3. các khái niệm về nâng cao hiệu quả kinh doanh trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.
2.3. Thị trường nhập khẩu sản phẩm của Công ty.
2.3.1. Các loại thị trường.
Thị trường nhập khẩu là nguồn cung ứng hàng hoá chủ yếu và quan trọng của Công ty, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị nguồn hàng của Công
ty. Ta có thể chia thị trường nhập khẩu của Công ty thành 3 khu vực sau: Khu vực thị trường Châu á, Khu vực thị trường Châu âu và khu vực thị trường Châu Mỹ.
Trong 3 khu vực thị trường trên, khu vực thị trường châu á là thị trường nhập khẩu quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất. Khu vực thị trường Châu á bao gồm các nước sau: Nhật Bản, Singapore, Malaysia. Cụ thể năm 2003 Công ty nhập khẩu từ thị trường khu vực châu á đạt: 42.586.731.440 đồng chiếm 68% tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu của Công ty trong khu vực thị trường này thì Nhật Bản là thị trường quan trọng nhất. Với mặt hàng chủ lực là ôtô chuyên dùng. Tuy nhiên, Công ty cần mở rộng thị trường nhập khẩu sang một số nước trong khu vực như: Hàn quốc, Trung quốc để làm phong phú nguồn hàng và có điều kiện mua được hàng hoá với giá rẻ và đảm bảo chất lượng hàng hoá.
Khu vực thị trường châu âu bao gồm một số nước như: Pháp, Đức, Thuỵ sỹ. Trong năm 2003, tổng giá trị nhập khẩu từ thị trường này đạt 12.415.012.750 đồng chiếm 20% tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu với mặt hàng chủ yếu là các thiết bị, công nghệ và phụ tùng in ấn trong đó thị trường Đức là thị trường quan trọng.
Năm 2003, Công ty đã nhập khẩu từ thị trường khu vực châu Mỹ giá trị hàng hoá đạt 7.455.070.400 đồng chiếm 12% tổng giá trị hàng nhập khẩu với mặt hàng chủ yếu là các thiết bị kiểm tra tiền giả. Do khu vực thị trường này có vị trí địa lý xa nên việc mở rộng nhập khẩu từ thị trường này gặp khó khăn do cước phí vận chuyển cao.
Thị trường nhập khẩu của Công ty
Khu vực thị trường Khu vực thị trường Khu vực thị trường Châu Âu Châu á Châu Mỹ
Pháp Đức Thuỵ Nhật Singapore Malaysia Hoa sỹ Bản Kỳ
2.3.2. Phương thức giao dịch của Công ty.
Nhập khẩu là một trong những hoạt động ngoại thương mà biểu hiện của nó là các hợp đồng mua bán ngoại thương.
Theo điều 81 của luật thương mại Việt nam, hợp đồng mua bán quốc tế có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:
- Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có tư cách pháp lý. - Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật nước bên mua và nước bên bán.
- Hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài phải được lập thành văn bản.
Thông qua giao dịch đàm phán các bên xác lập lên các điều khoản của hợp đồng đó chính là điều kiện giao dịch xác lập quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Hợp đồng mua bán ngoại thương được thực hiện dưới hình thức văn bản, tuỳ vào từng thương vụ mà các điều khoản của hợp đồng chặt chẽ, đầy đủ hoặc được nới lỏng, nó bao gồm các điều kiện như: Điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện tên hàng, điều kiện phẩm chất, số lượng, bao bì, giá cả, điều kiện
thanh toán... Với bố cục hạn chế của chuyên đề tôi chỉ trình bày hai điều kiện cơ bản đó là điều kiện cơ sở giao hàng và điều kiện thanh toán.
2.3.2.1. Điều kiện cơ sở giao hàng.
Điều kiện cơ sở giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc của việc giao nhận hàng hoá giữa bên mua và bên bán, những nguyên tắc này được phòng thương mại quốc tế (ICC) xây dựng và được các nước công nhận áp dụng làm quy tắc chung cho các giao dịch ngoại thương. Có 13 điều kiện cơ sở giao hàng và được chia thành bốn nhóm :
- Nhóm E là một điều kiện giao tại nơi đến với hình thức tiêu biểu là giao tại xưởng (EXW - exwork).
- Nhóm F với điểm chung là người mua phải trả cước phí chính .
- Nhóm C có bốn điều kiện với đặc điểm chung là người bán trả cước cho trạm vận tải chính.
- Nhóm D có năm điều kiện với điểm chung là người bán phải mang hàng tới tận nơi của người mua.
Ngoài các điều kiện trên trong giao dịch ngoại thương người ta còn sử dụng những biến dạng của các điều kiện đó. ở Việt nam ta hiện nay sử dụng hai hình thức cơ sở giao hàng là FOB và CIP.
2.3.2.2. Điều kiện thanh toán.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện chi trả bằng tiền liên quan đến các dịch vụ mua bán hàng hoá hay cung ứng lao vụ không mang tính chất hàng hoá giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác hay giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế thông qua hệ thống Ngân hàng của các nước có liên quan.
Ngày nay, trong buôn bán quốc tế các đối tác thường muốn sử dụng các ngoại tệ mạnh như: Đôlla Mỹ (USA), bảng Anh (GBP), đồng EURO... để làm đồng tiền thanh toán hợp đồng. Các đồng tiền này có ưu điểm là ít biến động
trên thị trường tiền tệ và có thể được dùng vào công tác nhập khẩu hoặc dự trữ ngoại tệ.
Hiện nay, các bên trong quan hệ ngoại thương có thể sử dụng các phương thức thanh toán như: Trả ngay bằng tiền mặt, phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ.