0
Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Lựa chọn phương án.

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU ĐỨC THUẬN TỈNH BÌNH THUẬN CÔNG SUẤT 100 M3 NGÀY.ĐÊM (Trang 78 -83 )

D. Lượng oxy cần thiết: (Theo TS.Trịnh Xuân Lai Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải).

c) Tính toán thiết bị phân phối khí.

5.6 Lựa chọn phương án.

Như vậy qua quá trình tính toán sơ bộ thì giá để xử lý 1m3 nước thải theo phương án 1 là 625 đồng/m3, theo phương án 2 là 1306 (đồng/m3). Ở phương án 1 thì chiếm diện tích mặt bằng là 2142,9 m2 và ở phương án 2 là 312,43m2, tổng thời gian lưu nước cho toàn bộ quá trình xử lý ở phương án 1 là 25 ngày và ở phương án 2 là 6,155 ngày. Ở hai phương án xử lý điều trải qua quá trình xử lý sinh học và quá trình xử lý sinh học đó diễn ra trong các môi trường phân huỷ khác nhau:

Phương án 1: Hồ kị khí – Hồ tùy nghi.

Như vậy cả hai phương án thiết kế điều đáp ứng được quá trình xử lý kết hợp COD, BOD, N, P và nước thải ra đạt cột B TCVN 7586 – 2006 đổ ra suối Cụt, sông La Ngà nhưng mỗi phương án điều có những mặt hạn chế của nó, vì vậy việc lựa chọn phương án thiết kế phải xem xét đến nhiều yếu tố:

• Chi phí xây dựng. • Hiệu quả xử lý. • Diện tích mặt bằng.

Phương án Ưu điểm Nhược điểm Phương án

1

- Giá thành xử lý của 1 m3 nước thải rẻ hơn phương án 2. - Tổng thời gian lưu nước cho toàn hệ thống là 25 ngày và hệ thống xử lý chịu được sự biến đổi về tải trọng của các chất ô nhiễm và hiệu quả xử lý cao hơn phương án 2.

- Hệ thống vận hành rất đơn giản. - Diện tích mặt bằng xây dựng lớn hơn phương án 2. Phương án 2 - Diện tích mặt bằng xây dựng nhỏ hơn phương án 1. - Giá thành xử lý 1m3 nước thải lớn hơn phương án 1. - Tổng thời gian lưu nước của hệ thống là 6,155 ngày và tại bể Aerotank hỗn hợp thì rất khó tạo ra sự thay đổi liên tiếp từ môi trường Thiếu khí đến Hiếu khí và ngược lại trong điều kiện nhân tạo. Vì vậy hiệu quả xử lý thấp hơn phương án 1. - Quá trình vận hành hệ thống phức tạp và tốn nhiều năng lượng hơn phương án 1.

Điều kiện hiện tại của nhà máy:

- Nhà máy ở xa khu dân cư nên vấn đề mùi hôi của từ hệ thống xử lý nước thải không phải là vấn đề chủ yếu, do đó thời gian lưu nước trong hồ dài không ảnh hưởng nhiều đến khu vực xung quanh.

- Hiện tại nhà máy đã có sẵn 5 hồ chứa nước thải với thể tích lớn nên có thể tận dụng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

- Nhà máy mới được xây dựng cách đây 2 năm nên điều kiện về kinh tế để tiến hành xây dựng, lắp đặt và vận hành một hệ thống xử lý nước thải tốn kém là điều khó khăn đối với tình hình hiện tại của nhà máy.

Hình 10: Hồ chứa nước thải sẳn có của nhà máy

Kết luận:

Từ những yếu tố đã phân tích, chọn phương án 1 làm phương án thiết kế cho hệ thống xử lý nước thải cho dây chuyền chế biến mủ cao su của nhà máy Đức Thuận- Bình Thuận với công suất thiết kế 100m3/ngày.

Chương 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận.

 Nhà máy cao su Đức Thuận được xây dựng xa khu dân cư, tại: Cụm Cơng Nghiệp- Tiểu thủ cơng nghiệp, thơn 1, xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Sản phẩm sản xuất chính của Nhà máy là cao su SVR 3L, SVR5, SVR 10, với công suất: 3.000 tấn/năm.Với lưu lượng nước thải ra hàng ngày là 100m3 sau khi xử lý sẽ được thải ra suối cụt, sông La Ngà.

 Đã có nhiều nghiên cứu về công nghệ xử lý nước thải của ngành chế biến cao su, trong đó quá trình xử lý sinh học diễn ra trong sự thay đổi giữa các môi trường Kị khí – Thiếu khí – Hiếu khí là quá trình phù hợp và được áp dụng phổ biến nhất.

 Công nghệ hồ ổn định là một phương pháp xử lý nước thải có điểm yếu là có mùi hôi từ sinh ra từ các hồ kỵ khí. Tuy nhiên, đây là công nghệ có tính đơn giản, dễ vận hành, và phù hợp với điều kiện kinh tế của các nhà máy sản xuất vừa và nhỏ.

 Nếu chỉ áp dụng phương pháp sinh học trong xử lý nước thải chế biến cao su thi chi phí xử lý cho 1m3 nước thải khoảng 625 - 1500 đồng/m3 nước thải. Như vậy phương án 1 là phương án xử lý phùhợp đối với các nhà máy chế biến cao su vừa và nhỏ.

 Công nghệ hồ ổn định được chọn là phù hợp cho nhà máy cao su Đức Thuận và các nhà máy vừa và nhỏ có điều kiện tương tự.

6.2 Kiến nghị.

 Trước mắt, để nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn cho phép thì nhà máy cần có kế hoạch cụ thể để tiến hành xây dựng và đưa vào áp dụng hệ thống xử lý nước thải theo phương án 1 trong thời gian gần nhất.  Cần có những nghiên cứu cụ thể hơn về biện pháp xử lý nước thải

chế biến cao su và nghiên cứu xử lý kết hợp mùi hôi trong nước thải chế biến cao su.

 Các cơ sở chế biến cao su nói riêng và các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ được xây dựng ở nông thôn nói chung thường chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và áp dụng hệ thống xử lý để bảo vệ môi trường, bên cạnh đó điều kiện xây dựng của các nhà máy chưa đầy đủ nên những chính sách hỗ trợ của Nhà nước để tạo ra sự chủ động và khuyến khích các cơ sở này là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU ĐỨC THUẬN TỈNH BÌNH THUẬN CÔNG SUẤT 100 M3 NGÀY.ĐÊM (Trang 78 -83 )

×