II/ Giải pháp phát triển ngành sữa Việt Nam
2. Giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu
Ngành công nghiệp chế biến sữa cần phải kết hợp với ngành nông nghiệp đầu tư phát triển đàn bò.
2.1.Quy hoạch phát triển bò sữa :
Quy hoạch vùng nuôi bò sữa khép kín :từ tổ chức chăn nuôi đến thu mua, chế biến sữa ở các địa bàn có điều kiện thuận lợi nhằm phát huy tiềm năng đất đai, lao động, khí hậu theo hướng sau :
- Các vùng chăn nuôi bò lai : Tạo ra bò sữa lai50%; 75% và 87,5% máu bò ngoại HF :
+ Miền Bắc : Các huyện ngoại thành Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ,Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An…
+Các tỉnh duyên hải Miền Trung : Phát triển đàn bò sữa ra các huyện trung du thuộc Bình Định, Đã Nẵng, Quảng Ngãi,Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa…
+ Miền Nam : Các huyện ngoại thành thành phố HCM,các tỉnh Bình Dương, Bình Phước , Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Cần Thơ…
- Các vùng chăn nuôi bò sữa Hà Lan thuần hoặc bò lai có tỷ lệ máu Hà Lan cao ( trên 87,5%)
Bao gồm : Mộc Châu ( Sơn La), Tuyên Quang, Đà Lạt và một số vùng khác.
Dự kiến đàn bò sữa năm 2010 như sau:
Đơn vị: con Vùng Tỉnh, thành phố 2010 Tổng đàn bò Bò vắt sữa 1 4 5 I. Đông Nam Bộ 78.591 35.365 Lâm Đồng 7.385 3.300 1 4 5
II. Tây Nam Bộ 26.011 11.696 III. Nam Trung Bộ 32.270 14.508 IV. Bắc Trung Bộ 39.500
(20.500)
17.775 (9.225) V. Đồng bằng Bắc Bộ 49.100 22.095 VI.Vùng núi phía Bắc 38.382 17.270
Tổng cộng: 252.239 113.459
Năm 2005 cần 128 trạm thu mua sữa, năm 2010 cần 254 trạm. Tổng vốn đầu tư cho các trạm thu mua là 152,8 tỷ đồng.
Diện tích đất trồng cỏ năm 2005 là 15.600 ha, năm 2010 là 30.200 ha.
- Nhân nhanh đàn bò sữa trong nước theo công nghệ tạo bò sữa lai F1, F2, F3…với 50%; 75%; 87,5% … máu bò HF trở lên.Sử dụng tinh bò HF để thụ tinh nhân tạo cho bò cái nền Laisind đủ tiêu chuẩn để tạo bò sữa lai F1 HF, tiếp tục sử dụng tinh bò HF để phối cấp tiến với các con lai để tạo bò lai F2,F3.
- Tiếp tục thực hiện chương trình cải tạo đàn bò Việt Nam bằng tinh bò đực Zêbu, tạo ra nhiều bò cái lai Zêbu làm nền cho chương trình phát triển bò sữa.
- Chọn lọc những bò sữa tốt để làm giống và sản xuất sữa, loại bỏ những bò không đủ tiêu chuẩn giống như năng suất sữa thấp, khả năng sinh sản kém, sức khỏe không đảm bảo.
- Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công tác giống : + Nhập nguồn gen mới;
+ Nhập một số bò đực giống Hà Lan cao sản thuần chủng đã kiểm tra năng suất cá thể từ nước ngoài.
2.3. Về phát triển vùng chăn nuôi bò sữa
Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà nước và Nhà khoa học trên cơ sở bảo đảm lợi ích và trách nhiệm của các chủ thể thông qua hợp đồng kinh tế dài hạn.
Rà soát quỹ đất hiện có, dành một phần đất phù hợp để hướng dẫn nông dân phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa.
Tạo quỹ hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu bằng việc trích tỷ lệ 2-5% trên giá trị nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sữa vào chi phí sản xuất .
2.4.Giải pháp khác :
- Tạo dựng mối liên kết giữa người chăn nuôi bò sữa với nhà sản xuất chế biến sữa để cùng đầu tư cho một quy trình nuôi bò công nghiệp quy mô, để chia sẻ chi phí , hạ giá thành thức ăn chăn nuôi và mở
thêm nguồn thu nhập phụ từ trồng cỏ, vỗ béo bò thịt, và các dịch vụ khác.
- Hỗ trợ vốn để phát triển các trạm thu mua sữa. Đầu tư mua sắm các bồn trữ lạnh cho các trạm thu mua, các thiết bị kiểm tra chất lượng sữa thu gom để có thể thu mua được hầu hết lượng sữa tươi trong sản xuất, nâng cao chất lượng sữa.
- Cần đánh thuế cao đối với sữa bột nhập vào, có thể gắn quyền lợi nhập sữa bột rẻ với nghĩa vụ nộp thuế cao và nghĩa vụ mua sữa tươi của nông dân với giá cao.