó dẫn đến lợi nhuận sau thuế so với doanh thu là rất nhỏ.

Xem xét tới cơ cấu nguồn vốn

Ta thấy nợ phải trả năm 2004 cao hơn năm 2005 và 2006. Cơ cấu vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng ít hơn. Điều đó là do đặc thù của Công ty là một công ty thành viên hạch toán phụ thuộc vào Tổng công ty. Do vậy khi Tổng công ty cấp một tài sản mới cho Công ty tự khai thác thì công nợ của Công ty sẽ tăng lên. Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn cũng phản ánh khả năng tự tài trợ của công ty. Ta thấy tỷ lệ này năm 2004 là 22,27% nhưng đến năm 2005 chỉ còn 13,93% và tới năm 2006 thì tỷ lệ này lại giảm đi còn 12,71%. Điều đó chứng tỏ tài sản của công ty chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn đi vay. Và do vậy khả năng độc lập về mặt tài chính của công ty giảm đi.

Bảng 2.2. Các chỉ tiêu: Hệ số tự tài trợ, ROA, ROE

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng nguồn vốn 577,75 924,74 1.015,11 Vốn chủ sở hữu 128,68 128,79 129,12 Hệ số tự tài trợ 22,27% 13,93% 12,71% Lợi nhuận sau thuế 20,68 25,21 29,93 Tổng tài sản 577,75 924,74 1.015,11

ROE 16,07% 19,57% 23,18%

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2004, 2005, 2006)

Xem xét đến khả năng sinh lợi:

Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu có tăng giảm nhưng với tỷ lệ nhỏ. Tuy nhiên khả năng sinh lời trên tổng tài sản lại giảm, điều đó là do tổng tài sản của Công ty qua các năm tăng lên rất nhanh, nhưng lợi nhuận sau thuế lại chưa tăng với tốc độ tương xứng. Điều đó có nghĩa việc sử dụng tài sản tại công ty chưa mang lại được hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại Công ty vận tải biển Vinalines. (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w