Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH thương mại sản xuất màng mỏng bao bì Dũng Bình trên thị trường nội địa (Trang 38 - 39)

- Sự xuất hiện các sản phẩm thay thế.

2.2.5.Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG

2.2.5.Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Vốn là tiền đề của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Song, việc sử dụng vốn có hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định đến sự thành đạt của doanh nghiệp.

Bảng số 2.3: Cơ cấu vốn của Công ty

Năm Chỉ tiêu 2006 2007 So sánh(2001/2000) Số tiền (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (tr.đồng) Tương đối (%)

I.Theo cơ cấu

1.Vốn cố định 702 18 1.542 21 840 120 2.Vốn lưu động 3.097 82 5.642 79 2.545 82 II.Theo nguồn 1.Tự có 3.011 79 4.184 42 1.173 39 2.Vay 788 21 3.000 58 2.212 280 Tổng 3.799 100 7.184

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006-2007)

Vốn là yếu tố có ý nghĩa quyết định trong việc duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Có dư vốn thì doanh nghiệp với có được sự chủ động trong mọi hoạt động của mình. Nắm bắt được yêu cầu đó,

trong những năm qua Công ty luôn cố gắng đảm bảo nguồn vốn để sản xuất. Vốn cố định năm 2006 là 702 triệu đồng, năm 2007 là 1.542 triệu động. Tuyệt đối tăng 840 triệu, tương đối tăng 120%. Cho thấy năm 2007 công ty đã đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc đầu tư tài sản cố định là máy móc thiết bị. Vốn lưu động năm 2006 là 3.097 triệu đồng, năm 2007 là 5.642%. Sự gia tăng này chứng tỏ vốn lưu động của Công ty được luân chuyển nhiều hơn, hoạt động kinh doanh tốt hơn. Công ty ký được nhiều hợp đồng sản xuất với các đối tác. Vốn lưu động tăng chủ yếu do nguồn vay tại các TCTD. Điều này cho thấy tính linh doạt trong quá trình huy động vốn của Công ty, Công ty đã biết tận dụng nguồn vốn bên ngoài để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, điều này cũng là nhân tố làm giảm tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

Mặt khác, thông qua bảng ta thấy tỷ trọng vốn cố định trong tổng tài sản của Công ty là thấp. Năm 2006 vốn cố định là 788 triệu đồng chiếm 18% tổng tài sản, năm 2007 là 1.542 triệu đồng chiếm 21% tổng tài sản. Đối với một đơn vị sản xuất thì con số này phản ánh đực mức độ đầu tư Công nghệ và hiện đại hoá trong sản xuất của Công ty chưa thực sự cao. Công ty cần có những biện pháp cải tiến công nghệ sản xuất phù hợp hơn nữa. Để sản phẩm sản xuất ra có tính cạnh tranh cao đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH thương mại sản xuất màng mỏng bao bì Dũng Bình trên thị trường nội địa (Trang 38 - 39)