CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHAØ MÁY CAO SU ĐỨC THUẬN BÌNH THUẬN, CÔNG

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến cao su Đức Thuận tỉnh Bình Thuận công suất 100 m3 ngày.đêm (Trang 54 - 59)

THẢI CHO NHAØ MÁY CAO SU ĐỨC THUẬN- BÌNH THUẬN, CÔNG SUẤT 100M3/NGAØY.ĐÊM.

5.1 Thành phần tính chất nước thải và yêu cầu xử lý.

Qua quá trình khảo sát và phân tích chất lượng nước thải từ dây chuyền chế biến mủ cao su của nhà máy chế biến cao su Đức Thuận- Bình Thuận, ta thấy

rằng nước thải chứa hàm lượng các chất ô nhiễm cao. Do đó, nếu nước thải không được xử lý mà thải ra môi trường ngoài thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh và sức khoẻ con người. Vì vậy việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh ra từ dây chuyền chế biến mủ của nhà máy là hết sức cần thiết.

Các thông số đầu vào:

Lưu lượng trung bình trong ngày: 100 m3/ngày.đêm.

pH :4,6 – 4,9 SS : 191mg/l. COD : 2900 mg/l. BOD5 : 1900 mg/l. NH3 : 1,5 TKN : 87

Tiêu chuẩn thiết kế:

Nước thải từ dây chuyền chế biến mủ sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường theo TCVN 7586:2006, cột B. pH : 6 – 9. SS : 100 mg/l. COD : 250 mg/l. BOD5 (200C) :50 mg/l. Tổng N : 60 mg/l. Amoni, tính theo N : 40 mg/l.

5.2 Cơ sở lựa chọn thiết kế.

Lựa chọn dây chuyền công nghệ là một bước hết sức quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại, sự kinh tế, hợp lý cua việc xử lý nước thải.Việc thiết

kế hệ thống xử lý nước thải cho dây chuyền chế biến mủ cao su của nhà máy Đức Thuận dựa trên cơ sở sau:

 Lưu lượng nước thải: 100 m3/ngày.đêm.

 Nước thải sinh ra chứa nồng độ các chất ô nhiễm COD, BOD cao do đó cần thiết kế hệ thống kết hợp xử lý COD, BOD.

 Nước thải sau khi xử lý đạt cột B, TCVN 7586: 2006.

 Mặt bằng tại nhà máy cao su Đức Thuận rộng và thích hợp xây dựng các công trình xử lý sinh học.

 Công trình xử lý được xây dựng phù hợp với khả năng tài chính của công ty.

 Dựa vào tình hình thực tế và khả năng tài chính của nhà máy để tính toán chi phí đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và bảo trì hệ thống xử ly.ù

 Tận dụng các hồ chứa nước thải sẳn có của nhà máy để tiết kiệm quỹ đất.

5.3 Đề xuất các phương án xử lý.5.3.1 Phương án 1 5.3.1 Phương án 1 5.3.2 Phương án 2 BỂ GẠN MỦ HỒ KỴ KHÍ HỒ TÙY NGHI BỂ KỴ KHÍ (UASB) BỂ GẠN MỦ CÔNG NGHỆ BÙN HOAT TÍNH

Bể gạn mủ: bể gạn mủ hay còn gọi là bẫy mủ (rubber trap) được phát triển lần đầu bởi Viện Nghiên cứu Cao su Malaysia nhằm mục đích kéo dài quá thời gian đông tụ của mủ cao su để tách mủ ra khỏi nước thải.

Nước thải sau khi tập trung tại cống gom sẽ được cho chảy vào bể gạn mủ. Do bể gạn mủ được chia làm nhiều ngăn để làm cho dòng chảy qua nó bị đổi hướng nhiều lần theo phương thẳng đứng nên ngoài chức năng thu hồi lượng mủ còn sót lại, bể gạn mủ còn làm giảm một phần BOD và làm tăng pH do hệ quả của quá trình phân hủy kỵ khí bắt đầu xảy ra trong bể.

Hồ kỵ khí: hồ làm việc theo quy trinh sinh học kỵ khí, khi nồng độ chất bẩn trong hồ lớn, lượng oxy do hòa tan và lượng oxy do quang hợp sinh ra chi đủ để oxy hóa chất bẩn có trong lớp nước rất mỏng nằm ngay sát mặt thoáng, ngay dưới lớp nước này thì không có oxy hòa tan, quá trình phân hủy chất hữu cơ bằng sinh học có 3 bước. Bước 1 là phá vỡ các liên kết hữu cơ, bước 2 là hình thành axít hữu cơ, bước 3 là phân hủy axít hữu cơ thành khí metan, qua trình phụ thuộc mạnh vào nhiệt độ của nước. Trong môi trường phân huỷ kị khí (anaerobic) ngoài khả năng loại bỏ được BOD thì tại đây vi khuẩn kị khí sẽ tác động đến các axic béo bay hơi có sẵn trong nước thải để giải phóng Photpho. Chiều sâu của hồ kỵ khí thường chọn phải đủ lớn để giảm diện tích bề mặt và giữ nhiệt độ nước được ổn định vào mùa lạnh. Thường chiều sâu được chọn trong khoảng 1,8 đến 3,1m.

Hồ tùy nghi: Trong hồ lưỡng tính, tùy thuộc vào nồng độ COD, BOD của nước và độ nhiệt do hấp thụ ánh sáng mà hồ đươc chia thành 2 lớp, lớp trên mặt do hấp thụ đủ lượng oxy nên là lớp hiếu khí, còn lớp dưới và đáy ngược lại là lớp kỵ khí.Lớp hiếu khí trên mặt hồ có chiều dày dao động trong ngày đêm.Ban ngày

độ dày của lớp nước này cao hơn ban đêm. Cặn của nước thải sẽ lắng xuống đáy hồ và bị phân hủy yếm khí sinh ra khí mêtan và các khí khác, hồ sẽ bốc mùi nếu lớp hiếu khí ở trên không đủ dày và làm việc không tốt.

Công nghệ bùn hoạt tính

Bùn hoạt tính là công trình làm sạch sinh học khá điển hình và năng động, nước thải chảy bể được hòa trộn với bùn hoạt tính tuần hoàn và được sục khí liên tục. Người ta dùng thiết bị khuấy trộn bằng không khí nén hoặc bằng cơ khí để cung cấp oxy cho vi sinh vật và khuấy trộn đều hỗn hợp.Qúa trình xử lý nước thải qua 3 giai đoạn: giai đoạn khuếch và chuyển chất từ dịch thể, giai đoạn hấp thụ chất bẩn các chất bẩn từ bề mặt ngoài các tế bào qua màng bán thấm và giai đoạn chuyển hóa các chất đã được khuếch tán và hấp phụ trong tế bào sinh ra năng lượng.

Bể kỵ khí UASB

Bể có hình trụ tròn và được xây dựng bằng vật liệu bê tông cốt thép.Hiệu quả xử lý của bể rất cao. Nước thải được bơm vào bể UASB bằng bơm định lượng từ đáy dưới lên trên, chảy qua lớp bùn kỵ khí và ra ngoài. Bể hoạt động qua 2 giai đoạn là chạy khở động và chạy ổn định. Đây là một phương pháp xử lý ít tiêu hao năng lượng trong quá trình hoạt động và tự sản sinh ra năng lượng có thể thu hồi sử dụng dưới dạng biogas.

5.4 Tính toán các công trình xử lý.

Phương án 1

5.4.1 Tính toán bể gạn mủ

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến cao su Đức Thuận tỉnh Bình Thuận công suất 100 m3 ngày.đêm (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w