Hãy xem như công cụ tài chính là kết quả của cuộc đối đầu giữa ―con bò đực‖ (người mua) và ―con gấu‖
(người bán). ―Con bò đực‖ đẩy giá lên cao hơn trong khi ―con gấu‖ lại hạ giá xuống. Biến động chiếu hướng giá cả thực chất cho thấy ai sẽ thắng trong cuộc chiến này.
Tiệm cận dưới là đường mà ―con bò đực‖ (người mua) kiểm soát giá và ngăn không cho giá xuống thấp hơn.
Đỗ Thị Phương Thanh-TCKT-K48 74
cho giá lên cao hơn. Mức giá mà một giao dịch thực hiện được là giá mà tại đó ―con bò đực‖ và ―con gấu‖ đồng ý tiến hành giao dịch. Điều đó thể hiện sự nhất trí các kỳ vọng của họ.
Đường tiệm cận dưới chỉ giá mà tại đó phần lớn các nhà đầu tư tin rằng giá sẽ lên cao hơn. Đường tiệm cận trên chỉ giá mà tại đó phần lớn các nhà đầu tư nhận thấy giá sẽ xuống thấp hơn.
Tuy nhiên, các kỳ vọng của nhà đầu tư lại thường thay đổi theo thời gian và thay đổi này thường là bất ngờ. Trường hợp vượt mức đường tiệm cận trên và tiệm cận dưới là đáng chú ý và tái xuất hiện nhiều nhất trên biểu đồ giá. Đường vượt khỏi tiệm cận trên / tiệm cận dưới có thể được hình thành từ những thay đổi cơ bản trên hoặc dưới kỳ vọng của nhà đầu tư (ví dụ như thay đổi về thu nhập, quản lý, cạnh tranh…) hoặc bằng việc tự dự đoán (nhà đầu tư mua vì họ cho rằng giá sẽ lên). Nguyên nhân thì không quan trọng bằng hiệu quả : kỳ vọng mới phát sinh dẫn đến các mức giá mới. Các đường tiệm cận trên/ tiệm cận dưới bị tác động bởi yếu tố chủ quan nhiều hơn.
Tiệm cận trên chuyển thành tiệm cận dưới
Khi đường tiệm cận trên bị ―phá vỡ‖ thành công thì sẽ chuyển thành đường tiệm cận dưới. Tương tự, khi đường tiệm cận dưới bị ―phá vỡ‖ thành công thì sẽ chuyển thành đường tiệm cận trên.
Nguyên nhân của việc này là ―thế hệ‖ bò đực mới xuất hiện và thế hệ mới này lại từ chối mua khi giá xuống thấp. Giờ đây, thế hệ mới này lại sẵn sàng mua tại bất kỳ thời điểm nào mà giá trở lại mức trước. Tương tự, khi giá xuống dưới đường tiệm cận dưới thì mức này thường chuyển thành đường tiệm cận trên
Đỗ Thị Phương Thanh-TCKT-K48 75
và giá thường khó có thời điểm phá vỡ. Khi giá đến gần đường tiệm cận dưới trước thì nhà đầu tư cố gắng giới hạn lỗ bằng cách bán đi.
Sự hối tiếc của các nhà giao dịch
Sau khi đường tiệm cận trên / tiệm cận dưới bị phá vỡ, thông thường thì các nhà giao dịch sẽ tự hỏi mức giá mới dựa trên thực tế có thể đạt tới mức nào. Ví dụ như sau khi đường cắt nằm trên đường tiệm cận trên, cả người mua và người bán đều có thể đặt câu hỏi về tính hiệu lực của giá mới và có thể quyết định bán. Điều này tạo nên hiện tượng có liên quan đến ―sự hối tiếc của các nhà giao dịch‖ : giá trở lại đường tiệm cận trên / tiệm cận dưới theo giá phá vỡ xu hướng cũ. Tác động giá tiếp theo giai đoạn phục hồi này mang tính quyết định. Có thể xảy ra một trong hai tình huống : cả sự nhất trí của các kỳ vọng lẫn giá mới đều không được bảo đảm trong trường hợp giá sẽ trở lại mức trước đó hoặc các nhà đầu tư sẽ chấp nhận giá mới trong trường hợp giá sẽ tiếp tục theo hướng phá vỡ xu hướng cũ tạo xu hướng mới.
Ở trường hợp thứ nhất, sự nhất trí của các kỳ vọng là giá mới cao hơn không được bảo đảm và sẽ hình thành ―cái bẫy của con bò đực‖ kinh điển (hay còn gọi là phá vỡ xu hướng cũ theo chiều hướng xuống). Ví dụ như giá phá vỡ xu hướng cũ tại đường tiệm cận trên xác định (gọi đàn ―bò đực‖ kỳ vọng giá sẽ cao hơn) và sau đó giá xuống thấp hơn đường tiệm cận trên và ―con bò đực‖ nắm cổ phiếu trên mức giá. Cũng tương tự như thế đối với cái bẫy của ―con gấu‖. Giá hạ xuống dưới đường tiệm cận dưới và đủ thời gian để ―con gấu‖ bán (hoặc bán trong khoảng thời gian ngắn) và sau đó khôi phục trên đường tiệm cận dưới để ―con gấu‖ ra khỏi thị trường.
Tình huống khác có thể xảy ra liên quan đến sự hối tiếc của các nhà giao dịch là kỳ vọng của các nhà đầu tư có thể thay đổi dẫn đến mức giá mới có thể chấp nhận được. Trong trường hợp này thì giá sẽ tiếp tục chuyển theo hướng tham gia thị trường.
Có một phương pháp xác định số lượng kỳ vọng theo sự phá vỡ xu hướng cũ rất hiệu quả là xác định số lượng cùng với giá phá vỡ xu hướng cũ. Nếu giá phá
Đỗ Thị Phương Thanh-TCKT-K48 76
vỡ đường tiệm cận trên/tiệm cận dưới với một lượng lớn tăng thêm và giai đoạn phục hồi của các nhà giao dịch tương đối chậm thì có nghĩa là kỳ vọng mới sẽ chi phối (chỉ một số ít các nhà đầu tư cảm thấy hối tiếc). Trái lại, nếu đường phá vỡ xu hướng tương đối vừa phải và giai đoạn ―phục hồi‖ tăng thêm thì điều này cho thấy rất ít nhà đầu tư thay đổi kỳ vọng và sự quay về kỳ vọng ban đầu (ví dụ như giá ban đầu) được đảm bảo.