0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH (Trang 52 -57 )

DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

3.1 Kết quả đạt được

* Số thuế GTGT thu được qua các năm

Thuế GTGT chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-1999, tính đến nay đã qua hơn 4 năm thực hiện, Luật thuế này đã phát huy hiệu quả trong công tác huy động nguồn thu theo ngân sách Nhà nước trên phạm vi cả nước trong đó có tỉnh Hà Tĩnh.

Trong những năm qua, Cục thuế Hà Tĩnh đã có nhiều biện pháp trong công tác chỉ đạo thu, điều hành và biện pháp quản lý mang lại hiệu quả thiết thực như: số thu từ thuế GTGT đã có chiều hướng tăng lên qua các năm. Mặc dù số thuế GTGT thu được thời gian qua không lớn và không ổn định, nhưng không vì thế mà đánh giá sự thiếu hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế GTGT và sự kinh doanh kém hiệu quả của các DNNQD trên địa bàn tỉnh. Để rõ hơn, chúng ta xem biểu về số thu thuế GTGT qua các năm và biểu số thuế được hoàn như sau:

Biểu số 3: Số thuế GTGT thu được của DNNQD trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Đơn vị: triệu đồng

Năm Tổng thuế NQD Số thuế GTGT Tỷ lệ (%)

2000 13.935 1.502 10,7%

2001 16.591 1.860 11,2%

2002 20.878 3.047 14,6%

( Nguồn: Báo cáo số thu ĐTNTNQD – Cục thuế Hà Tĩnh )

Biểu số 4: Số thuế GTGT được xét hoàn thuế cho các DNNQD

Đơn vị: triệu đồng Năm Số DN xin hoàn Số thuế GTGT xin hoàn Số thuế được hoàn 2000 2 98.125.698 96.925.871 2001 2 370.543.229 369.604.293 2002 11 1.560.036 (75%) 1.136.726.645

(Nguồn: sổ theo dõi quá trình hoàn thuế GTGT- Cục thuế Hà Tĩnh)

Qua 2 biểu trên, số thuế GTGT thu được qua các năm tăng lên từ 10,7% vào năm 2000 tăng lên 14,6% năm 2002 cho các DNNQD cũng có chiều hướng tăng với số tiền lớn, số thuế GTGT chênh lệch thu hồi khi tiến hành kiểm tra sau hoàn thuế chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ so với số thuế GTGT mà doanh nghiệp được hoàn theo đúng luật sau khi cơ quan thuế đã tiến hành kiểm tra sau hoàn thuế số thu từ thuế vẫn tăng cường với sự tăng lên của số thuế được hoàn cũng cho thấy đó là một kết quả đáng khích lệ mà Cục thuế Hà Tĩnh đã phấn đấu đạt được.

+ Các mặt công tác khác: Tuy không ảnh hưởng đến công tác hành thu, nhưng có tác động rất quan trọng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của toàn ngành và đều là những phần hành công tác quan trọng.

+ Công tác thanh tra - kiểm tra: Đã bám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành từ việc thanh tra xử lý nội bộ cũng như việc thanh tra xử lý đối tượng nộp thuế. Công tác chỉ đạo kiểm tra đối với Chi cục được tiến hành thường xuyên liên tục theo từng quý và theo từng chuyên đề, nên đã nâng cao được ý thức trách nhiệm về chấp hành chính sách thuế của các đối tượng nộp thuế công tác quản lý của các bộ thuế được nghiêm chỉnh hơn. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại thực hiện được kịp thời, chính xác tạo được niềm tin cho cán bộ và nhân dân. Công tác xử lý, kiểm tra quyết toán, hoàn thuế đã được Phòng hết sức quan tâm. Thông qua kiểm tra quyết toán đã phát hiện các doanh nghiệp không kê khai hết doanh số và loại trừ nhiều khoản chi phí bất hợp lệ, nhờ đó làm cho số thu tăng lên. Cắt giảm nhiều khoản tiền các doanh nghiệp đề nghị hoàn thuế không đúng chính sách.

+ Công tác tuyên truyền - phổ biến các chính sách về thuế: Công tác tuyên truyền chính sách thuế được thực hiện khá sôi động qua các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần đưa chính sách thuế đi vào cuộc sống. Trên

các báo đã có nhiều bài viết về thuế Hà Tĩnh trong thời gian gần đây. Đã tôn vinh kịp thời các doanh nghiệp doanh nhân nộp thuế tốt tạo ra sự gắn kết gần gũi giữa ngành thuế và đối tượng nộp thuế. Đã có gần 30 bài viết về thuế Hà Tĩnh, trong đó Báo Nhân dân 2 bài, thời Báo Tài chính 5 bài, Báo Hà Tĩnh 17 bài và Bản tin thuế 3 bài.

Trong năm 2002, đã sao gửi kịp thời 210 văn bản của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế, UBND tỉnh đến đối tượng nộp thuế và các cấp các ngành. Tham gia soạn thảo 52 văn bản chỉ đạo thu trên tất cả các lĩnh vực. Giải đáp các vướng mắc về thuế của đối tượng nộp thuế kịp thời.

+ Công tác quản lý thuế các doanh nghiệp theo quy trình từng bước được hoàn thiện và thực sự có chiều sâu. Việc sắp xếp và bố trí cán bộ theo từng phần hành công việc đã phát huy tốt tác dụng.

+ Công tác xử lý tờ khai: Các doanh nghiệp đã thực hiện nghiêm túc kê khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng; chất lượng tờ khai được nâng cao, hầu hết các doanh nghiệp khai một lần ít có điều chỉnh, bổ sung. Số doanh nghiệp nộp tờ khai đúng quy định từ 01 đến ngày 10 đầu tháng tăng lên đáng kể. Nguyên nhân đạt được kết quả trên là do đối tượng nộp thuế ngày càng tự nhận thức được nghĩa vụ nộp thuế của mình, hiểu và làm theo pháp luật. Đồng thời, cán bộ thuế không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho đối tượng nộp thuế thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế của mình.

3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân

3.2.1. Những mặt hạn chế

* Công tác đăng ký và cấp mã số thuế cho các DNNQD

Trong số 375 DNNQD trên địa bàn tỉnh thì còn có 30 doanh nghiệp chưa được cấp nào quản lý, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Kế hoạch Đầu tư và Cục thuế cho nên có sự chênh lệch giữa doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh với số doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế một số doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nhưng Chi cục vẫn quan niệm thu thuế như hộ cá thể:

* Công tác xử lý tờ khai: Tỷ lệ số tờ khai hoàn chỉnh đã nâng lên rõ rệt tuy nhiên, tờ khai nộp đúng hạn mới chỉ đạt được khoảng 80%. Ở các Chi cục vẫn còn có tình trạng số liệu trong tờ khai và bảng kê vênh nhau, chất lượng tờ khai chưa cao, số tờ khai hoàn chỉnh chỉ mới đạt được 90%.

* Hạn chế lớn nhất trong công tác thanh tra - kiểm tra là chưa tập trung được vào khâu quan trọng nhất là kiểm tra rà soát việc sử dụng hóa đơn mua bán hàng hóa dịch vụ của đối tượng nộp thuế. Một số cán bộ còn nể nang e dè cho nên xử lý hành chính chưa tương ứng với mức độ vi phạm, vì vậy việc chấp hành luật thuế chưa nghiêm.

* Quản lý thu nộp tiền thuế: Trong công tác này, thì nợ đọng thuế đang là một thực trạng nhức nhối, chưa có biện pháp tích cực, có hiệu quả để giải quyết vì vậy số thuế nợ đọng ngày càng nhiều, điển hình là các hộ kinh doanh cá thể. Trong năm 2002, nợ đọng thuế với số tiền là 557 triệu đồng, xảy ra trên toàn địa bàn. Số liệu phản ánh về nợ đọng còn thiếu trung thực so với thực tế. Mặc dù số thuế GTGT qua các năm đã tăng lên, nhưng số thu về thuế giá trị gia tăng vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ, trong tổng số thu ngoài quốc doanh.

* Quản lý hóa đơn chứng từ là vấn đề thời sự hiện nay, những vấn đề còn tồn tại đó là: hiện tượng mua bán hàng hóa không có hóa đơn, dùng hóa đơn giả, dùng hóa đơn ghi trong to ngoài nhỏ, hóa đơn khống để trốn thuế... trong khi đó, công tác kiểm tra đối chiếu hóa đơn bán hàng còn quá ít và chưa có những biện pháp thỏa đáng để ngăn chặn sử dụng hóa đơn vào mục đích trốn lậu thuế. Công tác kiểm tra có phát hiện được một số tồn tại nhưng hiệu suất chưa cao, thời gian kéo dài.

* Về phía cán bộ: Chưa thực sự đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, chưa tìm được những phương pháp chỉ đạo tốt, lãnh đạo các phòng, ban, chi cục còn chung chung, nhiều lúc ngại va chạm, ngại đọc tài liệu, văn bản cho nên lúng túng trong công tác của mình, thậm chí có nơi còn có biểu hiện níu kéo lẫn nhau, có biểu hiện cấp trưởng chưa tạo điều kiện cho cấp phó làm tốt

nhiệm vụ của mình. Ý thức thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ không đồng đều, một số cán bộ còn bàng quang với công việc, chưa đổi mới công tác nghiệp vụ quản lý của mình.

3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

+ Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là sự thông thoáng trong việc thành lập doanh nghiệp, chính sự thông thoáng đó mà tốc độ thành lập doanh nghiệp tăng lên đáng kể nhưng chất lượng doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Có những doanh nghiệp được thành lập nhưng giám đốc doanh nghiệp không hiểu về Luật doanh nghiệp nên khi hoạt động không có kế toán nên hàng năm không có báo cáo tài chính đã gây không ít khó khăn trong công tác quản lý thu của cán bộ thuế cũng chính sự thông thoáng của luật doanh nghiệp mà không ít những doanh nghiệp kê khai thiếu trung thực về nhân thân sau đăng ký kinh doanh đã biến mất, không hoạt động đúng địa điểm, đã kê khai hoặc thành lập doanh nghiệp chỉ nhằm mục đích đơn giản là kinh doanh hóa đơn hoặc rút ruột ngân sách Nhà nước qua hoàn thuế khống.

+ Việc chấp hành chính sách thuế của các DNNQD không nghiêm túc, hiện tượng khai man trốn thuế còn nhiều, nhận thức và trình độ kế toán doanh nghiệp yếu kém, thực hiện chế độ kế toán không đầy đủ, kinh doanh nhỏ lẻ khó kiểm tra, địa bàn kinh doanh rộng làm cho cán bộ thuế khó khăn trong quản lý và theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm hạn chế việc hướng dẫn chính sách thuế và ít giúp đỡ được doanh nghiệp trong kê khai quyết toán, thu nộp tiền thuế.

+ Hệ thống chính sách, các văn bản thiếu tính đồng bộ, thống nhất. Ban hành quá nhiều văn bản thi hành luật nhưng lại chưa sát thực tế, còn sơ hở, chưa lường hết được các phát sinh có thể xẩy ra khi thực hiện.

+ Trong công tác xử lý thu nợ đọng các cán bộ còn thiếu kiên quyết, chưa chủ động trong việc chống nợ bằng các biện pháp của chính mình. Bên cạnh đó, công tác phạt hành chính đối với các vi phạm còn chưa thực sự nghiêm khắc.

+ Cục thuế Hà Tĩnh còn bị động trong việc xử lý các DNNQD có hành vi vi phạm nghiêm trọng luật thuế do không được quyền điều tra, khỏi tố các doanh nghiệp làm cho công tác thực hiện luật chưa thực sự hiệu quả.

+ Cán bộ quản lý chỉ thực hiện nắm bắt trên cơ sở tự kê khai của doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp chưa tự giác, dẫn đến chưa sát thực với tình hình thực tế diễn biến tại doanh nghiệp.

+ Do vẫn duy trì việc cơ quan thuế in và phát hành thông báo thuế nên việc thu ngân sách còn chậm chạp chưa nâng cao được ý thức tự giác về nghĩa vụ nộ thuế của các doanh nghiệp.

PHẦN III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH (Trang 52 -57 )

×